Sơ đồ tư duy Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (dễ nhớ, ngắn gọn)
Sơ đồ tư duy Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (dễ nhớ, ngắn gọn)
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8, chúng tôi biên soạn bài viết sơ đồ tư duy bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .... Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
A. Sơ đồ tư duy bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
B. Tìm hiểu bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
I. Tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) vốn tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.
- Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
- Năm 1885, ông tham gia lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp.
- Năm 1900 ông đậu đầu Giải Nguyên nhưng không ra làm quan mà nung nấu con đường cứu nước theo tư tưởng mới.
II. Tác phẩm
1. Thể loại:
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập Ngục trung thư tập.
3. Xuất xứ.
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác năm 1914.
4. Bố cục:
- Bố cục: 4 phần
- Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.
- Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí.
- Hai câu kết: sự bền chí, vững lòng của anh hùng.
5. Giá trị nội dung:
- Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
6. Gía trị nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Hai câu đề
- “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: Hoàn cảnh nhân vật trữ tình ở tù nhưng cái cốt cách hào kiệt, phong thái phong lưu vẫn còn.
⇒ Từ hán Việt được sử dụng ⇒ câu thơ mang ý nghĩa khẳng định tư thế cốt cách đàng của người chiến sĩ.
- “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: nhà tù chỉ là nơi nghỉ chân tạm trên chặng đường hoạt động cách mạng.
⇒ Cách nói làm cho câu thơ khỏe khoắn, không hề mang màu sắc đau khổ u buồn.
- Đối với nhân vật trữ tình, “ở tù” còn là nơi tôi luyện, thử thách để bộc lộ bản lĩnh và khí phách anh hùng.
2. Hai câu thực
- “Khách không nhà trong bốn bể”: thực tế khó khăn, để hoạt động cách mạng, nhân vật trữ tình – tác giả đã từng phải bôn ba khắp nơi.
- “Lại có tội giữa năm châu”: cảnh đế quốc thực dân đã kết tội Phan Bội Châu án tử hình vắng mặt.
- Giọng thơ trầm xuống, mang vẻ cảm khái nhưng vẫn hiện lên khí chất của nhân vật: dẫu trong muôn nghìn gian khó, khí phách trượng phu vẫn hiện lên rõ nét.
⇒ Nghệ thuật đối cân chỉnh giữa hai câu thơ: Đây là hai câu thơ giúp cho người đọc hiểu rõ những chông gai trên con đường cách mạng của Phan Bội Châu.
3. Hai câu luận
- “Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Ước vọng, lí tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh, đó là chí lớn: sự nghiệp kinh bang tế thế.
- “Mở miệng cười tan cuộc oán thù” : Tiếng cười cất lên sảng khoái, ngạo nghễ với mong muốn dẹp tan oán thù.
⇒ Biện pháp khoa trương, cách xây dựng hình ảnh thơ theo lối chỉ tỏ lòng, từ ngữ mạnh, ấn tượng ⇒ hai câu thơ đã dựng lên hình ảnh người anh hùng tràn đầy khí phách đang hành đạo để cứu nước.
4. Hai câu kết
- Khẳng đinh “thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”: Khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp.
- Bởi ý chí theo đuổi lí tưởng đến cùng ấy đã khiến Phan Bội Châu: “bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”: đây là thái độ coi thường hiểm nguy.
⇒ Lời thơ dõng dạc, mạnh mẽ, dứt khoát ⇒ Khẳng định ý chí quyết tâm của tác giả.
IV. Bài phân tích.
Trong cuốn Văn thơ Phan Bội Châu, giáo sư Đặng Thai Mai có nhận xét: "Phan Bội Châu là một người can đảm, vui vẻ trong những giờ phút nguy hiểm và hoạn nạn". Đúng vậy, những ngày bị cầm tù ở Quảng Đông, đối diện với cái chết, Phan vẫn ung dung, lạc quan. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ta sẽ bắt gặp được cái tư thế tuyệt đẹp của nhà chí sĩ cách mạng:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự thật đâu.”
Năm 1912, Phan bị chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tuyên án tử hình vắng mặt và năm 1913 ông bị bắt ở Quảng Đông. Bọn quân phiệt Quảng Đông hí hửng định dùng tính mạng của nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam làm cuộc trao đổi với bọn thực dân Pháp ở Đông Dương để mượn đường xe lửa xuyên Việt. Cuộc mặc cả giữa bọn chúng không thành, Phan bị cầm tù đến năm 1917 mới được trả tự do.
Tuy bị sa cơ thất thế, bị kẻ thù giam hãm nhưng Phan vẫn không xem mình là kẻ thất bại. Ông thản nhiên nói:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.”
Nhà tù chỉ là nơi tạm dừng chân nghỉ ngơi trên con đường quanh đầy cam go. Một thái độ bình thản, một giọng điệu bông đùa, cười cợt của một người coi khinh tù đày, nguy hiểm. "Có thể nói lạc quan chủ nghĩa đó cũng là một đặc tính của người dân xứ Nghệ" (Đặng Thai Mai). Ba mươi năm sau, trong nhà lao của bọn quân phiệt Tưởng Giới Thạch ta lại bắt đầu gặp một con người của xứ Nghệ cũng có cái cách "pha trò" hóm hỉnh ấy:
“Ăn cơm nhà nước ở nhà công,
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;
Non nước dạo chơi tùy sở thích,
Làm trai như thế cũng hào hùng!”
(Pha trò - Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh)
Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, hai nhà thơ yêu nước vĩ đại của dân tộc có những nét tương đồng thật thú vị. Vào tù, sống trong sự kìm kẹp của kẻ thù nhưng Phan vẫn ung dung thanh thản, vẫn giữ cái cối cách của con người có tài cao chí lớn, hơn người, vẫn giữ cái vẻ trang nhã lịch sự.
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu. Câu thơ mở đầu bài thơ bằng điệp từ "Vẫn" để khẳng định một thái độ vững vàng không hề nao núng, ngả lòng trước hoàn cảnh thách thức nghiệt ngã. Phan là con người có chí lớn, tung hoành dọc ngang không ràng buộc bởi cuộc sống gia đình cá nhân chật hẹp. Năm châu, bốn bể với cụ là nhà:
“Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.”
Con đường cách mạng còn dang dở, sự nghiệp chưa thành, nay làm thân tù tội, cụ tự coi mình là "người có tội giữa năm châu". Đây là một thái độ "tự phê phán" nghiêm khắc, thẳng thắn và cảm động. Cho đến cuối đời, Phan vẫn canh cánh bên lòng nợ nước chưa báo đền, vẫn mặc cảm về cái "tội" của mình với đất nước non sông.
Phan là người của "bốn bể", "năm châu", một chân dung khoáng đạt của một người anh hùng thời đại khác hẳn với bọn người cá chậu, chim lồng nhỏ nhen. Vì vậy, cho dù thân bị tù đày nhưng khí tiết sắt đá của người anh hùng không gì có thể chuyển lay được:
Bùa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Mộng "kinh bang tế thế", giúp nước, cứu đời vẫn còn đây và quyết chí thực hiện đến cùng. Lí tưởng đó đã được nhen nhóm trong Phan từ khi dấn thân vào con đường cách mạng, ngay từ những ngày đầu trên đường "xuất dương lưu biệt". Cụ hăm hở:
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
(Xuất dương lưu biệt)
Con người có hoài bão lớn lao như vậy, cho dù có sa cơ thất thế vẫn ung dung, ngạo nghễ. Tiếng cười sảng khoái cất lên trong hoàn cảnh lao lung đối diện với gian nguy thử thách chính là thái độ thách thức và chiến thắng của tinh thần cách mạng. Bài thơ được kết thúc bằng một niềm tin mãnh liệt:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
Hai từ "còn" đi liền nhau giữa hai nhịp thơ tạo nên một âm hưởng mạnh mẽ. khẳng định ý chí sắt đá, niềm tin tưởng lạc quan sáng ngời. Bị sa vào tay giặc, có nguy cơ bị trao cho thực dân Pháp ở Đông Dương để thi hành bản án tử hình, nhưng người chiến sĩ cách mạng tuyệt nhiên không một thoáng nao núng bi quan. Toàn bộ bài thơ toát lên một phong thái ung dung tự tại, một niềm tin sáng ngời.
Không có chủ định lập nghiệp bằng con đường văn chương, văn chương với ông chỉ là một phương tiện để tuyên truyền, vận động cách mạng. Nhưng những lời viết ra từ tâm huyết của một con người nguyện cả cuộc đời dâng hiến vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước lại có sức truyền cảm mạnh mẽ. Văn chương của ông đi vào lòng người khơi dậy nhiệt tình yêu nước và niềm tin. Phan Bội Châu không những là một nhà cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc.
Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 8 hay, chi tiết khác:
- Sơ đồ tư duy Ôn dịch thuốc lá
- Sơ đồ tư duy Bài toán dân số
- Sơ đồ tư duy Đập đá ở Côn Lôn
- Sơ đồ tư duy Muốn làm thằng Cuội
- Sơ đồ tư duy Hai chữ nước nhà
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 8 và Những bài văn hay lớp 8 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều