100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn có lời giải (cơ bản - phần 2)
Với 100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (cơ bản - phần 2)
100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn có lời giải (cơ bản - phần 2)
Bài 41: Một lực F→ không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc v→ theo hướng của lực F→ . Công suất của lực F→ là:
A. F.v B. F.v2 C. F.t D. Fvt
Lời giải:
Đáp án: A
P = F→. v→ = F.v (α = 0o).
Bài 42: Chọn đáp án đúng nhất. Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Lực và quãng đường đi được
B. Lực và vận tốc
C. Năng lượng và khoảng thời gian
D. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
Lời giải:
Đáp án: A
Nếu lực không đổi F→ có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công của lực F→ được tính theo công thức: A = F.s.cosα.
Khi α = 0 → A = F.s
Bài 43: Chọn câu sai:
A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực
Lời giải:
Đáp án: D
Công của lực đàn hồi phụ thuộc vào tọa độ đầu và cuối của vật chịu lực:
A = kx22 - kx12 không phụ thuộc dạng đường đi.
Bài 44: Một vật khối lượng 8kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20N hợp với phương ngang 1 góc α = 30o. Khi vật di chuyển 1m trên sàn, lực đó thực hiện được công là:
A. 10J B. 20J C. 10√3 J D. 20√3 J
Lời giải:
Đáp án: C
A = Fscosα = 20.1.cos 30o = 10√3 J.
Bài 45: Một vật khối lượng 8kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20N hợp với phương ngang 1 góc α = 30o. Nếu vật di chuyển quãng đường trên trong thời gian 5s thì công suất của lực là bao nhiêu?
A. 5W B. 2W C. 2√3 W D. 5√3 W
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: P = = 2√3 W.
Bài 46: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. J.s B. N.m/s C. W D. HP
Lời giải:
Đáp án: A
P = A/t (J/s) nên J.s là sai.
Bài 47: Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhưng vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ.
A. Không đổi B. Tăng gấp 2 C. Tăng gấp 4 D. Tăng gấp 8
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: W'đ= = Wđ
Bài 48: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A, Lực cùng hướng với vận tốc vật
B. Lực vuông góc với vận tốc vật
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật
D. Lực hợp với vận tốc 1 góc nào đó.
Lời giải:
Đáp án: B
Vì những vật có lực vuông góc với phương chuyển động thì không sinh công.
Bài 49: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc vật dương
B. Gia tốc vật dương
C. Gia tốc vật tăng
D. Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Lời giải:
Đáp án: D
Do Wđ2 > Wđ1 → Wđ2 – Wđ1 = Angoại lực > 0 → Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương
Bài 50: Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wđ của 1 vật khối lượng m là:
A. Wđ = mv2 B. 2Wđ= mp2 C. D.
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: Wđ = → 2mWđ = p2 →
Bài 51: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công đã thực hiện bởi trọng lực là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Lời giải:
Đáp án: A
Trọng lực cùng chiều với chiều chuyển động nên AP = m.g.h > 0
Bài 52: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của tay của bạn học sinh đó là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Lời giải:
Đáp án: B
Áp dụng định lý biến thiên động năng ta được:
Wđ2 – Wđ1 = AF + AP
Vì vận tốc không đổi nên ∆Wđ = 0 →AF = -AP = -mgh < 0
Bài 53: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Lời giải:
Đáp án: C
Áp dụng định lý biến thiên động năng ta được:
Wđ2 – Wđ1 = AF + AP = Ahợp lực
Vì vận tốc không đổi nên ∆Wđ = 0 → Ahợp lực = 0.
Bài 54: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao bao nhiêu?
A. 4m B. 1,0m C. 9,8m D. 32m
Lời giải:
Đáp án: A
W = mgh ↔ 8 = 2.10.h → h = 4 m.
Bài 55: Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.
A. Gia tốc rơi bằng nhau
B. Thời gian rơi bằng nhau
C. Công của trọng lực bằng nhau
D. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau
Lời giải:
Đáp án: B
Gia tốc rơi trong các trường hợp luôn bằng nhau = g.
Công của trọng lực bằng nhau do công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng quỹ đạo, mà chỉ phụ thuộc vào tọa độ điểm đầu và điểm cuối.
Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. Vì: Wđ2 – Wđ1 = AP = mgz, không đổi trong các trường hợp
→ Wđ2 = 0,5m.v22 không thay đổi trong các trường hợp → Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau
Bài 56: Cho một khẩu súng bắn đạn nhựa. Mỗi lần nạp đạn thì lò xo của súng bị nén lại 4cm. Biết lò xo có độ cứng 400N/m. Vận tốc viên đạn nhựa khối lượng 10g bay ra khỏi nòng súng là?
A. 8 m/s B. 4m/s C. 5 m/s D. 0,8m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Định lí động năng: = 8 m/s.
Bài 57: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4 N thì lò xo dãn một đoạn là 4 cm. Độ cứng của lò xo có giá trị là?
A. 50N/m B. 100N/m C. 75N/m D. 200N/m
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có: f = k.∆ℓ → k = = 100 N/m.
Bài 58: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4 N thì lò xo dãn một đoạn là 4 cm.Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là?
A. 0,5J B. 0,2J C. 0,02J D. 0,75J
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: Wđh = 0,5kx2 = 0,5.100.0,022 = 0,02 J.
Bài 59: Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với
A. Công suất B. Thế năng C. Động năng D. Xung của lực
Lời giải:
Đáp án: D
Xung lượng ΔP→ = F→.Δt đại lượng vecto liên hệ với nhau cả độ lớn và hướng
P2 = 2mWđ đại lượng có liên hệ với động năng nhưng chỉ thể hiện độ lớn, không thể hiện hướng.
Bài 60: Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A. Thế năng B. Động lượng C. Động năng D. Cơ năng
Lời giải:
Đáp án: A
Wt = mgh: Tùy việc chọn gốc thế năng. Ví dụ vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Cho Wt = 0J khi h = 0.
Bài 61: Cơ năng của một hệ kín, không có lực cản là một đại lượng
A. Luôn luôn khác không
B. Luôn luôn dương
C. Luôn luôn dương hoặc bằng không
D. Không đổi
Lời giải:
Đáp án: D
Trong hệ kín và không có lực cản thì vật không chịu tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) →trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực hay chịu tác dụng của lực đàn hồi là một đại lượng bảo toàn
Bài 62: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình chuyển động từ M đến N, vật có
A. Động năng tăng
B. Thế năng giảm
C. Cơ năng không đổi
D. Cơ năng cực đại tại N
Lời giải:
Đáp án: C
Trong quá trình chuyển động từ M đến N, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn.
Bài 63: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông
B. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác.
D. Ném một cục đất sét vào tường.
Lời giải:
Đáp án: C
Va chạm đàn hồi (va chạm xuyên tâm) có các đặc điểm sau: Trước và sau va chạm, các vật đều chuyển động trên một đường thẳng duy nhất. Trong va chạm đàn hồi, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau
Bài 64: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên:
A. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0
B. công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
C. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
D. xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0
Lời giải:
Đáp án: A
Trong quá trình chuyển động trên, lúc đâu và lúc cuối vật đều ở cùng một vị trí, mà công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc tọa độ điểm đầu và cuối nên AP = 0.
Bài 65: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:
A. 2 vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
C. 2 vật có khối lượng bằng nhau,chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Lời giải:
Đáp án: D
Va chạm đàn hồi (va chạm xuyên tâm) có các đặc điểm sau: Trước và sau va chạm, các vật đều chuyển động trên một đường thẳng duy nhất. Trong va chạm đàn hồi, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau.
Trước va chạm hệ có động lượng ≠ 0, nên sau va chạm động lượng của hệ cũng ≠ 0→ 2 vật không thể cùng đứng yên được.
Bài 66: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g = 10m/s2. Trọng lực thực hiện 1 công bằng:
A. -60 J B. -20J C.-140 J D. 100 J
Lời giải:
Đáp án: B
AP = - mgh = - 4.10.0,5 = - 20(J).
Bài 67: Động năng của vật tăng khi :
A. Vận tốc của vật v > 0
B. Gia tốc của vật a > 0
C. Gia tốc của vật tăng
D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương
Lời giải:
Đáp án: D
Wđ = 0,5m.v2 → Động năng của vật tăng khi v tăng →∆Wđ > 0 → Angoại lực > 0→ Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Bài 68: Khi nói về động lượng, phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc-tơ
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Lời giải:
Đáp án: C
Động lượng có đơn vị kg.m/s.
Bài 69: Chất điểm m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F→ . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là
A. p→ = F→.m B. p→ = F→.t C. D.
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có: Δp→ = F→.Δt
Ban đầu vật có v0 = 0, sau thời gian t, vật có vận tốc v
→ p→ = F→.t.
Bài 70: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?
A. Vật đang chuyển động tròn đều
B. Vật được ném ngang
C. Vật đang rơi tự do
D. Vật chuyển động thẳng đều
Lời giải:
Đáp án: D
Vật chuyển động thẳng đều thì v→ không đổi → động lượng của vật không đổi.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều