60 câu trắc nghiệm Cơ học chất lưu có lời giải (cơ bản - phần 1)
Với 60 câu trắc nghiệm Cơ học chất lưu có lời giải (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Cơ học chất lưu có lời giải (cơ bản - phần 1)
60 câu trắc nghiệm Cơ học chất lưu có lời giải (cơ bản - phần 1)
Bài 1: Chọn phát biểu sai
A. Áp suất có giá trị bằng lực trên một đơn vị diện tích
B. Áp suất là như nhau tại tất cả các điểm trên cùng một mặt nằm ngang
C. Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì như nhau
D. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau
Lời giải:
Đáp án: C
Áp suất của chất lỏng (áp suất và áp lực):
F là áp lực của chất lỏng nén lên diện tích S .
Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi hướng là như nhau
Áp suất thủy tĩnh ở độ sâu h: p = pa + ρgh
pa là áp suất khí quyển ở bề mặt thoáng của chất lỏng - đơn vị: Pa
ρ là khối lượng riêng của chất lỏng – đơn vị: kg/m3.
h là độ sâu – đơn vị: m
→ Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì khác nhau
Bài 2: Chất lỏng lí tưởng là chất lỏng thoả mãn các điều kiện nào sau đây
A. Chất lỏng chảy cuộn xoáy
B. Chất lỏng chảy là ổn định
C. Chất lỏng không chịu nén
D. B và C đúng
Lời giải:
Đáp án: D
-Chất lỏng lý tưởng: + chảy thành dòng + không nén được Bổ sung: Đặc điểm của chất lỏng lý tưởng: không nhớt, chảy ổn định, không chịu nén.
Bài 3: Lực mà chất lỏng nén lên vật có
A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
B. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
C. phương vuông góc với mặt vật
D. có phương và chiều bất kì
Lời giải:
Đáp án: C
Chất lỏng có đặc tính là nén lên các vật nằm trong nó. Áp lực chất lỏng nén lên vật có phương vuông góc với bề mặt của vật.
Bài 4: Chọn câu sai trong các câu sau
A. Áp suất tuyệt đối ở độ sâu h lớn hơn áp suất khí quyển
B. Hiệu của áp suất tĩnh p ở độ sâu h và áp suất khí quyển là ρVh
C. Hình dạng của bình chứa không ảnh hưởng tới áp suất p
D. Áp suất pA và pB tại hai điểm A và B trên cùng một độ cao là như nhau
Lời giải:
Đáp án: B
Áp suất thủy tĩnh ở độ sâu h: p = pa + ρgh
pa là áp suất khí quyển ở bề mặt thoáng của chất lỏng - đơn vị: Pa
ρ là khối lượng riêng của chất lỏng – đơn vị: kg/m3.
h là độ sâu – đơn vị: m
→ Hiệu của áp suất tĩnh p ở độ sâu h và áp suất khí quyển là: p – pa = ρgh
Bài 5: Chọn câu trả lời đúng. Trong dòng chảy của chất lỏng
A. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau
B. Nơi có vận tốc càng bé thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau
C. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng xa nhau
D. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng khó
Lời giải:
Đáp án: A
Khi chất lỏng chảy ổn định, mỗi phần tử của chất lỏng chuyển động theo một đường nhất định gọi là đường dòng. Ống dòng là một phần của chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng. Trong dòng chảy của chất lỏng nơi có vận tốc càng lớn thì đường dòng càng sít.
Bài 6: Nguyên lí Pa-xcan được ứng dụng khi chế tạo:
A. Động cơ xe môtô
B. động cơ phản lực
C. máy nén thuỷ lực
D. máy bơm nước
Lời giải:
Đáp án: C
Nguyên lý Pa-xcan : Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn đến mọi điểm của chất lỏng và thành bình. Máy nén thủy lực hoạt động dựa vào nguyên lí Pa-xcan
Bài 7: Chọn phát biểu đúng về đặc điểm của áp suất chất lỏng trong một ống dòng nằm ngang
A. Nơi nào có áp suất động lớn thì áp suất tĩnh nhỏ và ngược lại
B. Áp suất tĩnh tỉ lệ nghịch với áp suất động
C. Áp suất động tỉ lệ với vận tốc chất lỏng
D. Áp kế thuỷ ngân chỉ đo được áp suất tĩnh không đo được áp suất động
Lời giải:
Đáp án: A
Định luật Bec-nu-li
Ống dòng nằm ngang: Trong một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là hằng số:
Trong đó: p là áp suất tĩnh, là áp suất động, là áp suất toàn phần
→áp suất chất lỏng có quan hệ với tốc độ chảy của nó, tốc độ chảy càng lớn → áp suất động lớn, áp suất tĩnh càng nhỏ và ngược lại.
Bài 8: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất tác dụng từ trên xuống lớn hơn từ dưới lên
B. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau
C. Áp suất tĩnh ở những điểm của chất lỏng có độ sâu khác nhau là khác nhau
D. Áp suất có giá trị bằng lực trên một đơn vị diện tích
Lời giải:
Đáp án: A
Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi hướng là như nhau. Áp suất ở những điển có độ sâu khác nhau thì khác nhau
Bài 9: Hai đoạn của một ống dòng nằm ngang có tiết diện là S1 và S2. Muốn vận tốc chảy trong hai đoạn ống này là v1 = 2 m/s và v2 = 3m/s thì tỉ số giữa S1 và S2 là:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: A
- Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện :
. A gọi là lưu lượng chất lỏngBài 10: Vận tốc chảy ổn định trong đoạn ống dòng có tiết diện S1 là v1vận tốc trong đoạn ống dòng có tiết diện S2 là v2. Nếu tăng S1 lên hai lần và giảm S2 đi hai lần thì tỉ số vận tốc giữa sẽ
A. không đổi
B. tăng lên hai lần
C. tăng lên 4 lần
D. giảm đi 4 lần
Lời giải:
Đáp án: D
. A gọi là lưu lượng chất lỏngBài 11: Dùng một lực F1 để tác dụng vào píttông có diện tích S1 của một máy nén dùng chất lỏng. Nếu tăng F1 lên hai lần và giảm diện tích S1 đi hai lần thì lực tác dụng vào píttông có diện tích S2 sẽ
A. tăng lên 4 lần
B. tăng lên hai lần
C. tăng lên tám lần
D. không thay đổi
Lời giải:
Đáp án: A
. A gọi là lưu lượng chất lỏngBài 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Chất lỏng nén lên vật nhúng trong nó theo mọi phương vuông góc với bề mặt vật
B. Tại mỗi điểm của chất lỏng áp suất theo mọi phương là như nhau
C. Áp suất thuỷ tĩnh ở độ sâu h bằng : p = pa + ρgh
D. Công thức cho sự thay đổi áp suất theo độ sâu: p1 – p2 = ρg(y2 – y1)
Lời giải:
Đáp án: D
Công thức cho sự thay đổi áp suất theo độ sâu: p1 – p2 = ρg(y1 – y2)
Bài 13: Điền từ thích hợp vào chổ trống. Độ tăng . . . lên một chất lỏng chứa trong bình kính được truyền đi . . . cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình.
A. áp suất, theo mọi hướng
B. thể tích, nguyên vẹn
C. áp suất, nguyên vẹn
D. nhiệt độ, nguyên vẹn
Lời giải:
Đáp án: C
Nguyên lý Pa-xcan :/ Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn đến mọi điểm của chất lỏng và thành bình
Bài 14: Lực mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó có phương như thế nào?
A. Có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
B. Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Theo mọi phương, vuông góc với bề mặt vật.
D. Có phương và chiều bất kỳ.
Lời giải:
Đáp án: C
Chất lỏng có đặc tính là nén lên các vật nằm trong nó. Áp lực chất lỏng nén lên vật có phương vuông góc với bề mặt của vật.
Bài 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Áp suất tại đáy của một bình đựng chất lỏng phụ thuộc vào :
A. Gia tốc trọng trường.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng.
C. Chiều cao cột chất lòng.
D. Diện tích của mặt thoáng chất lỏng.
Lời giải:
Đáp án: D
Áp suất tại đáy của một bình đựng chất lỏng: p = pa + ρgh
pa là áp suất khí quyển ở bề mặt thoáng của chất lỏng - đơn vị: Pa
ρ là khối lượng riêng của chất lỏng – đơn vị: kg/m3.
h là độ sâu – đơn vị: m
→p không phụ thuộc vào diện tích của mặt thoáng chất lỏng
Bài 16: Điền từ thích hợp vào chổ trống: Áp suất ở những điểm có độ sâu . . . . thì . . . .
A. khác nhau, giống nhau
B. giống nhau, khác nhau
C. giống nhau, phụ thuộc vào chất lỏng
D. khác nhau, khác nhau
Lời giải:
Đáp án: D
Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi hướng là như nhau.
Áp suất ở những điển có độ sâu khác nhau thì khác nhau.
Bài 17: Câu nào sau đây là không đúng ?
A. Định luật Bécnuli áp dụng cho chất lỏng và chất khí chảy ổn định .
B. Trong ống dòng nằm ngang, nơi nào có các đường dòng nằm sít nhau thì áp suất tĩnh nhỏ
C. Áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng
D. Trong ống dòng nằm ngang, nơi nào có tốc độ lớn thì áp suất tĩnh nhỏ, nơi nào có tốc độ nhỏ thì áp suất tĩnh lớn.
Lời giải:
Đáp án: C
Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh (p) và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. Biểu thức: Áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng là sai.
Bài 18: Chọn câu trả lời đúng. Ống ven- tu- ri dùng để đo vận tốc chất lỏng trong ống dẫn nằm ngang hoạt động với nguyên tắc dựa trên:
A. Định luật Pa-xcan
B. Định luật Bécnuli
C. Định luật Bôilơ – Maríôt .
D. Định luật Bécnuli và Định luật Pa-xcan
Lời giải:
Đáp án: B
Ống ven- tu- ri dùng để đo vận tốc chất lỏng trong ống dẫn nằm ngang hoạt động với nguyên tắc dựa trên định luật Bécnuli.
Bài 19: Chọn câu trả lời đúng. Trong công thức liên hệ giữa áp suất p và vận tốc v tại các điểm khác nhau trên một ống dòng: Đại lượng ρv2 có thứ nguyên của:
A. Áp suất
B. Thể tích
C. Vận tốc
D. Khối lượng riêng.
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 20: Vật nào sau đây gây ra áp suất lớn nhất xuống sàn nằm ngang khi đặt nằm yên trên sàn ?
A. Hình hộp vuông trọng lượng 35 N, có cạnh dài 10cm.
B. Hình hộp vuông trọng lượng 35 N, có cạnh dài 15cm.
C. Hình trụ trọng lượng 35 N, có bán kính đáy 10cm.
D. Hình trụ trọng lượng 35 N, có bán kính đáy 15cm.
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có áp suất tại sàn gây ra bởi vật: p = F/S; F là áp lực của chất lỏng nén lên diện tích S.
Ở đây áp lực ép bằng trọng lượng của vật = 35N, do vậy p lớn nhất khi S nhỏ nhất
→Hình hộp vuông trọng lượng 35 N, có cạnh dài 10cm se cho áp suất lớn nhất.
Bài 21: Chọn câu trả lời sai :
A. Chất lỏng lí tưởng là chất lỏng thỏa mãn điều kiện chảy thành dòng và không nén được.
B. Chuyển động của chất lỏng có thể chia thành hai loại chính: chảy ổn định và chảy không ổn định.
C. Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ với diện tích tiết diện của ống.
D. Trong dòng chảy của chất lỏng, ở nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau.
Lời giải:
Đáp án: C
Chuyển động của chất lỏng lý tưởng gồm 2 loại: chảy thành dòng và chảy cuộn xoáy
Điều kiện chất lỏng chảy thành dòng: vận tốc dòng chảy nhỏ
Chất lỏng lý tưởng có đặc điểm: chảy thành dòng, không nén được
Ống dòng là một phần của chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng. Những đoạn ống dòng thẳng, các đường dòng được biểu diễn bằng các đường song song. Trong dòng chảy của chất lỏng, ở nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau.
Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện :
Bài 22: Chọn câu trả lời đúng. Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là:
A. Luôn luôn thay đổi
B. Không đổi
C. Xác định
D. Không xác định
Lời giải:
Đáp án: B
Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện:
Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là một hằng số.
Bài 23: Câu nào sau đây là không đúng .
A. Độ tăng áp suất lên một bình kín truyền đi nguyên vẹn trong bình.
B. Khi lặn xuống càng sâu trong nước thì ta chịu một áp suất càng lớn.
C. Độ chênh áp suất ở hai điểm khác nhau trong chất lỏng không phụ thuộc vào áp suất khí quyển ở mặt thoáng.
D. Áp suất của chất lỏng không phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng
Lời giải:
Đáp án: D
Áp suất tại đáy của một bình đựng chất lỏng: p = pa + ρgh
pa là áp suất khí quyển ở bề mặt thoáng của chất lỏng - đơn vị: Pa
ρ là khối lượng riêng của chất lỏng – đơn vị: kg/m3.
h là độ sâu – đơn vị: m
→ Áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng
Bài 25: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Áp suất thủy tĩnh phụ thuộc vào hình dạng bình chứa.
B. Áp suất thủy tĩnh ở độ sâu h có biểu thức p = pa + ρgh.
C. Nếu áp suất mặt thoáng của chất lỏng tăng lên một lượng Δp thì tại mọi điểm của chất lỏng cũng tăng một lượng bằng Δp.
D. Tích số ρgh bằng trọng lượng cột chất lỏng có chiều cao h và tiết diện 1 m2.
Lời giải:
Đáp án: A
Áp suất thủy tĩnh không phụ thuộc vào hình dạng bình chứa.
Bài 26: Chọn câu trả lời đúng. Trong dòng chảy của chất lỏng:
A. Nơi có vận tốc càng bé thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau.
B. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau.
C. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng xa nhau.
D. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng khó.
Lời giải:
Đáp án: B
Ống dòng là một phần của chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng. Những đoạn ống dòng thẳng, các đường dòng được biểu diễn bằng các đường song song. Trong dòng chảy của chất lỏng, ở nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau.
Bài 27: Chỉ ra cách đổi đơn vị sai trong các trường hợp sau :
A. 1Pa = 1N/m2.
B. 1atm = 760mmHg.
C. 1Torr = 1,0013.105 Pa.
D. 1atm = 760Torr.
Lời giải:
Đáp án: C
Trong hệ SI, đơn vị đo áp suất là Niu-tơn trên mét vuông (N/m2), còn gọi là Pascal (Pa):
1Pa = 1N/m2
Ngoài ra còn dùng: atm, Torr, bar:
1atm = 1,013.105Pa; 1Torr = 133,3Pa; 1bar = 105Pa; 1mb = 10-3bar = 102Pa
Bài 28: Chọn câu sai: Một máy nén thuỷ lực có tiết diện 2 pittông là S1, S2; lực tác dụng tương ứng ở 2 pittông là F1, F2; quãng đường di chuyển của 2 pittông là d1,d2.
A. F1S2 = F2S1
B. F1S1 = F2S2
C. S1d1 = S2d2
D. Cả A và C
Lời giải:
Đáp án: B
Máy nén thủy lực hoạt động dựa vào nguyên lí Pa-xcan
Bài 29: Thiết bị hoặc máy nào sau đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên định luật Béc-nu-li?
A. Ống Ven-tu-ri.
B. Ống Pi-tô.
C. Phanh thuỷ lực trong ô-tô.
D. Bộ chế hoà khí trong các động cơ đốt trong.
Lời giải:
Đáp án: C
Phanh thuỷ lực trong ô-tô hoạt động trên nguyên lý Paxcal.
Bài 30: Chọn câu sai.
A. Áp suất tĩnh tại các điểm khác nhau trên ống dòng nằm ngang phụ thuộc vào vận tốc chất lỏng tại điểm đó.
B. Tại một điểm trong ống dòng nằm ngang, vận tốc chất lỏng tăng bao nhiêu lần thì áp suất tĩnh giảm đi bấy nhiêu lần.
C. Áp suất toàn phần tại mọi điểm trên ống dòng nằm ngang là như nhau.
D. Định luật Bec-nu-li áp dụng được cả cho chất lỏng và chất khí.
Lời giải:
Đáp án: B
Tại một điểm trong ống dòng nằm ngang, ta có:
→vận tốc chất lỏng không tỷ lệ nghịch với áp suất tĩnh.
Bài tập bổ sung
Bài 1: Một người nặng 50 kg đứng thăng bằng trên một gót đế giày. Cho rằng tiết diện đế giày hình tròn, bằng phẳng, có bán kính 2 cm và g = 9,8m/s2. Áp suất của người đặt lên sàn là bao nhiêu?
Bài 2: Tính áp lực lên một phiến đá có diện tích 2m2 ở đáy một hồ sâu 30 m. Cho khối lượng riêng của nước là 103kg/m3 và áp suất khí quyển là p = 1,013.105 N/m2. Lấy g = 10m/s2.
Bài 3: Tiết diện của pittong nhỏ trong một cái kích thủy lực bằng 3cm2. Để vừa đủ để nâng một ô tô có trọng lượng 15000 N lên người ta dùng một lực có độ lớn 225 N. Pittong lớn phải có tiết diện là bao nhiêu?
Bài 4: Khối lượng riêng của nước biển là 1,0.103kg/m3, áp suất pa = 1,01.105 N/m2 thì ở độ sâu 1000 m dưới mực nước biển có áp suất tuyệt đối là bao nhiêu?
Bài 5: Một máy nâng thủy lực của trạm sửa chữa ô tô dùng không khí nén lên một pittong có bán kính 5 cm. Để nâng ô tô có trọng lực 13000 N thì lực của khí nén và áp suất của khí nén là bao nhiêu?
Bài 6: Cửa ngoài của một nhà rộng 3,4 m cao 2,1 m. Một trận bão đi qua, áp suất bên ngoài giảm còn 0,96 atm. Trong nhà áp suất vẫn giữ ở 1,0 atm. Áp lực toàn phần ép vào cửa là bao nhiêu?
Bài 7: Lưu lượng nước trong một ống nằm ngang là 2m3/phut. Tại một điểm ống có đường kính 10 cm thì vận tốc của chất lỏng trong ống là bao nhiêu?
Bài 8: Tiết diện động mạch chủ của người là 3cm2, vận tốc máu từ tim ra là 30 cm/s. Tiết diện của mối mao mạch là 3.10-7 cm2; vận tốc máu trong mao mạch là 0,05 cm/s. Số mao mạch trong người là bao nhiêu?
Bài 9: Một người thổi không khí với tốc độ 15m/s ngang qua miệng một nhánh ống chữ U chứa nước. Khối lượng riêng của không khí và nước là 1,21kg/m3 và 1000kg/m3. Độ chênh mực nước giữa hai nhánh là bao nhiêu?
Bài 10: Máy bay bay với vận tốc không đổi theo phương nằm ngang, mỗi cánh máy bay có diện tích là 25m2. Vận tốc dòng khí ở phía dưới cánh là 50m/s còn ở trên cánh là 65m/s, lực nâng máy bay chỉ do cánh gây nên. Khối lượng riêng của không khí là 1,21kg/m3. Trọng lượng của máy bay là bao nhiêu?
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều