70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (nâng cao - phần 2)
Với 70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn (nâng cao - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn (nâng cao - phần 2)
70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (nâng cao - phần 2)
Bài 26: Hai người dùng một cái gậy để khiêng một cỗ máy nặng 100 kg. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu ?
A. 60 N và 40 N B. 400 N và 600 N C. 800 N và 1200 N D. 500 N và 500 N
Lời giải:
Đáp án: B
Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực đặt lên hai đầu của cái gậy. F1, F2 lần lượt cách vai là d1 = 60 cm, d2 = 40 cm.
Ta có: F1 + F2 = mg = 1000 (1)
Và → 3F1 – 2F2 = 0 (2)
Từ (1) và (2) → F1 = 400 N, F2 = 600 N.
Bài 27: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70 cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, để gậy cân bằng thì lực giữ gậy của tay phải bằng
A. 80 N B. 100 N C. 120 N D. 160 N
Lời giải:
Đáp án: C
Gọi d1, d2 lần lượt là khoảng cách từ chiếc bị và tay người đến vai của người.
Tay người tác dụng lên chiếc gậy một lực là Ftay
Ta có: d1 = 70 cm, d2 = 35 cm
→ → Ftay = 2P = 2.40 = 80 N
→ Vai người chịu tác dụng của lực bằng Ftay = Ftay + Pbi = 80 + 40 = 120 N.
Bài 28: Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,2 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu ?
A. 240 N B. 160 N C. 80 N D. 60 N
Lời giải:
Đáp án: C
Gọi FA, FB lần lượt là các lực do tấm ván tác dụng lên các điểm tựa A, B.
→ FA + FB = P = 240 (1)
Ta có: → 2FA – FB = 0 (2)
Từ (1), (2) → FA = 80 N, FB = 160 N.
Bài 29: Một thanh đồng chất dài L, trọng lượng P được treo năm ngang bằng hai dây. Dây thứ nhất buộc vào đầu bên trái của thanh, dây thứ hai buộc vào điểm cách đầu bên phải L/4. Lực căng của dây thứ hai bằng bao nhiêu ?
A. 2P/3 B. P/3 C. P/4 D. P/2
Lời giải:
Đáp án: A
Theo quy tắc hợp lực song song cùng chiều → T1 + T2 = P (1)
Lại có: → 2T1 – T2 = 0 (2)
Từ (1) và (2) → T1 = P/3, T2 = 2P/3
Bài 30: Hai người cùng khiêng một thanh dầm bằng gỗ nặng, có chiều dài L. Người thứ hai khỏe hơn người thứ nhất. Nếu tay của người thứ nhất nâng một đầu thanh thì tay của người thứ hai phải đặt cách đầu kia của thanh một đoạn bằng bao nhiêu để người thứ hai chịu lực lớn gấp đôi người thứ nhất ?
A. L/3 B. L/4 C. 2L/5 D. 0
Lời giải:
Đáp án: B
Gọi F1, F2 lần lượt là lực nâng của tay người thứ nhất và người thứ hai → F2 = 2F1
d1, d2 là khoảng cách từ tay của hai người đến vị trí trọng tâm của thanh dầm → d1 = L/2
Ta có: = → d2 = d1/2 = L/4
Bài 31:Một thanh cứng có trọng lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là k1 = 160 N/m và k2 = 100 N/m. Khoảng cách AB giữa hai lò xo là 75 cm. Hỏi phải treo một vật nặng vào điểm C cách đầu A bao nhiêu để thanh vẫn nằm ngang ?
A. 45 cm B. 30 cm C. 50 cm D. 25 cm
Lời giải:
Đáp án: B
Thanh chịu ba lực song song cân bằng. Muốn cho thanh vẫn nằm ngang thì hai lò xo phải dãn ra như nhau.
(1)
Lại có: d1 + d2 = 75 (2)
Từ (1) và (2) → d1 = CA = 30 cm, d2 = CB = 45 cm.
Bài 32: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn F1 = 5 N, F2 = 15 N đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể) AB dài 20 cm. Hợp lực F→ = F1→ + F2→ đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu ?
A. OA = 15 cm, F = 20 N
B. OA = 5 cm, F = 20 N
C. OA = 15 cm, F = 10 N
D. OA = 5 cm, F = 10 N
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi d1, d2 là khoảng cách từ các lực F1→ , F2→ đến hợp lực F→
Ta có: d1 + d2 = 20 (1)
Mặt khác: (1) → d1 – 3d2 = 0 (2)
Từ (1) và (2) → d1 = 15 cm, d2 = 5 cm.
Hợp lực có độ lớn F = 5 +15 = 20 N.
Bài 33: Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lấy g = 10 m/s2, lực nén lên hai giá đỡ là
A. F1 = 40 N, F2 = 60 N
B. F1 = 65 N, F2 = 85 N
C. F1 = 60 N, F2 = 80 N
D. F1 = 85 N, F2 = 65 N
Lời giải:
Đáp án: B
Phân tích các lực tác dụng lên thanh AB như hình.
→ F1 + F2 = P1 + P2 = 150 (1)
Gọi d1, d2 khoảng cách từ các lực P1→ , P2→ tới vị trí trọng tâm mới của vật: d1 + d2 = 10 cm (1)
Lại có: → d1 – 2d2 = 0 (2)
Từ (1) và (2) → d1 = 20/3 cm, d2 = 10/3 cm
→ Khoảng cách từ các lực F1→ , F2→ đến trọng tâm mới của vật là
d1 = 50 + 20/3 = 170/3 cm, d2 = 100 – 170/3 = 130/3 cm
→ 17F1 – 13F2 = 0 (3)
Từ (1), (3) → F1 = 65 N, F2 = 85 N.
Bài 34: Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa vai của hai người là A1A2 = 2 m. Bỏ qua trọng lực của đòn thì cần treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hơn lực đè lên vai người thứ hai là 100 N ?
A. OA1 = 60 cm, OA2 = 140 cm
B. OA1 = 70 cm, OA2 = 130 cm
C. OA1 = 80 cm, OA2 = 120 cm
D. OA1 = 90 cm, OA2 = 110 cm
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có:
→ F1 = 300 N, F2 = 200 N.
Lại có:
→ OA1 = 80 cm, OA2 = 120 cm.
Bài 35: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20 N và 30 N đặt tại hai đầu của một thanh AB nhẹ khối lượng không đáng kể dài 20 cm. Hợp của hai lực này cách đầu A của thanh một khoảng bằng
A. 12 cm B. 8 cm C. 14 cm D. 16 cm
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: (1)
Lại có: dA + dB = 20 (2)
Từ (1) và (2) → dA = 12 cm, dB = 8 cm.
Bài 36: Tính momen của lực đối với trục quay O, cho biết F = 100 N, OA = 100 cm. Bỏ qua trọng lượng của thanh.
A. 50 N.m B. 50√3 N.m C. 100 N.m D. 10√3 N.m
Lời giải:
Đáp án: B
Momen của lực là M = F.AH = 100.1.cos30o = 50√3 N.m
Bài 37: Người ta khoét một lỗ tròn bán kính R/2 trong một đĩa tròn đồng chất bán kính R. Trọng tâm của phần còn lại cách tâm đĩa tròn lớn bao nhiêu ?
A. R/2 B. R/4 C. R/3 D. R/6
Lời giải:
Đáp án: D
Sử dụng quy hợp lực song song ngược chiều. Ta được:
F1.O1O' = P.OO' ( ở đây ta coi F1 giống như một lực nâng có độ lớn bằng trọng lượng phần khoét đi lên biểu thị cho phần lỗ tròn rỗng, và P là trọng lực của cả đĩa tròn khi chưa khoét)
(x = OO’)
Đĩa tròn đồng chất → x = OO’ = R/6
Bài 38: Ba lực đồng quy tác dụng lên vật rắn cân bằng có độ lớn lần lượt là 12N, 16N và 20N. Nếu lực 16N không tác dụng vào vật nữa thì hợp lực tác dụng lên vật là:
A. 16N. B. 20N. C. 15N. D. 12N.
Lời giải:
Đáp án: A
Vật rắn cân bằng nên các lực tác dụng lên vật triệt tiêu:
(1)
Bỏ lực 16N đi thì vật chịu lực là hợp lực của 2 lực 12N và 20N.
Theo (1), suy ra hợp lực của lực 12 N và 20 N là lực có chiều ngược chiều với chiều lực 16 N và có độ lớn bằng 16 N.
Bài 39: Một thanh AB = 7,5m có trọng lượng 200N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng bao nhiêu để AB cân bằng?
A. 100N. B. 25N. C. 10N. D. 20N.
Lời giải:
Đáp án: D
P.GO = F.OB ⇔ 200.0,5 = F(7,5 - 2,5) → F = 20(N)
Bài 40: Một thanh AB có trọng lượng 150N có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2 AG. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không giãn (Hình bên). Cho góc = 300. Tính lực căng dây T?
A. 75N. B. 100N. C. 150N. D. 50N.
Lời giải:
Đáp án: D
Thanh có thể quay quanh A: P.AG.cosα = T. AB cosα
⇔ T = P. AG/AB = P/3 – 150/3 = 50 N.
Bài 41: Cho một hệ gồm hai chất điểm m1=0,05kg đặt tại điểm P và m2=0,1kg đặt tại điểm Q. Cho PQ = 15cm. Trọng tâm của hệ
A. nằm ngoài khoảng PQ
B. cách P một khoảng 10cm và cách Q một khoảng 5cm
C. cách P một khoảng 5cm
D. cách Q một khoảng 10cm
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có: P1.PG = P2.GQ
⇔ PG/GQ = P2/P1 = m2/m1 = 2
và PG + GQ = 15
⇒ PG = 10(cm); GQ = 5 (cm)
Bài 42: Có 3 viên gạch giống nhau, mỗi viên có chiều dài L. Ba viên gạch này được xếp chồng lên nhau sao cho viên gạch trên đua ra một phần so với viên gạch dưới. Chiều dài lớn nhất của chồng gạch mà không bị đổ là
A. 5L/4 B. 7L/4 C. 2L D. 1,5L
Lời giải:
Đáp án: B
Viên gạch thứ 3 có thể nhô ra L/2 là khoảng cách lớn nhất. Hệ 2 viên gạch (2) và (3) nằm cân bằng thì hợp lực 2P→ như hình vẽ.
⇒ y = L/4
→ Chiều dài lớn nhất của chồng gạch là: L = L/4 + L/2 = 7L/4
Bài 43:Thanh AC đồng chất có trọng lượng 4N, chiều dài 8cm. Biết quả cân P1=10N treo vào đầu A, quả cân P2 treo vào đầu C. Trục quay cách A 2cm, hệ cân bằng. Hỏi P2 có độ lớn là bao nhiêu?
A. 5N B. 4,5N C. 3,5N D. 2N
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có: P1.AO = PAB.OG + P2.OB
↔ m1.AO = mAB.OG + m2.OB
→ P2 = 2(N)
Bài 44: Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu?
A.15 N B. 20 N C. 25 N D. 30 N
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có: OB.PB = OA.PA ⇒ PB = = 20 N.
Bài 45: Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, cạnh a = 20cm. Người ta tác dụng vào một ngẫu lực năng trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn 8N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực là:
A. 13,8 Nm B. 1,38 Nm C. 13,8.10-2Nm D. 1,38.10-3Nm
Lời giải:
Đáp án: B
M = F.d (F; độ lớn của lực)
d: Khoảng cách giữa 2 giá của lực
→ M = 8.a sin 60o = 8.0,2 . = 1,38 N/m.
Bài 46: Câu 46. Một cái xà nằm ngang chiều dài 10m trọng lượng 200N, Một đầu xà gắn vào tường đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Sức căng của sợi dây là
A. 200N B. 100N C. 115,6N D. 173N
Lời giải:
Đáp án: C
Xét trục quay tại A
Ta có: P.AO = T.AH
Bài 47: Có ba quả cầu nhỏ đồng chất khối lượng m1, m2 và m3 được gắn theo thứ tự tại các điểm A, B và C trên một thanh AC hình trụ mảnh, cứng, có khối lượng không đáng kể, sao cho thanh xuyên qua tâm của các quả cầu. Biết m1 = 2m2 = 2M và AB = BC. Để khối tâm của hệ nằm tại trung điểm của AB thì khối lượng m3 bằng
A. 2M/3. B. M. C. M/3 D. 2M.
Lời giải:
Đáp án: C
m1 = 2M, m2 = M
Để khối tâm của hệ tại trung điểm AB (GA =GB) thì:
m1. AG = m2. GB + m3 GC ⇔ ⇔ m3 = M/3
Bài 48: Có ba chất điểm 5kg, 4kg và 3kg được đặt trong hệ toạ độ 0xy. Vật 5kg có toạ độ (0,0); 3kg có toạ độ (0,4); 4kg có toạ độ (3,0). Hỏi phải đặt vật 8kg ở đâu để khối tâm của hệ trùng với gốc toạ độ (0,0)
A. x = 1,5; y = 1,5 B. x = -1,2; y = 1,5 C. x = -1,5; y = -1,5 D. x = -2,1; y = 1,8
Lời giải:
Đáp án: C
Sử dụng công thức tính tọa độ khối tâm của hệ vật ta được:
Để khối tâm của hệ trùng với gốc toạ độ (0,0) thì xG = 0, yG = 0.
→x4 = -3/2; y4 = -3/2
Bài 49: Thanh OA = 60cm có trọng lượng P1 = 40N được giữ nằm ngang nhờ bản lề tại O và dây treo AD. Tại B (AB = 20cm) người ta treo vật nặng P2 = 60N. Biết α = 45o. Tính momen lực P2 đối với O.
A. 24 N.m B. 36 N.m C. 12 N.m D. 18 N.m
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: = P2.BO = P2.(AO-AB) = 60.(0,6-0,2) = 24 N.m
Bài 50: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh, khi người đó tác dụng một lực 50N vào đầu búa thì định bắt đầu chuyển động. Biết cánh tay đòn của lực tác dụng của người đó là 20cm và của lực nhổ đinh khỏi gỗ là 2cm. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh.
A. 500 N B. 400 N C. 350 N D. 200 N
Lời giải:
Đáp án: A
Điều kiện cân bằng: Mthuan = Mnghich ↔ F1d1 = F2d2
→ F2 = = 500 N.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều