80 câu trắc nghiệm Chất rắn và chất lỏng - Sự chuyển thể có lời giải (cơ bản - phần 2)



Với 80 câu trắc nghiệm Chất rắn và chất lỏng - Sự chuyển thể (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Chất rắn và chất lỏng - Sự chuyển thể (cơ bản - phần 2)

80 câu trắc nghiệm Chất rắn và chất lỏng - Sự chuyển thể có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 1:Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?

Quảng cáo

A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.

B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.

D. Chất vô định hình có tính dị hướng.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng. → A, B, D đều sai.

+ Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng, khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.→ C đúng

Bài 2:Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?

A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.

B. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.

C. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.

D. Cả ba điều trên đều sai.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:+ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.

→ C sai

Bài 3:Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Đáp án:B

HD Giải: + Chất đa tinh thể là một loại chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

+ Chất đa tinh thể có tính đẳng hướng

Quảng cáo

Bài 4:Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:Chất đơn tinh thể là chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy xác định, đồng thời nó cũng là chất có tính dị hướng.

Bài 5:Độ nở dài Δl của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức:

A.Δl=l-l0=l0Δt

B.Δl=l-l0=αl0t

C.Δl=l-l0=αl0Δt

D.Δl=l-l0=αl0

Lời giải:

Đáp án:B

HD Giải:+ Độ nở dài Δl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu lo của vật đó.

+ Công thức tính độ nở dài: ∆l = l – l0 = α.l0.∆t;

Với lo là chiều dài ban đầu tại t0

α là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1, giá trị của α phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.

Bài 6:Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:

A.ΔV=V-V0=βV0Δt

B.ΔV=V-V0=V0Δt

C.ΔV=βV0

D.ΔV=V-V0=βVΔt

Lời giải:

Đáp án:A

HD Giải:Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.

Công thức độ nở khối: ∆V = V–V0 = βV0∆t.

Quảng cáo

Bài 7:Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?

A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.

B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng.

C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.

D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn.

Lời giải:

Đáp án:B

HD Giải:+ Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì ∆to > 0 → thể tích của vật tăng thêm ∆V = V–V0 = βV0∆t.

Trong khi đó khối lượng không đổi → khối lượng riêng ρ = m/V giảm.

Bài 8:Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:

A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.

B. Bề mặt tiếp xúc.

C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.

D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.

Lời giải:

Đáp án:A

HD Giải:+ Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.

- Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng dính ướt.

- Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng không dính ướt.

Bài 9:Chọn câu phát biểu sai:

A. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.

B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.

C. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.

D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:+ Sự bay hơi được hiểu là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hay còn gọi là hơi) ở bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt chất lỏng mà không diễn ra phía dưới bề mặt. → A đúng

+ Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.

+ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. → D đúng, C sai

+ Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. → B đúng

Quảng cáo

Bài 10:Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?

A. Áp suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.

B. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.

D. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.

Lời giải:

Đáp án:B

HD Giải:Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bảo hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hòa. Áp suất hơi bảo hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. → A, C, D sai, B đúng

Bài 11: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:

A. nhiệt độ và thể tích của hơi.

B. nhiệt độ và bản chất của hơi.

C. thể tích và bản chất của hơi.

D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.

Lời giải:

Đáp án:B

HD Giải:Áp suất hơi bảo hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng

Bài 12: Chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang vì:

A. Chiếc kim không bị dính ướt nước.

B. Khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng của nước.

C. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác si mét.

D. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.

Lời giải:

Đáp án:D

HD Giải:Chiếc kim khâu đặt nằm ngang trên mặt nước sẽ tạo ra một đoạn đường nhỏ trên bề mặt nước → lực căng mặt ngoài xuất hiện, có phương vuông góc với đường dọc biên cây kim, chiều hướng lên. Đồng thời trọng lực cây kim nhỏ, nên không thắng được lực căng bề mặt của nước → kim nổi trên mặt nước.

Bài 13:Nếu làm lạnh không khí thì:

A. Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm.

B. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.

C. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng.

D. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:+ Nếu làm lạnh không khí thì nhiệt độ không khí giảm, hơi nước trong không khí dễ bão hòa hơn → Độ ẩm cực đại A của không khí giảm

+ Trong khí đó độ ẩm tuyệt đối đo bằng lượng hơi nước (gam) chứa trong 1m3 không khí sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ → độ ẩm tương đối f = a/A sẽ tăng khi nhiệt độ giảm

Bài 14:Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì

A. Vải bạt dính ướt nước.

B. Vải bạt không bị dinh ướt nước.

C. Lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua lỗ nhỏ của tấm bạt.

D. Hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải: Lực căng bề mặt của nước mưa tại miệng các lỗ nhỏ lớn hơn trọng lực của giọt nước mưa nên nó không lọt qua lỗ nhỏ được.

Bài 15:Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?

A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.

B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.

C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.

D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:+ Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m tính ra gam của hơi nước có trong 1 m3 không khí. Đơn vị của a là g/m3.

+ Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong không khí ở nhiệt độ ấy → A, B, D đúng.

Bài 16:Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?

A. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí

B. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí

C. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí

D. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí

Lời giải:

Đáp án:A

HD Giải: Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1m3 không khí.

Bài 17:Điểm sương là :

A. Nơi có sương

B. Lúc không khí bị hóa lỏng

C. Nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng

D. Nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí bão hòa

Lời giải:

Đáp án:D

HD Giải:Nếu không khí ẩm bị lạnh đi thì đến một nhiệt độ nào đó hơi nước trong không khí sẽ trở thành bão hòa. Nếu lạnh xuống dưới nhiệt độ ấy thì hơi nước đọng lại thành sương. Nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở thành bão hòa gọi là điểm sương.

Bài 18:Công thức nào sau đây không đúng về độ ẩm tương đối f?

A.f=a.100%/A

B.f=a/A

C.a=f.A

D.f=a.100/A

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải:Độ ẩm tương đối:

Ở một nhiệt độ xác định, độ ẩm tương đối (f) của không khí đo bằng tỉ số phần trăm của độ ẩm tuyệt đối (a) và độ ẩm cực đại (A) của không khí.

Công thức:f=a.100%/A → D sai.

Bài 19:Nếu nung nóng không khí thì:

A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng.

B. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.

C. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng.

D. Độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.

Lời giải:

Đáp án:B

HD Giải:+ Nếu nung nóng không khí thì nhiệt độ không khí tăng, hơi nước trong không khí khó bão hòa hơn → Độ ẩm cực đại A của không khí tăng

+ Trong khí đó độ ẩm tuyệt đối đo bằng lượng hơi nước (gam) chứa trong 1m3 không khí sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ → độ ẩm tương đối f = a/A sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.

Bài 20:Chọn đáp án đúng.

Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào:

A. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.

B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.

C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.

D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải:Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mức chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong rất nhỏ, trong các vách hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng ở ngoài.

Công thức tính độ cao chất lỏng dâng lên trong ống mao dẫn: h=4σ/ρgd

Trong đó σ là hệ số căng bề mặt của chất lỏng (N/m);

là khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3);

d là đường kính bên trong của ống (m);

g là gia tốc trọng trường (m/s2).

Bài 21:Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.

B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.

C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.

D. Cả 3 kết luận trên.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:Không khí càng ẩm thì f = a/A lớn → A nhỏ → hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.

Bài 22:Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng luôn:

A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn bề mặt chất lỏng

B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng

C. Phụ thuộc vào hình dạng chất lỏng

D. Tính bằng công thức F = σ.l

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải:+ Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σl → A, D đúng

σ là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m. Giá trị của σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng →B đúng, C sai.

Bài 23:Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.

B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.

. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.

D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi-phông.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:Trong phương pháp tuyển nổi, quặng mỏ được nghiền thành các hạt nhỏ rồi đổ vào trong một bể chứa hổn hợp nước pha dầu nhờn và khuấy đều, trong hổn hợp này có các bọt khí bọc trong màng dầu làm dính ướt với các hạt khoáng chất, đồng thời nước không gây ra dính ướt với hạt khoáng chất → hạt khoáng sẽ nổi lên mặt thoáng cùng các bọt khí bọc dầu, các quặng bẩn bị dính ướt với nước sẽ chìn xuống đáy bể.

Bài 24:Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:

A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt.

B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.

C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu.

D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện là có đường kính nhỏ, hở hai đầu, đường kính càng nhỏ thì độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong so với bên ngoài càng lớn.

Bài 25:Nhận xét nào sau đây là sai liên quan đến lực căng bề mặt của chất lỏng?

A. Lực căng bề mặt có chiều luôn hướng ra ngoài mặt thoáng.

B. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với đường giới hạn của mặt thóang

C. Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng.

D. Độ lớn của lực căng bề mặt tỉ lệ thuận với chiều dài của đường giới hạn của mặt thoáng.

Lời giải:

Đáp án:C

HD Giải: + Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đương này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σl.

+ σ là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m. Giá trị của σ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng.

+ Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt. → Lực căng bề mặt có chiều có thể hướng ra ngoài mặt thoáng hoặc hướng vào trong mặt thoáng tùy theo trường hợp dính ướt hay không dính ướt.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chat-ran-va-chat-long-su-chuyen-the.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên