Lý thuyết Sự chuyển thể của các chất (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Sự chuyển thể của các chất hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Sự chuyển thể của các chất.

Lý thuyết Sự chuyển thể của các chất

1. Sự nóng chảy

Quảng cáo

    - Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

        + Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.

        + Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

        + Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.

        + Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

    - Nhiệt nóng chảy:

    Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt độ nóng chảy: Q = λ.m

    Với λ là nhiệt độ nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy (J/kg)

    - Ứng dụng: Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép...

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

2. Sự bay hơi

Quảng cáo

    - Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.

    Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

    Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    - Hơi khô và hơi bão hòa:

    Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín:

        + Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.

        + Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa.

        + Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

    - Ứng dụng

        + Sự bay hơi từ biển, sông, hồ... tạo thành mây, sương mù, mưa làm cho khí hậu điều hòa và cây cối phát triển.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

        + Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

        + Sự bay hơi của amoniac, frêôn... được sử dụng trong kĩ thuật làm lạnh.

3. Sự sôi

Quảng cáo

    - Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.

    Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại

    - Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi: Q = L.m

    Với L là nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi (J/kg)

Bài tập bổ sung

Bài 1: 2 kg nước đã ở nhiệt độ 0oC cần nhiệt lượng cung cấp là bao nhiêu để chuyển lên nhiệt độ 60oC biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg.K.

Bài 2: Tính nhiệt lượng cần thiết để 500 g nước đá ở -5oC hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100oC. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và của nước là 4180 J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105J/kg.

Bài 3: Có 1,8 lít nước ở nhiệt độ 25oC tính nhiệt lượng cần thiết để 1,8 lít nước đó đạt đến nhiệt độ sôi và 1/3 lượng nước bị hóa hơi hoàn toàn. Cho nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kgK.

Bài 4: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 0oC. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105J/kg.

Bài 5: Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm khối lượng 150 g chứa 200 g nước ở nhiệt độ 20oC. Thả một cục nước đá ở nhiệt độ 0oC vào trong thì thấy nước đá chỉ tan một phần. Coi nhiệt độ truyền ra ngoài môi trường xung quanh là không đáng kể. Tính khối lượng nước đá đã tan vào trong nước. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105J/kg; nhiệt dung riêng của nhôm 880 J/kgK; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK.

Bài 6: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5 kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,34.105J/kg.

Bài 7: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

Bài 8: Lấy 0,01 kg hơi nước ở 100oC cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,5oC. nhiệt độ cuối cùng là 40oC, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180 J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước?

Bài 9: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 200 g nước đá ở 0oC. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg.

Bài 10: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 150 g nước đá ở 0oC. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg.

Các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chat-ran-va-chat-long-su-chuyen-the.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên