Lý thuyết Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm.

Lý thuyết Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

Bài giảng: Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm - Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)

1. Lực. Cân bằng lực

Quảng cáo

    - Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

    Ví dụ:

    Khi kéo dây cung:

    Lực kéo của tay làm cung biến dạng, dây cung căng ra.

    Lực căng của dây (lực đàn hồi) làm mũi tên bay đi

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    - Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.

    - Đường thẳng mang vectơ lực gọi là giá của lực.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

    Ví dụ: Treo một quả nặng lên một sợi dây như hình vẽ. Lúc này con lắc chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Trọng lực và lực căng dây.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    - Đơn vị của lực là Niutơn (N)

2. Tổng hợp lực

    a) Định nghĩa

    Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

    Lực thay thế này gọi là hợp lực.

    b) Quy tắc hình bình hành

    Nếu hai lực đồng quy làm thành cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án
Quảng cáo

3. Điều kiện cân bằng của chất điểm

    Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng 0:

    F = F1 + F2 + ... = 0

4. Phân tích lực

    a) Định nghĩa

    Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

    b) Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước

    Muốn phân tích lực F3 thành hai lực thành phần F1' và F2' theo hai phương MO và NO, ta làm như sau: Từ đầu mút C của vectơ F3 ta kẻ hai đường thẳng song song với hai phương đó, chúng cắt những phương này tại các điểm E và G. Các vec tơ OEOG biểu diễn các lực thành phần F1' và F2'.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

    Tổng hợp các lực tác dụng lên vật

    - Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp F = F1 + F2 và có chiều cùng chiều với hai lực.

    - Nếu hai lực cùng phương, ngược chiều thì lực tổng hợp F = |F1 - F2| và có chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn.

    - Nếu hai lực không cùng phương thì lực tổng hợp F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cosα và có chiều theo quy tắc hình bình hành.

Quảng cáo

Bài tập bổ sung

Bài 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4 N và 5 N hợp với nhau một góc α. Tính góc α? Biết rằng hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng 7,8 N.

Bài 2: Một chất điểm chịu các lực tác dụng có hướng như hình vẽ và có độ lớn lần lượt là F1 = 60N; F2 = 30N; F3 = 40N. Xác định hướng và độ lớn lực tổng hợp tác dụng lên chất điểm.

Lý thuyết Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm (hay, chi tiết nhất)

Bài 3: Tính hợp lực của hai lực đồng quy F1 = 16N; F2 = 12N trong các trường hợp góc hợp bởi hai lực lần lượt là α = 0o; 60o; 120o; 180o. Xác định góc hợp giữa hai lực để hợp lực có độ lớn 20 N.

Bài 4: Tính hợp lực của ba lực đồng qui trong một mặt phẳng. Biết góc hợp giữa 1 lực với hai lực còn lại đều là các góc 60o và độ lớn của ba lực đều bằng 20 N.

Bài 5: Một vật nằm trên mặt nghiêng góc 30o so với phương ngang chịu trọng lực tác dụng có độ lớn là 50 N. Xác định độ lớn các thành phần của trọng lực theo các phương vuông góc và song song với mặt nghiêng.

Bài 6: Cho lực F có độ lớn là 100 N và có hướng tạo với trục Ox một góc 36,87o và tạo với Oy một góc 53,13o. Xác định độ lớn các thành phần của lực F trên các trục Ox và Oy.

Bài 7: Hai lực F1 = 9N; F2 = 4N cùng tác dụng vào một vật. Hợp lực của 2 lực là bao nhiêu?

Bài 8: Một chất chịu hai lực tác dụng có cùng độ lớn 50 N và tạo với nhau góc 100o. Tính độ lớn của hợp lực tác dụng lên chất điểm.

Bài 9: Một vật chịu hai lực tác dụng có cùng độ lớn 40 N và tạo với nhau góc 120o. Tính độ lớn của hợp lực tác dụng lên chất điểm.

Bài 10: Bài tập 10: Hợp lực F của hai lực F1 và lực F2 có độ lớn 82 N; lực F tạo với hướng của lực F1 góc 45o và F1 = 8N. Xác định hướng và độ lớn của lực F2.

Các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


dong-luc-hoc-chat-diem.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên