Điền thông tin phù hợp về các kiểu bài viết đã học vào bảng
Thực hành ôn tập học kì 2
Bài tập 2 trang 84 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Điền thông tin phù hợp về các kiểu bài viết đã học vào bảng sau:
Kiểu bài |
Mục đích của kiểu bài |
Yêu cầu đối với kiểu bài |
Các bước thực hiện bài viết |
Đề tài em chọn cho kiểu bài |
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện |
|
|
|
|
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích |
|
|
|
|
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm |
|
|
|
|
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận |
|
|
|
|
Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản |
|
|
|
|
Trả lời:
Kiểu bài |
Mục đích của kiểu bài |
Yêu cầu đối với kiểu bài |
Các bước thực hiện bài viết |
Đề tài em chọn cho kiểu bài |
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện |
Cung cấp thông tin xác thực, đầy đủ, mới mẻ, hữu ích cho người đọc về sự kiện. |
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp. - Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian). - Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí. - Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc. - Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện. |
1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài b. Tìm ý c. Lập dàn ý viết 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết |
Hội chợ sách.
|
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích |
Kể lại truyện cổ tích là một cách sáng tạo, sinh động, hấp dẫn để truyền đạt được nội dung cơ bản của câu chuyện dưới một hình thức mới. |
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. |
1. Trước khi viết a. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng b. Chọn lời kể phù hợp c. Ghi những nội dung chính của câu chuyện d. Lập dàn ý 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết |
Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện |
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm |
Thuyết phục người đọc về ý kiến của em trước một hiện tượng (vấn đề) gần gũi trong đời sống |
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. - Thể hiện được ý kiến của người viết. - Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. |
1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài b. Tìm ý c. Lập dàn ý 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết |
Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. |
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận |
Ghi chép về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc. Giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác nội dung sự việc, vấn đề nào đó. |
- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiều nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc. - Dưới từ "Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản. - Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,.... - Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí. - Ghi diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo dùng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận). - Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc. - Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên. |
1. Trước khi viết - Hình dung cuộc họp, lựa chọn nội dung 2. Viết biên bản - Viết, ghi chép theo đúng hình thức biên bản 3. Chỉnh sửa biên bản Dựa vào phần Thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa |
Biên bản họp lớp chủ đề: Bảo vệ môi trường
|
Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản |
Nâng cao, hoàn thiện kĩ năng đọc. nắm bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát tốt mối quan hệ giữa các bộ phận trong văn bản. |
- Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản. - Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản. - Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ cho trí nhớ. |
1. Trước khi tóm tắt a) Xác định nội dung cốt lõi của đoạn văn: những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các loài trong cuộc sống, tạo thành một "vòng đời bất tận". b) Xác định các từ khóa: chúng ta, linh dương, chết, có. c) Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa: chúng ta ăn linh dương; chúng ta chết; chúng ta trở về với cỏ; linh dương ăn cỏ. 2. Tóm tắt - Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khóa, sắp xếp và thêm các chi tiết nối
|
Tóm tắt nội dung văn bản đã học bằng sơ đồ |
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Vở thực hành Ngữ văn lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát VTH Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT