VTH Ngữ Văn 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4 | Giải Vở thực hành Ngữ văn 6

Giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4 hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Ngữ Văn 6 Tập 2.

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 11 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Các dấu hiệu cho biết Ai ơi mồng 9 tháng 4 là một văn bản thông tin:

Trả lời:

Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội.

Bài tập 2 trang 12 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng sơ đồ:








Trả lời:

Ngày 1/3 – 5/4 âm lịch: thời gian chuẩn bị lễ hội.

Ngày 6-8/ 4 âm lịch bắt đầu hội. Lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà), rước nước từ đền Hạ về đền Thượng.

Ngày 9/4 âm lịch chính hội. Có múa hát thờ, hội trận và lễ khao quân. 

Ngày 10/4 âm lịch vãn hội. Có lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh. 

Ngày 11-12/4 âm lịch: Làm lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. 

Quảng cáo

Bài tập 3 trang 12 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Ngoài việc thuật lại tiến trình diễn ra hội Gióng, văn bản còn cung cấp các thông tin về:

Trả lời:

- Một số địa danh diễn ra hội Gióng: Cố Viên, Miếu Ban, Đền Mẫu, Đền Thượng,… 

- Ý nghĩa của một số hoạt động trong lễ hội: lễ rước nước, rước cờ, Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc, …

Bài tập 4 trang 12 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Đặc điểm của loại văn bản thông tin thuật lại một sự kiện được thể hiện qua văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4:

Trả lời:

- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại. 

- Nêu được bối cảnh không gian, thời gian của sự kiện. 

- Thuật lại được diễn biến các sự việc theo trình tự hợp lí. 

- Tập trung vào được một số chi tiết tiêu biểu, ấn tượng. 

- Nêu được cảm nghĩ của người viết về sự kiện được thuật.  

Quảng cáo

Bài tập 5 trang 12 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Điều em nghĩ tới khi đọc văn bản thông tin Ai ơi mồng 9 tháng 4 trong sự kết nối với bản kể về truyền thuyết Thánh Gióng:

Trả lời:

Niềm tin của nhân dân vào tính có thực của truyền thuyết. Lễ hội Gióng là 1 di sản vô giá của văn hóa dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,… Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.

Bài tập 6 trang 13 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Những văn bản thông tin nói về các lễ hội gắn với một số truyền thuyết mà em đã tìm đọc thêm:

Trả lời:

- Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh: Nét văn hóa vùng đất thiêng Ba Vì. (theo Chu Đức Tính) 

(https://kinhtedothi.vn/le-hoi-tan-vien-son-thanh-net-van-hoa-vung-dat-thieng-ba-vi-310325.html

- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương. 

(http://lehoi.info/hai-duong/le-hoi-den-quat-den-yet-kieu-tinh-hai-duong-a9s

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở thực hành Ngữ văn lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát VTH Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên