Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 3 (có đáp án): Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 10:
(Chân trời sáng tạo) Giải Địa Lí 11 Bài 10: Liên minh châu Âu
(Cánh diều) Giải Địa Lí 11 Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 3 (có đáp án): Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
Bài tập 1. Thay đổi trong giá trị GDP
Cho bảng số liệu:
GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Câu 1. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm lần lượt là
A. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 11,3%.
B. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 13,7%.
C. 2,1%; 4,2%; 4,5%; 10,1%; 15,2%.
D. 1,5%; 3,5%; 4,5%; 9,5%; 14,5%.
Đáp án: B
Giải thích : Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới năm 1985 = 239 / 12 360 x 100 = 1,9%. Lần lượt các năm tiếp theo, tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới là: 2,4%; 4,0%; 9,2% và 13,7%. Như vậy, tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.
Câu 2. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của Trung Quốc và thế giới giai đoạn 1985 – 2014 là
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột chồng. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là cột chồng) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của Trung Quốc và thế giới giai đoạn 1985 – 2014.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.
B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng.
C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới hầu như không thay đổi.
Đáp án: B
Giải thích :Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm lần lượt là 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2% và 13,7%. Như vậy, tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.
Câu 4. Qua bảng số liệu, có thể thấy
A. Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
B. Quy mô GDP của Trung Quốc ngày nay đứng đầu thế giới.
C. GDP của Trung Quốc tăng chậm hơn GDP của toàn thế giới.
D. GDP của Trung Quốc tăng không liên tục.
Đáp án: A
Giải thích : Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm ngày càng tăng (năm 2014 chiếm tới 13,7%), chính tỏ Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và có những đóng góp quan trọng vào GDP của toàn thế giới.
Bài tập 2. Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp
Cho bảng số liệu:
Sản lượng một số nông sản của Trung Quốc qua các năm
(Đơn vị: triệu tấn)
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột ghép.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn.
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài (tốc độ tăng trưởng), ta thấy biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Giai đoạn 1985 – 1995 và 2005 – 2010, sản lượng các nông sản đều tăng.
B. Sản lượng các nông sản tăng đều qua các năm.
C. Giai đoạn 2000 – 2005, không có laoij nông sản nào giảm sản lượng.
D. Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng các nông sản đều tăng.
Đáp án: A
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Tất cả các sản phẩm nông sản đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
- Giai đoạn 1985 – 1995 và 2005 – 2010, sản lượng các nông sản đều tăng.
- Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng lương thực – bông – mía giảm, còn Lạc – thịt bò – lợn – cừu tăng.
- Giai đoạn 2010 – 2014, sản lượng thịt cừu không tăng còn các sản phẩm nông nghiệp khác đều tăng nhẹ.
Câu 3. Những nông sản liên tục tăng trong giai đoạn 1985 – 2014 là
A. Lương thực, bông. B. Thịt lợn, thịt bò.
C. Lạc, mía. D. Thịt bò, thịt cừu.
Đáp án: B
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Tất cả các sản phẩm nông sản đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
- Thịt lợn và thịt bò tăng liên tục (bò tăng thêm 6 triệu tấn, thịt lợn tăng 36,2 triệu tấn).
- Các sản phẩm nông nghiệp khác tăng nhưng không ổn định.
Câu 4. Mặc dù có sự biến động nhưng nhìn chung giai đoạn 1985 – 2014, cacsarn phẩm nông nghiệp của Trung Quốc
A. Đều giảm. B. Không thay đổi.
C. Giảm nhiều hơn tăng. D. Đều tăng.
Đáp án: D
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Tất cả các sản phẩm nông sản đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
- Thịt lợn và thịt bò tăng liên tục (bò tăng thêm 6 triệu tấn, thịt cừu tăng 36,2 triệu tấn).
- Các sản phẩm nông nghiệp khác tăng nhưng không ổn định (lương thực tăng 219,5 triệu tấn; bông tăng 2,2 triệu tấn; lạc tăng 9,2 triệu tấn; mía tăng 67,5 triệu tấn và thịt cừu tăng 1,8 triệu tấn).
Câu 5. Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do
A. Nhu cầu lớn của đất nước có số dân đông nhất thế giới.
B. Có nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
C. Diện tích đất canh tác đứng đầu thế giới.
D. Thu hút được nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích : Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do Trung Quốc có chính sách cải cách nông nghiệp với nhiều biện pháp trong nông nghiệp như giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo – xây dựng các tuyến đường giao thông, hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai, phổ biến giống mới,…
Bài tập 3. Thay đổi giá trị xuất – nhập khẩu
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột ghép.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn.
Đáp án: A
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu (2 đối tượng, 5 mốc năm) và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015 là
A. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm.
B. Tỉ trọng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm.
C. Tỉ trọng xuất khẩu nhìn chung có xu hướng tăng lên.
D. Trung Quốc luôn nhập siêu.
Đáp án: C
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Nhìn chung tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng lên, nhập khẩu giảm nhưng không ổn định. Cả giai đoạn tỉ trọng xuất khẩu tăng 18,3% và nhập giảm 18,3%.
- Giai đoạn 1985 – 1995: tỉ trọng xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
- Giai đoạn 1995 – 2004: tỉ trọng xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
- Giai đoạn 2004 – 2015: Tỉ trọng xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
Câu 3. Trung Quốc xuất siêu vào những năm:
A. 1985, 1995, 2010, 2015.
B. 1985, 1995, 2004, 2010.
C. 1995, 2004, 2010, 2015.
D. 1985, 2004, 2010, 2015.
Đáp án: C
Giải thích : Xuất siêu, nghĩa là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Qua bảng số liệu, ta thấy các năm 1995, 2004, 2010, 2015 xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, chỉ có năm 1985 nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (60,7% so với 39,3%).
Câu 4. Trung Quốc nhập siêu vào năm
A. 1995. B. 2015. C. 2004. D. 1985.
Đáp án: D
Giải thích : Xuất siêu, nghĩa là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Qua bảng số liệu, ta thấy các năm 1995, 2004, 2010, 2015 xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, chỉ có năm 1985 nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (60,7% so với 39,3%) hay còn gọi năm 1985 là nhập siêu.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 3)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 3)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều