Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 năm 2024 (có đáp án)
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 năm 2024 (có đáp án)
- Lý thuyết GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 (mức độ Vận dụng thấp)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 (mức độ Vận dụng cao)
Để giúp học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận được gọi là
A. Cạnh tranh.
B. Cung – cầu.
C. Sản xuất.
D. Học hỏi kinh nghiệm.
Đáp án:
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các
A. Cửa hàng.
B. Cơ sở sản xuất.
C. Chủ thể kinh tế.
D. Người bán và người mua.
Đáp án:
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đối tượng của cạnh tranh là
A. Vị trí đứng đầu.
B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.
C. Học hỏi kinh nghiệm.
D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.
Đáp án:
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Nguyên nhân của cạnh tranh là
A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.
B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.
C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.
Đáp án:
Cạnh tranh diễn ra do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Cạnh tranh ra đời khi
A. Con người biết sản xuất.
B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện.
C. Thực hiện chế độ bao cấp.
D. Xuất hiện loài người.
Đáp án:
Cạnh tranh ra đời cùng quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành nhiều
A. Hợp đồng.
B. Ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Ưu thế về chất lượng.
D. Lợi nhuận.
Đáp án:
Mục đích cuối cùng là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cạnh tranh
A. Giành nguồn nguyên liệu.
B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ.
C. Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế.
D. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa.
Đáp án:
Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế không phải là biểu hiện của cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Gây rối loạn thị trường.
Đáp án:
Cạnh tranh tiêu cực, các chủ thể kinh tế đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường là biểu hiện mặt tiêu cực của cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật được coi là
A. Điều tốt đẹp của nền kinh tế.
B. Động lực kinh tế.
C. Gây rối loạn thị trường.
D. Vi phạm quy luật tự nhiên.
Đáp án:
Cạnh tranh theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh lành mạnh, là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt cơ bản, mang tính trội là
A. Mặt tích cực.
B. Mặt hạn chế.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Đáp án:
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được điều tiết thông qua
A. Giáo dục và pháp luật, chính sách của Nhà nước.
B. Ý thức tự giác của các chủ thể kinh tế.
C. Dư luận xã hội lên án.
D. Hội nhập quốc tế.
Đáp án:
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Đáp án:
Một trong những mặt hạn chế của cạnh tranh là việc các chủ thể kinh tế chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Hoạt động nào sau đây được coi là cạnh tranh lành mạnh?
A. Tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm.
B. Đầu cơ tích trữ hàng hóa trong mùa mưa lũ.
C. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách.
D. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để sản xuất.
Đáp án:
Việc tăng cường khuyến mại là một hình thức quảng bá, thu hút khách hàng để sản phẩm tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, gia tăng doanh số, tăng khả năng cạnh tranh một cách lành mạnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Hành vi nào dưới đây là mặt trái của cạnh tranh?
A. Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
B. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để hạ giá thành sản phẩm.
C. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách hàng.
D. Đổi mới công nghệ - kĩ thuật để tăng năng suất lao động.
Đáp án:
Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có thể hạ giá thành sản phẩm nhưng sẽ khiến chất lượng sản phẩm kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, làm rối loạn thị trường, vi phạm quy định của pháp luật. Đây là mặt trái của cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình?
A. Tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
B. Dùng mọi thủ đoạn để giành khách hàng.
C. Làm hàng giả để thu được nhiều lợi nhuận.
D. Nhập lậu nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất.
Đáp án:
Người sản xuất nên tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để khẳng định thương hiệu, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?
A. Đổi mới công nghệ sản xuất.
B. Hạ giá sản phẩm tối đa.
C. Sử dụng thêm chất kích thích, chất bảo quản thực vật.
D. Bỏ qua yếu tố môi trường.
Đáp án:
Để tăng khả năng cạnh tranh, người nông dân cần đổi mới công nghệ sản xuất để làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, hình thức đẹp, chất lượng cao, giá thành phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, từ đó tăng sức cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 chọn lọc, có đáp án khác:
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 năm 2024 (có đáp án)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều