Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 39 năm 2024 (có đáp án)

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 39 năm 2024 (có đáp án)

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 11 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 39 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

Bài 39: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu 1: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

A. Giai đoạn phôi thai

B. Giai đoạn sơ sinh

C. Giai đoạn sau sơ sinh.

D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 2: Giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người chịu ảnh hưởng rõ nhất của các nhân tố môi trường?

A. Giai đoạn sau sơ sinh.

B. Giai đoạn sơ sinh.

C. Giai đoạn phôi thai.

D. Giai đoạn trưởng thành.

Quảng cáo

Câu 3: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường

B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.

C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.

D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Câu 4: Nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A. Thức ăn.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Khí hậu.

Câu 5: Những con thỏ cái quá mập đôi khi không có khả năng sinh sản, điều giải thích hợp lý nhất là

Quảng cáo

A. Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa

B. Thức ăn thừa đạm

C. Rối loạn tiết hormone sinh dục

D. Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng

Câu 6: Những con thỏ cái quả gầy đôi khi không có khả năng sinh sản. điều giải thích hợp lý nhất là

A. Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa

B. Thiếu dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển không đầy đủ, khả năng sinh sản kém

C. Rối loạn tiết hormone sinh dục

D. Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng

Câu 7: Để tăng trọng cho lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, người ta tăng lượng axit amin nào trong khẩu phần ăn ?

A. Lizin

B. Histidin

C. Axit glutamic

D. Valin

Quảng cáo

Câu 8: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.

B. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.

C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng.

D. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ.

Câu 9: Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển không bị ảnh hưởng?

A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.

B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 10: Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển?

A. Không bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.

B. Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.

C. Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh

D. Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.

Câu 11: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng

B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm

Câu 12: Khi trời rét thì cá rô phi ngừng lớn là do

 A. cơ thể bị mất nhiều nhiệt.

B. hoạt động co cơ quá mức để chống lạnh.

C. quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm.

D. các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn.

Câu 13: Vào mùa đông cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ khi nhiệt độ hạ xuống dưới

A. 50C

B. 150C

C. 180C

D. 100C

Câu 14: Cá chép sinh trưởng - phát triển ở nhiệt độ nào của môi trường?

A. 2 - 40oC

B. 18 - 35oC

C. 2 - 42oC

D. 5,6 - 40oC

Câu 15: Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng

 A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi

B. Tăng mối quan hệ giữa bố mẹ và con

C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển

D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh

Câu 16: Tại sao tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

 A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương

B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.

C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.

D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.

Câu 17: Ở động vật, ánh sáng ở vùng quang phổ nào tác động lên da để biến tiền sinh tố D thành sinh tố D? 

A. tia hồng ngoại  

B. tia tử ngoại    

C. tia alpha    

D. tia sáng nhìn thấy được.

Câu 18: Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

A. Rượu và vitamin

B. Ma túy, Thuốc bổ

C. Chất kích thích, chất gây nghiện

D. Đồ hộp

Câu 19: Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

A. Rượu và chất kích thích

B. Ma túy, Thuốc lá và bia

C. Chất kích thích, chất gây nghiện

D. Ma túy, thuốc lá, rượu

Câu 20: Để nâng cao chất lượng dân số, cần áp dụng biện pháp nào sau đây ?

A. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

B. Luyện tập thể dục thể thao

C. Tư vấn di truyền

D. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là biện pháp điều khiển sinh trưởng - phát triển ở động vật và người?

A. Cải thiện chất lượng dân số.

B. Cải thiện môi trường sống của động vật.

C. Cải tạo giống.

D. Luôn làm mát không khí nơi có động vật ở.

Bài giảng: Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên