Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (Phần 4)
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.
Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (Phần 4)
Câu 36: Cho đoạn ADN trên mạnh khuôn ở người và một đoạn ARN của một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch.
Đoạn ADN: 3’ XXGTA (1) XAGGXGAAAT (2) TGGTTAGGGA (3) GATTTAXT 5’
Đoạn ARN: 5’ AUGUAUGGUUAAA 3’
Bình thường đoạn ADN ở người phiên mã rồi dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polipeptit tổng hợp bạch cầu. Khi virut xâm nhập vào cơ thể, virut sẽ tiến hành phiên mã ngược và chèn vào một trong 3 kí hiệu (1), (2), (3) trên đoạn ADN, gây đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu. Biến exon chiếm 2 bộ mã di truyền còn intron chiếm một bộ mã di truyền, quá trình trưởng thành của mARN không có sự hoán vị gữa các exon. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về đoạn thông tin trên?
I. Các bộ mã di truyền trong đoạn ADN của người này thể hiện tính thái hóa.
II. Trường hợp đoạn ADN của virut sau khi phiên mã ngược chèn vào vị trí (3) trên ADN của người thì chuỗi pôlipeptít hoàn chỉnh được tổng hợp sẽ có 7 axit amin.
III. Trong 3 trường hợp bị vi rút xâm nhập và trường hợp bình thường pôlipeptít hoàn chỉnh có số axit amin ít nhất có thể rơi vào trường hợp đoạn ADN của vi rút chèn vào vị trí (1) trên ADN của người.
IV. Bình thường, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Đoạn ARN của virut phiên mã ngược thành: 3’ TAXATAXXAAXXX 5’
I. Đúng. Bình thường: ADN: 3’ XXGTAXAGGXGAAATTGGTTAGGGAGATTTAXT 5’
→ 5’ GGXAUGUXXGXUUUAAUUAAUXXXUXUAAAUGA 3’
Trình tự các axitamin: Met – Ser – Ala – Leu – Thr – Asn – Pro – Ser – Lys
2 bộ ba cùng mã hóa cho axit amin Ser → tính thoái hóa
II. sai. Chèn vào vị trí (3)
XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG ATA XAT AXX AAX XXG ATT TAXT
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba ATT chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 11 axitamin
III. đúng
+ Bình thường: ADN: 3’ XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG AGA TTT AXT 5’
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba AXT, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 8 axit amin.
+ Chèn vào vị trí (1)
XXGTATAX ATA XXA AXX XXA GGX GAA ATTGGTTAGGGA GATTTAXT
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba ATT chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 6 axitamin
+ Chèn vào vị trí (2)
XXGTAX AGG XGA AAT TAX ATA XXA AXX XTG GTT AGG GAG ATT TAXT
Chưa xuất hiện bộ ba kết thúc, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có hơn 13 axit amin
+ Chèn vào ví trí (3) có 11 axitamin
IV. đúng
Bình thường: ADN: 3’ XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG AGA TTT AXT 5’
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba AXT, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.
Câu 37: Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho côđon 5’UGG3’ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành côđon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Alen B ít hơn alen b một liên kết hidrô.
II. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin.
II. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật.
IV. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Đáp án: D
Đột biến thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T làm xuất hiện mã kết thúc.
I sai, alen B nhiều hơn alen b 1 liên kết hidro.
II sai, so với chuỗi polipeptit của gen B thì chuỗi polipeptit của gen b có số lượng axit amin ít hơn, mất tất cả axit amin từ điểm đột biến.
III đúng.
IV đúng
Câu 38: Một gen cấu trúc (B) dài 4080Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU, qua nhân đôi đã tạo ra một alen đột biến (b). Số lượng nuclêôtit từng loại của alen (b) là
A. A = T = 479; G = X = 721.
B. A = T = 721; G = X = 479.
C. A = T = 719; G = X = 481.
D. A = T = 481; G = X = 719.
Đáp án: C
NB = 4080×2 : 3,4 = 2400 nucleotit = 2A+2G
Ta có A/G=3/2
Giải hệ phương trình:
Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU sẽ làm thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Vậy gen b: A = T = 719; G = X = 481.
Câu 39: Ở sinh vật nhân sơ, xét gen B dài 0,408µm và có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành alen b, alen b tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp 7194 nucleotit tự do và số liên kết hidro trong các gen con thu được là 11988. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen B?
I. Đột biến đã xảy ra với gen B là mất 1 cặp G-X.
II. Tổng số nucleotit của gen B là 2400.
III. Mạch 1 của gen B có A = 120; T = 360; G = 240; X = 480.
IV. Dạng đột biến trên chỉ làm thay đổi 1 bộ ba.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Đáp án: B
Gen B:
Mạch 1 có A1 = 120=T2 →A2 = T1 = 600 – 120 = 480
Mạch 2 có X2 = 20%NB/2 =240 = G1 → X1=G2 = 600 – 240 = 380
Gen b có tổng số nucleotit là NB
Gen b nhân đôi 2 lần
Ta có Nmt = Nb×(22 – 1)= 7194 → Nb = 2398
Số liên kết hidro trong mỗi gen con là : Hb = H : 22 = 2997
Số nucleotit từng loại có thể tính theo hệ phương trình:
→ Đột biến mất 1 cặp G-X
I đúng
II đúng
III sai, mạch 1 của gen B: A1 = 120; T1 = 480 ; G1 = 240 ; X1 = 380
IV sai, đột biến trên làm thay đổi các bộ ba từ điểm đột biến.
Câu 40: Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì hai alen này chỉ khác nhau 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
III. Nếu đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit thì chuỗi pôlipeptit do alen a quy định tổng hợp và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định tổng hợp có tổng số aa bằng nhau.
IV. Nếu là đột biến điểm và alen a nhiều hơn 3 liên kết hidro thì đây là đột biến thêm 1 cặp G-X.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Đáp án: B
I đúng, đột biến điểm chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit
II sai, nếu 2 gen có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến thay thế cặp nucleotit.
III sai, nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì số lượng axit amin của chuỗi polipeptit của gen đột biến ít hơn.
IV sai, nếu thêm 1cặp G-X thì số liên kết hidro tăng 2.
Câu 41: Một gen có chiều dài 4080 A và có số A=2G bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là
A. 12431. B. 12396. C. 24769. D. 12400.
Đáp án: A
Số nucleotit của 2 gen là:
Gen bình thường:
Gen đột biến có chiều dài bằng gen bình thường nhưng có nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô → đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Gen đột biến có G=401
Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là: Gmt =G×(25 – 1) = 12431
Câu 42: Gen M có 4050 liên kết hidrô và có hiệu số giữa tỉ lệ phần trăm nuclêôtit loại G và nucleôtit không bổ sung với nó là 20%. Gen M bị đột biến điểm thành gen m. Một tế bào chứa cặp gen Mm nguyên phân bình thường liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 2703 nuclêôtit loại T và 6297 nuclêôtit loại X. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Dạng đột biến xảy ra đối với gen M là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
II. Chiều dài của gen m là 5100Å.
III. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m là A= T= 499, G =X = 1051.
IIV. Số chu kì xoắn của gen M nhiều hơn gen m.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Đáp án: B
Gen M:
Ta có N = 2A +2G = 100% →H=2A+3G= 135%N → N= 3000 nucleotit
→A=T=450 ; G=X=1050
Cặp gen Mm :
Tmt = (TM + Tm)×(22 – 1)= 2703 → Tm =451
Xmx = (XM + Xm)×(22 – 1)= 6297 → Xm =1049
→ Đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X → Chiều dài gen không đổi : L= 3,4×N/2=5100Å
Xét các phát biểu :
I sai
II đúng.
III đúng
IV sai, chu kỳ xoắn bằng nhau.
Câu 43: Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến
A. mất một cặp G - X.
B. Mất một cặp A - T.
C. Thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A-T
D. Thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G-X
Đáp án: B
Gen bình thường:
N =5000; A=10% = T; G=X=40%
H= 2A+3G= 140%N =7000 nucleotit ;
L = 8500
Gen đột biến:
L = 8496,6Å; → N = 4998; H= 6998
→ Số nucleotit giảm 2 →mất 1 cặp nucleotit; số H giảm 2 →mất 1 cặp A-T
Câu 44: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Đáp án: C
NB = 2L/3,4 =1300
HB = 2AB + 3GB = 1669
Ta có hệ phương trình
gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin
Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282
Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368
Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
(1) đúng
(2) sai, Hb = 2Tb + 3Xb = 1668
(3) đúng
(4) đúng, Nb = 2Tb + 2Xb = 1300.
Câu 45: Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.
II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.
III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.
IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Đáp án: B
Số nucleotit của gen b: → Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900
Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A
Gen B: A=T=901; G=X=599
Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến
I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit
II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n - 2 ; số gen đột biến 2n-1 -1
Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n - 2 = 78600 →n= 8
III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073
III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427
Câu 46: Gen A ở vi khuẩn E. coli quy định tổng hợp một loại prôtêin có 98 axit amin. Gen này bị đột biến mất cặp nuclêôtit số 291, 294, 297 và tạo ra gen a. Nếu cho rằng các bộ ba khác nhau quy định các loại axit amin khác nhau.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi so sánh prôtêin do gen a tổng hợp (prôtêin đột biến) và prôtêin do gen A tổng hợp (prôtêin bình thường) ?
I. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin, có axit amin thứ 92 và 93 khác prôtêin bình thường.
II. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin và có hai axit amin đầu tiên khác prôtêin bình thường.
III. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin, có axit amin thứ 3 và 4 khác prôtêin bình thường.
IV. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin và có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường.
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Đáp án: B
Mất 3 cặp nucleotit → làm mất 1 axit amin (1 axit amin được quy định bởi 1 bộ 3 nucleotit) → II, III sai.
Gen bình thường tổng hợp protein có 98 axit amin → số bộ ba là 98 +2 = 100 (1 bộ ba kết thúc; 1 bộ ba mở đầu)
Vị trí cặp nucleotit 297 thuộc bộ ba 99; là axit amin cuối cùng.
Vậy sẽ có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường. → I sai; IV đúng
Câu 47: Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 6 gen A, B, C, D, E, F. Trong đó gen A và B cùng nằm trên NST số 1 , gen C và D cùng nằm trên NST số 2, gen E nằm trong ti thể, gen F nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Nếu gen C nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần
II. Nếu gen A phiên mã 20 lần thì gen B cũng phiên mã 20 lần
III. Nếu đột biến thể một xảy ra ở cặp NST số 2 thì gen C chỉ có 1 bản sao
IV. Khi gen F nhân đôi 1 số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Đáp án: D
I đúng, vì 2 gen này được nhân đôi khi NST nhân đôi
II sai, phiên mã dựa vào nhu cầu của tế bào với sản phầm của 2 gen đó
III đúng
IV đúng
Câu 48: Cho biết: 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’XXU 3’ ; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Pro được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
2. Đột biến thay thể cặp G-X bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.
3. Nếu alen A có 200 T thì alen a sẽ có 201 A.
4. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 99 X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 100X.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Đáp án: A
Pro : 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’
Thr : 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’XXU3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’
Đột biến có thể xảy ra là G-X thành A-T ; T-A thành A-T ; X-G thành T-A
(1) sai, đây là đột biến thay thế nên không thay đổi chiều dài của gen
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai
Câu 49: Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp. Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’ XAA 5’ ; 3’XAG 5’ ; 3’ XAT 5’ ; 3’ XAX 5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết có những dự đoán nào sau đây đúng?
(2) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
A. (3), (4). B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4). D. (1), (2).
Đáp án: C
(1) Đúng, do tạo ra mã kết thúc UGA
(2) Đúng do vị trí nu thứ 3 của một số bộ ba bất kể là loại nu nào trong 4 loại nu A,U,G,X thì vẫn mã hóa 1 loại axit amin. Đây là do tính thoái hóa mã di truyền
(3) Sai, xảy ra đột biến dịch khung, toàn bộ các axit amin bắt đầu kể từ vị trí đột biến đều bị thay đổi
(4) Đúng do 2 vị trí nu đầu tiên là vị trí đặc hiệu, thay thế cặp nu khác sẽ mã hóa axit amin khác
Câu 50: B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. mất một cặp A-T
B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
D. mất một cặp G-X.
Đáp án: C
NB = 2L/3,4 =1300
HB = 2AB + 3GB = 1669
Ta có hệ phương trình
gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin
Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282
Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368
Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 3)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Phần 2)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều