Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.
Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Câu 1: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến
B. di – nhập gen
C. các yếu tố ngẫu nhiên
D. giao phối không ngẫu nhiên
Đáp án: C
Câu 2: Trong tiến hóa, CLTN được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất
D. nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể
Đáp án: D
Câu 3: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là:
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước, kiểu tăng trưởng
B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Đáp án: A
Câu 4: Trong 1 khu rừng có nhiều cây lớn, nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng; động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành.
A. lưới thức ăn
B. quần xã
C. hệ sinh thái
D. chuỗi thức ăn
Đáp án: C
Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do
A. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
B. sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích
C. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
D. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
Đáp án: D
Câu 6: Một chu trình địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ
C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
Đáp án: D
Giải thích :
Chu trình sinh địa hóa gồm 3 khâu theo thứ tự:
- Khâu thứ nhất: Tổng hợp chất.
- Khâu thứ hai: Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên: các chất trong cơ thể sinh vật được luân chuyển qua chuỗi và lưới thức ăn.
Một phần vật chất không được tuần hoàn mà bị lắng đọng (than đá, dầu lửa ở chu trình cacbon).
- Khâu thứ 3: phân giải các chất được thực hiện nhờ nhóm sinh vật phân giải trong đất và nước.
Câu 7: Dưới đây là 1 số đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao và hệ sinh thái ở vĩ độ thấp:
(1) Thành phần loài đa dạng.
(2) Thành phần loài kém đa dạng.
(3) Nhiệt độ trong năm dao động với biên độ lớn.
(4) Nhiệt độ ấm, mức dao động nhiệt độ thấp.
(5) Năng suất sinh học trung bình hằng năm cao.
(6) Năng suất sinh học trung bình hằng năm thấp.
Những đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao gồm:
A. (2), (3) và (5)
B. (1), (4) và (6)
C. (1), (3) và (5)
D. (2), (4) và (6)
Đáp án: A
Giải thích :
Hệ sinh thái ở vĩ độ cao (vùng cực) có khí hậu không thuận lợi → ít loài thích nghi được, dao động về nhiệt độ lớn, chuỗi thức ăn ngắn nên sự thất thoát năng lượng ít → năng suất sinh học cao.
Câu 8: Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó có thể được gọi là
A. quần thể sinh vật
B. một tổ hợp sinh vật khác loài
C. hệ sinh thái
D. quần xã sinh vật
Đáp án: C
Giải thích :
Hệ sinh thái có thành phần cấu trúc gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. Hệ thực nghiệm trên có đầy đủ cả 2 thành phần vô sinh (môi trường vô sinh) và hữu sinh (sinh vật sản xuất là tảo và sinh vật phân giải là vi sinh vật phân hủy) → Hệ đó có thể được gọi là 1 hệ sinh thái.
Câu 9: Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây,…), R là năng lượng mất đi do hô hấp và P là năng lượng sản xuất được.
Các loài | I | A | F | R | P |
Ngô | 100 | 40 | 60 | 35 | 5 |
Châu chấu | 100 | 34 | 60 | 24 | 10 |
Gà | 100 | 90 | 10 | 88 | 2 |
Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nói trên là
A. 10% B. 0,02%
C. 5% D. 0,01%
Đáp án: D
Giải thích :
– Hiệu suất sinh thái về dòng năng lượng đi qua các loài được tính theo tỉ lệ P/I
→ Hiệu suất sinh thái của ngô = 5/100 x 100% = 5%;
Hiệu suất sinh thái của châu chấu = 10/100 x 100% = 10%;
Hiệu suất sinh thái của gà = 2/100 x 100% = 2%;
- Hiệu suất sinh thái về dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái trên được tính bằng tích số của 3 hiệu suất trên = 5% x 10% x 2% = 0,01%.
Câu 10: Một đầm nước ông nuôi cá có 3 bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tô, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do tạo hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thức hiện?
A. Thả thêm vào đầm 1 số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ
B. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1
C. Đánh bắt bớt tôn và cá nhỏ
D. Thả thêm vào đầm 1 số tôm và cá nhỏ
Đáp án: D
Giải thích :
Không nên thả thêm vào đầm 1 số tôm và cá nhỏ, vì tôm và cá nhỏ sẽ sử dụng động vật phù du làm thức ăn → giảm số lượng động vật phù dù → vi khuẩn lam và tảo (thức ăn của động vật phù du) không bị khống chế nữa sẽ càng phát triển mạnh càng khiến tình trạng ô nhiễm nặng hơn.
Câu 11: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn không đúng?
A. Cây xanh → chuột → mèo → diều hâu
B. Cây xanh → chuột → cú → diều hâu
C. Cây xanh → chuột → rắn → diều hâu
D. Cây xanh → rắn → chim → diều hâu
Đáp án: D
Câu 12: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái là
A. thành phần vô sinh
B. thành phần hữu sinh
C. động vật và thực vật
D. cả A và B
Đáp án: D
Câu 13: Sinh quyển tồn tại và phát triển đượclà nhờ nguồn năng lượng nào?
A. năng lượng gió
B. năng lượng thủy triều
C. năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt
D. năng lượng mặt trời
Đáp án: D
Câu 14: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. hệ sinh thái biển
B. hệ sinh thái thành phố
C. hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
D. hệ sinh thái nông nghiệp
Đáp án: D
Câu 15: Câu nào sau đây sai?
A. Bất kì loại diễn thế sinh thái nào cũng trải qua một khoảng thời gian và tạo nên một dãy biến thể bởi sự thay thế tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
B. Quần xã đỉnh cực là quần xã tương đối ổn định theo thời gian
C. Hoạt động của con người là một nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái, nhiều khi dẫn tới làm suy thoái các quần xã sinh vật
D. Trong diễn thế nguyên sinh, quần xã tiên phong là quần xã có độ đa dạng cao nhất
Đáp án: D
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (Phần 3)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (Phần 4)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều