Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 12 Chương 2 (có đáp án): Quần xã sinh vật



Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 12 Chương 2 (có đáp án): Quần xã sinh vật

Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do

Quảng cáo

A. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.

B. sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích

C. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau

D. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.

Quảng cáo

Đáp án: D

Câu 2: Ứng dụng quan trọng nhấy của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên

B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật

C. dự đoán được các quần xã sẽ tồn tại trước đó

D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai

Đáp án: A

Câu 3: Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ

A. hội sinh        B. kí sinh

C. hợp tác        D. cộng sinh

Quảng cáo

Đáp án: A

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh

B. ức chế - cảm nhiễm

C. cạnh tranh

D. kí sinh

Đáp án: A

Câu 6: Xét các mối quan hệ:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ,

(2) Sáo bắt rận cho trâu.

(3) Vi khuẩn lam với bèo hoa dâu.

(4) Cây cỏ và cây lúa đều cần ánh sáng.

Hãy chọn kết luận đúng:

Quảng cáo

A. Quan hệ hỗ trợ gồm có: (1), (2) và (3)

B. Quan hệ cộng sinh gồm có: (2) và (3)

C. Quan hệ hợp tác gồm có: (1) và (2)

D. Quan hệ hội sinh gồm có: (1) và (4)

Đáp án: A

Câu 7: Cho các thông tin sau:

1. Virut gây bệnh sốt rét ở người A. Kí sinh
2. Cây nắp ấm ăn sâu bọ B. Cộng sinh
3. Chim sáo và trâu rừng C. Hợp tác
4. Cá ép sống bám trên cá lớn D. Thực vật ăn động vật
5. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ E. Hội sinh
6. Vi khuẩn lam và bào hoa dâu F. Cạnh tranh

Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?

A. 1,5 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – E; 6 – B

B. 1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B

C. 1 – A; 2 – D; 3 – E; 5 – A; 6 – F

D. 3 – C; 4 – E; 5 – F; 6 – C

Đáp án: A

Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt?

(1) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

(2) Mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

(3) Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

(4) Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn vật chủ.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: C

Câu 9: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói đến sự phân bố của quần xã trong không gian?

(1) Sự phân bố cá thể trong không gian quần xã tùy thuộc vào cai trò của loài trong quần xã đó.

(2) Ý nghĩa của sự phân ố cá thể trong không gian của quần xã tương tự như ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái.

(3) Sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi là kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng.

(4) Kiểu phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có điều kiện sống thuận lợi, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.

A. (2) và (4)

B. (1) và (4)

C. (2) và (3)

D. (1) và (3)

Đáp án: A

Câu 10: Những nhận xét nào sau đây đúng về quan hệ giữa các loài trong quần xã?

(1) Địa y là một ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.

(2) Quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì là quan hệ hợp tác.

(3) Quan hệ giữa cây phong lan và cây gỗ là quan hệ kí sinh.

(4) Quan hệ giữa thỏ và thú có túi ở châu Đại dương là quan hệ cạnh tranh.

(5) Hiện tượng thủy triều đỏ là 1 ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.

A. (1) và (2)

B. (3) và (4)

C. (1) và (4)

D. (3) và (5)

Đáp án: C

Câu 11: Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ

A. sinh vật này ăn sinh vật khác

B. hợp tác

C. kí sinh

D. ức chế - cảm nhiễm

Đáp án: D

Câu 12: Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở:

(1) Kí sinh cùng loài.

(2) Hợp tử bị chết trong bụng mẹ.

(3) Ăn thịt đồng loại.

(4) Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở.

Phương án đúng là

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (3) và (4)

D. (2), (3) và (4)

Đáp án: C

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên