300 câu trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 3 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với 300 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 3. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 3 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (sách cũ)

Quảng cáo

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (có đáp án)

Câu 1: Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là

    A. 16 N.

    B. 20 N.

    C. 15 N.

    D. 12 N.

Chọn A.

Vật rắn cân bằng nên các lực tác dụng lên vật triệt tiêu:

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Bỏ lực 16N đi thì vật chịu lực là hợp lực của 2 lực 12N và 20N.

Theo (1), suy ra hợp lực của lực 12 N và 20 N là lực có chiều ngược chiều với chiều lực 16 N và có độ lớn bằng 16 N.

Câu 2: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó

    A. không đổi.

    B. giảm dần.

    C. tăng dần.

    D. bằng 0.

Chọn D.

Chất điểm ở trạng thái cân bằng khi hợp lực tác dụng lên vật bằng 0. Do đó theo định luật II Niu-tơn, ta suy ra gia tốc a = 0.

Câu 3: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

    A. Định luật I Niu-tơn.

    B. Định luật II Niu-tơn.

    C. Định luật III Niu-tơn.

    D. Tất cả đều đúng.

Chọn A.

Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật I Niu-tơn.

Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực F1và F2, lực F1nằm ngang hướng sang phải có độ lớn 10 N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực F2 có đặc điểm là

    A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N.

    B. nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.

    C. nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N.

    D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.

Chọn D.

Để vật ở trạng thái cân bằng thì:

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Do đó lực F2 có đặc điểm là cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.

Câu 5: Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 như hình 17.1. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

    A. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.

    B. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.

    C. có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.

    D. không thể mô tả bằng các câu trên.

Chọn A.

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Cây cột chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng được biểu diễn như hình 17.1a. Cột nằm cân bằng nên ta có:

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Do đó phản lực của mặt đất tác dụng lên cột phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.

Câu 6: Chọn phương án đúng

Muốn cho một vật đứng yên thì

    A. hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi.

    B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.

    C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.

    D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Chọn A.

Muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Câu 7: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

    A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

    B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

    C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

    D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Chọn D.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì :

- Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui.

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:

F1 + F2 = -F3

Câu 8: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

    A. 23 N.

    B. 22,6 N.

    C. 20 N.

    D. 19,6 N.

Chọn B.

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Các lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ:

Điều kiện cân bằng của quả cầu là:

R + T = P' = -P

→ tan α = R/P

→ R = P.tanα = mgtanα = 4.9,8.tan30° = 22,6 N.

Áp dụng định luật III Niu-tơn, lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn là

R’ = R = 22,6 N.

Câu 9: Một thanh dài L, trọng lượng P, được treo nằm ngang vào tường như hình vẽ. Một trọng vật P1 treo ở đầu thanh. Dây treo làm với tường một góc α. Lực căng của dây bằng.

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án  15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Chọn D.

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Thanh chịu tác dụng của các lực được biểu diễn như hình vẽ.

Quy tắc mômen đối với trục quay qua A:

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

Câu 10: Một thanh đồng chất nằm cân bằng ở tư thế nằm ngang bởi hai sợi dây buộc vào hai đầu của nó như hình vẽ. Lực căng dây có độ lớn T1 = T2 = 10 N, góc θ = 37o. Trọng lượng của thanh bằng

 15 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song cực hay có đáp án

    A. 10 N.

    B. 20 N.

    C. 12 N.

    D. 16 N.

Chọn C

mg = 2Tsinθ = 12 N.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực (có đáp án)

Câu 1: Một thanh đồng chất có trọng lượng P được gắn vào tường nhờ một bản lề và được giữ nằm ngang bằng một dây treo thẳng đứng (Hình 18.1). Xét momen lực đối với bản lề. Hãy chọn câu đúng.

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

    A. Momen của lực căng > momen của trọng lực

    B. Momen của lực căng < momen của trọng lực

    C. Momen của lực căng = momen của trọng lực

    D. Lực căng của dây = trọng lượng của thanh.

Chọn C.

Thanh chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P dặt tại chính giữa thanh, lực căng T của sợi dây và phản lực toàn phần Q tại bản lề.

Thanh có thể quay quanh bản lề. Do vậy khi xét momen lực đối với bản lề thì MQ/O = 0.

Khi thanh cân bằng thì momen của lực căng = momen của trọng lực.

Câu 2: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng

    A. 100 N.

    B. 25 N.

    C. 10 N.

    D. 20 N.

Chọn D.

Áp dụng quy tắc momen lực:

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 3: Một thanh AB có trọng lượng 150 N, có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không dãn ( Hình 18.2). Cho góc α=30, lực căng dây T có giá trị là

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

    A. 75 N.

    B. 100 N.

    C. 150 N.

    D. 50 N.

Chọn D.

Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay tại A, ta được:

P.AG.cosα = T.AB.cosα => T = P/3 = 50 N

Câu 4: Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Lực căng của sợi dây là

    A. 200 N.

    B. 100 N.

    C. 116 N.

    D. 173 N.

Chọn C.

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

Áp dụng quy tắc momen lực ta được:

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 5: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.3). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

   A. bằng 0.

   B. cùng hướng với F1 và có độ lớn F2 = 1,6 N.

   C. cùng hướng với F1 và có độ lớn F2 = 16 N.

   D. ngược hướng với F1 và có độ lớn F2 = 16 N.

Chọn C.

Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:

F1.OA = F2.OB ⟺ F2 = 4.80/20 = 16 N.

Đồng thời F2 cùng hướng F1

Câu 6: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.4). Một lực F1 = 10 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thức hai F2 tác dụng lên điểm C của thước theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

    A. bằng 0.

   B. cùng hướng với F1 và có độ lớn F2 = 12 N.

   C. cùng hướng với F1 và có độ lớn F2 = 10 N.

   D. ngược hướng với F1 và có độ lớn F2 = 16 N.

Chọn D.

Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:

F1.OA = F2.OC ⟺ F2 = 10.80/50 = 16 N.

Đồng thời F2 ngược hướng F1

Câu 7: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.5). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

   A. cùng hướng với F1 và có độ lớn R = 20 N.

   B. cùng hướng với F1 và có độ lớn R = 12 N.

   C. ngược hướng với F1 và có độ lớn R = 16 N.

   D. ngược hướng với F1 và có độ lớn R = 20 N.

Chọn D.

Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:

F1.OA = F2.OB ⟺ F2 = 4.80/20 = 16 N.

Đồng thời F2 cùng hướng F1 .

Suy ra lực trục quay tác dụng lên thước R = - (F1+F_2) có độ lớn bằng R = 20 N, hướng ngược với F1.

Câu 8: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.6). Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

   A. cùng hướng với F1 và có độ lớn R = 13 N.

   B. cùng hướng với F1 và có độ lớn R = 8 N.

   C. ngược hướng với F1 và có độ lớn R = 3 N.

   D. ngược hướng với F1 và có độ lớn R = 5 N.

Chọn C.

Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:

F1.OA = F2.OC ⟺ F2 = 5.80/50 = 8 N.

Đồng thời F2 ngược hướng F1.

Suy ra lực trục quay tác dụng lên thước R = - (F1+F_2) có độ lớn bằng:

R = F2 – F1 = 8 – 5 = 3 N, hướng ngược với F1.

Câu 9: Một khung ABC có dạng một tam giác đều, có cạnh bằng ℓ, nằm trong mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn F nằm trong mặt phẳng nằm ngang và song song với cạnh BC, vào điểm A của khung. Momen của lực F đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

Chọn D.

 30 câu trắc nghiệm Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 1)

Cánh tay đòn của lực F là CH. Do đó momen của lực F đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là:

MF/C = F.CH = Fℓ√3/2.

Câu 10: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

    A. trọng tâm của vật rắn.

    B. trọng tâm hình học của vật rắn.

    C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực

    D. điểm đặt của lực tác dụng.

Chọn C.

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.

Xem thêm các Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên