Lý thuyết Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng

Với tóm tắt lý thuyết Chuyên đề Địa 12 Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Chuyên đề học tập Địa Lí 12.

Lý thuyết Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng

Quảng cáo

1. Quan niệm về vùng

a) Vùng

- Là một bộ phận của quốc gia, hoạt động như một hệ thống, các thành phần cấu tạo nên vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

b) Vùng kinh tế - xã hội (vùng kinh tế tổng hợp)

- Là đơn vị lãnh thổ có vị trí địa lí rõ ràng, có ranh giới các định, trong đó chứa đựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật, dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội.

c) Vùng ngành

- Là vùng kinh tế ngành, là một vùng không gian bao trùm toàn bộ nền kinh tế như vùng vùng kinh tế tổng hợp mà chỉ giới hạn trong một ngành cụ thể.

d) Vùng kinh tế trọng điểm:

- Là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi; có tiềm lực kinh tế lớn; giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

Quảng cáo

- Số lượng và phạm vi lãnh thổ của mỗi vùng kinh tế trọng điểm thay đổi theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Ý nghĩa của vùng

- Là cơ sở đề Nhà nước xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển từng bộ phận lãnh thổ vì việc phân chia vùng đưa ra được những phương án khai thác tài nguyên thiên nhiên và những thế mạnh của đất nước một cách hiệu quả.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước được thực hiện tốt hơn khi các tiềm năng và thế mạnh trong mỗi vùng được khai thác hợp lí và những khó khăn được khắc phục.

- Là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh nên vùng tạo nên mối liên kết giữa các vùng trong nước, giữa các vùng của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới trong bối cảnh hội nhập.

- Là cơ sở để quản lí quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là cơ sở để củng cố an ninh quốc phòng trên mỗi vùng của đất nước.

3. Cơ sở hình thành vùng

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ góp phần tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi vùng kinh tế, đồng thời có vai trò tạo nên mối liên lết vùng trong và ngoài nước.

Quảng cáo

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và khoáng sản. Đây là nguồn lực quan trọng của vùng để phát triển kinh tế.

+ Dựa trên sự tương đồng về điều kiện tự nhiên đề nhóm các tỉnh, thành phố thành một vùng và để phân biệt vùng này với vùng khác. Điều này còn hướng đến việc khai thác tổng thể, hiệu quả và bền vững các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội gồm:

+ Dân cư (quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư);

+ Lao động (nguồn lao động và chất lượng lao động);

+ Trình độ phát triển kinh tế (GRDP, tốc độ tăng GRDP, cơ cấu kinh tế, hiện trạng phát triển các ngành kinh tế);

+ Thị trường (nội vùng và bên ngoài);

+ Cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện,…);

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật (cơ sở vật chất để phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ);

Quảng cáo

+ Hệ thống đô thị (mạng lưới các thành phố, thị xã và thị trấn) và các chính sách phát triển (các chính sách của Nhà nước, địa phương).

=> Sự tương đồng về các điều kiện trên là căn cứ quan trọng để xây dựng các định hướng và các chính sách phát triển chung đối với vùng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết chuyên đề Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên