Từ thời cổ đại, thuỷ tinh và gốm đã được sử dụng để làm các đồ vật trang trí, chứa đựng

Giải Chuyên đề Hóa 12 Bài 5: Công nghiệp silicate - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 22 Chuyên đề Hóa học 12: Từ thời cổ đại, thuỷ tinh và gốm đã được sử dụng để làm các đồ vật trang trí, chứa đựng, … Ngày nay, thuỷ tinh, gốm và xi măng là những vật liệu quan trọng trong xây dựng, sản xuất đồ gia dụng và thiết bị viễn thông, … Vậy thành phần hoá học và tính chất cơ bản của thuỷ tinh, gốm và xi măng là gì? Chúng được sản xuất như thế nào?

Quảng cáo

Từ thời cổ đại, thuỷ tinh và gốm đã được sử dụng để làm các đồ vật trang trí, chứa đựng

Lời giải:

* Thành phần hoá học, tính chất cơ bản, quy trình sản xuất của thuỷ tinh:

- Thành phần hoá học: Thuỷ tinh thông thường có khoảng 75% silicon dioxide (SiO2), còn lại là sodium oxide (Na2O), calcium oxide (CaO) và một số chất phụ gia khác.

- Tính chất: Thuỷ tinh thông thường (thuỷ tinh mềm, thuỷ tinh kính, thuỷ tinh soda) trong suốt, dễ tạo hình, khả năng chịu lực và chịu nhiệt kém. Tính chất của thuỷ tinh thay đổi khi thêm một số thành phần khác.

- Quy trình sản xuất thuỷ tinh: Thuỷ tinh được sản xuất theo quy trình dưới đây:

Từ thời cổ đại, thuỷ tinh và gốm đã được sử dụng để làm các đồ vật trang trí, chứa đựng

* Thành phần hoá học, tính chất cơ bản, quy trình sản xuất gốm:

- Thành phần hoá học chính của gốm là các oxide SiO2 và Al2O3. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ nung, gốm có thể chứa ít hoặc không chứa nước kết tinh.

- Tính chất: Gốm thông thường có tính cách điện, chịu nhiệt và chống mài mòn tốt, cứng và giòn, không có từ tính, bền vững về mặt hoá học.

- Quy trình sản xuất gốm:

Từ thời cổ đại, thuỷ tinh và gốm đã được sử dụng để làm các đồ vật trang trí, chứa đựng

* Thành phần hoá học, tính chất cơ bản, quy trình sản xuất xi măng:

- Thành phần của xi măng Portland thông thường gồm các oxide: CaO, SiO2, Al2O3 và Fe2O3. Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác có nguồn gốc từ đất sét tự nhiên (Na, K, Mg) và thạch cao (Ca).

- Tính chất cơ bản của xi măng:

+ Xi măng tạo thành hỗn hợp sệt khi trộn với nước, có thể đông kết, cứng lại và có khả  năng liên kết các mảnh vật rắn để tạo thành một khối rắn hoàn chỉnh.

+ Xi măng sau khi đóng rắn vẫn giữ được độ cứng và độ bền ngay cả dưới tác dụng của nước. Xi măng tạo thành hỗn hợp vữa khi trộn với nước và cốt liệu mịn (ví dụ cát), tạo thành bê tông khi trộn với nước, cát và sỏi (hay đá nhỏ).

- Quy trình sản xuất xi măng Porland thông thường:

Từ thời cổ đại, thuỷ tinh và gốm đã được sử dụng để làm các đồ vật trang trí, chứa đựng

Quảng cáo

Lời giải bài tập Chuyên đề Hóa 12 Bài 5: Công nghiệp silicate hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên