Chuyên đề Hóa học 10 trang 47 Chân trời sáng tạo

Với lời giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 47 trong Bài 7: Hóa học về phản ứng cháy, nổ Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa học 10 trang 47.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 47 Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Giải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm,... không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy?

Quảng cáo

Lời giải:

- Không sử dụng nước để dập tắt các đám cháy bằng kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm,...Vì các kim loại này có khả năng tác dụng với nước giải phóng hydrogen, dẫn đến xảy ra một vụ nổ hơi làm văng các kim loại này đi khắp nơi dẫn đến đám cháy lan rộng. Hơn nữa, một số kim loại khi bị đốt nóng sẽ phân tách nước thành oxygen và hydrogen có thể tạo ra một vụ nổ hydrogen lớn.

- Không dùng khí CO2 để chữa đám cháy magie vì khi magie cháy nếu có mặt CO2 sẽ xảy ra phản ứng: 2Mg + CO2 → 2MgO + C. Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than này tiếp tục cháy và làm cho đám cháy càng khó kiểm soát.

- Không dùng cát để chữa đám cháy kim loại magie vì magie có thể phản ứng với SiO2 thành phần chính có trong cát, làm đám cháy càng khó kiểm soát.

- Không dùng bọt chữa cháy, vì chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với không khí và nước có trong bọt.

Quan sát Hình 3.1, cho biết số va chạm hiệu quả và khả năng xảy ra phản ứngGiải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh

- Không dùng bột chữa cháy có chứa NaHCO3 vì khi nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành CO2 và lại tiếp tục phản ứng với Mg khiến đám cháy lan rộng hơn.

Quan sát Hình 3.1, cho biết số va chạm hiệu quả và khả năng xảy ra phản ứngGiải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh

Bài 1 trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Tốc độ phản ứng cháy phụ thuộc nồng độ oxygen. Khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ phản ứng cháy thay đổi như thế nào?

Quảng cáo


Lời giải:

Khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ phản ứng cháy giảm và ngược lại.

Bài 2 trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Tốc độ phản ứng hô hấp phụ thuộc nồng độ oxygen. Khi nồng độ oxygen tăng thì tốc độ “phản ứng hô hấp” thay đổi như thế nào?

Quảng cáo

Lời giải:

Khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ “phản ứng hô hấp” giảm và ngược lại.

Bài 3 trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Không khí trên đỉnh ngọn núi cao rất loãng. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến những người leo núi. Vì vậy, những nhà leo núi luôn trang bị bình dưỡng khí khi họ leo lên những đỉnh núi cao. Giả sử không khí trên đỉnh núi đó có 16% oxygen theo thể tích. Tốc độ “phản ứng hô hấp” tăng hay giảm bao nhiêu lần so với nơi mà không khí có 20,9% oxygen theo thể tích?

Quảng cáo

Lời giải:

Tốc độ “phản ứng hô hấp” phụ thuộc nồng độ oxygen theo phương trình tốc độ:

v = k × CO2

Không khí trên đỉnh ngọn núi cao rất loãng

Như vậy tốc độ “phản ứng hô hấp” của người khi ở trên đỉnh núi giảm chỉ còn bằng 0,77 lần so với nơi mà không khí có 20,9% oxygen theo thể tích.

Bài 4 trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy kể tên một số chất có thể sử dụng để dập tắt đám cháy khi xảy ra hỏa hoạn ở

a) xưởng gỗ

b) trạm xăng, dầu.

Lời giải:

a) Đối với chất cháy loại A (gỗ, củi) ta có thể sử dụng các hóa chất như nước, carbon dioxide (CO2), chất chữa cháy dạng bọt, bột khô (NaHCO3) để dập tắt.

b) Đối với chất cháy loại B (xăng, dầu) ta có thể sử dụng các hóa chất như carbon dioxide (CO2), chất chữa cháy dạng bọt, bột khô (NaHCO3) để dập tắt. Tuyệt đối không dùng nước.

Bài 5 trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Trong một đám cháy do xăng, dầu, người ta có thể dùng một chiếc chăn thấm ướt hoặc cát để dập tắt đám cháy. Giải thích tại sao có thể làm như vậy.

Lời giải:

Trong một đám cháy do xăng, dầu, người ta có thể dùng một chiếc chăn thấm ướt hoặc cát để dập tắt đám cháy. Giải thích tại sao có thể làm như vậy.

Trong một đám cháy do xăng, dầu, người ta có thể dùng một chiếc chăn thấm ướt

Lời giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Hóa học về phản ứng cháy, nổ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên