Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao

Giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

Quảng cáo

a. Mọi hợp đồng dân sự đều phải lập thành văn bản.

b. Nghĩa vụ dân sự chỉ bao gồm nghĩa vụ chuyển giao vật và chuyển giao quyền.

c. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

d. Người thừa kế theo pháp luật chỉ bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, vì: theo quy định của pháp luật, hợp đồng dân sự có thể tồn tại dưới các hình thức như: lời nói, văn bản, hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015).

- Nhận định b. Không đồng tình, vì: nghĩa vụ dân sự bao gồm: chuyển giao vật; chuyển giao quyền; trả tiền hoặc giấy tờ có giá; thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định… (Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015)

- Nhận định c. Đồng tình, vì: việc vợ, chồng cùng tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau… là hành động phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng (Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

- Nhận định d. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:

+ Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai, gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba, gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Quảng cáo

Lời giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình hay, ngắn gọn khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

Săn SALE shopee Tết:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên