Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 44 Kết nối tri thức

Với Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 44 trong Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 44.

Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 44 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 44 Chuyên đề Lịch Sử 10: Dựa vào lược đô Hình 29 (tr. 39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác.

Quảng cáo

Lời giải:

- Xác định vị trí của một số di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam

+ Cao nguyên đá Đồng Văn - ở Hà Giang

+ Non nước Cao Bằng - ở Cao Bằng

+ Vườn quốc gia Ba Bể - ở Bắc Cạn

+ Vịnh Hạ Long - ở Quảng Ninh

+ Vườn quốc gia Cúc Phương - ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - ở Quảng Bình

+ Công viên địa chất toàn cầu Đắc Nông - ở Đắc Nông

+ Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (ở Lâm Đồng)

+ Vườn quốc gia Cát Tiên - ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai

+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - ở Kiên Giang

- Xác định vị trí của một số di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam

+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

+ Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

+ Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

Câu hỏi 2 trang 44 Chuyên đề Lịch Sử 10: Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/di sản hỗn hợp.

Quảng cáo


Lời giải:

- Dựa trên giá trị của di sản để phân loại thành: di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp. Trong đó:

+ Di sản thiên nhiên là di sản do tự nhiên tạo nên, có những giá trị đặc sắc về địa chất học, địa lí tự nhiên hoặc sinh vật học. Ví dụ: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên có những giá trị nổi bật về: địa hình, địa mạo; cảnh quan thiên nhiên; đa dạng sinh học…

+ Di sản hỗn hợp: là những di sản có giá trị nổi bật cả về văn hóa và thiên nhiên. Ví dụ: khu di tích - danh thắng Yên Tử được xem là Kinh đô Phật giáo Việt Nam, là chốn tổ của Thiến phái Trúc Lâm thời Trần; đồng thời khu di tích - danh thắng Yên Tử cũng có những giá trị lớn về: địa chất, địa mạo; cảnh quan thiên nhiên…

Luyện tập 1 trang 44 Chuyên đề Lịch Sử 10: Lập bảng thống kể về một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây:

TT

Tên di sản

Địa điểm (tỉnh/ thành phố)

Loại hình di sản

Quảng cáo

Lời giải:

Một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

STT

Tên di sản

Địa điểm

Loại hình di sản

1

Nhã nhạc cung đình Huế

Thừa Thiên Huế

Di sản văn hóa phi vật thể

2

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Tây Nguyên

3

Dân ca quan họ

Bắc Ninh, Bắc Giang

4

Hội Gióng ở đền Phù Đồng và đền Sóc

Hà Nội

5

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Phú Thọ

6

Đờn ca tài tử Nam Bộ

Nam Bộ

7

Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh

Nghệ An,

Hà Tĩnh

8

Nghi lễ và trò chơi kéo co

Bắc Bộ

9

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ

Cả nước

10

Nghệ thuật Bài Chòi

Các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ

11

Hát Xoan

Phú Thọ

12

Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái

Các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

13

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Hà Nội

Di sản văn hóa vật thể

14

Thành nhà Hồ

Thanh Hóa

15

Đô thị cổ Hội An

Quảng Nam

16

Thánh địa Mỹ Sơn

Quảng Nam

17

Quần thể di tích Cố đô Huế

Thừa Thiên Huế

18

Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh

Di sản thiên nhiên

19

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Quảng Bình

20

Cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang

21

Công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông.

Đăk Nông

22

Quần thể danh thắng Tràng An

Ninh Bình

Di sản hỗn hợp

Luyện tập 2 trang 44 Chuyên đề Lịch Sử 10: Ngoài các di sản đã được UNESCO ghi danh, em hãy kể tên những di sản tiêu biểu khác ở địa phương em hoặc ở Việt Nam theo loại hình.

Quảng cáo

Lời giải:

(*) Tham khảo, một số di sản tiêu biểu khác ở Việt Nam

- Di sản văn hóa phi vật thể:

+ Ca trù (ở nhiều tỉnh/ thành phố trong cả nước)

+ Nghệ thuật Xòe Thái (của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam là: Lai Châu; Sơn La; Điện Biên; Yên Bái)

+ Dân ca Cao Lan (ở Bắc Giang)

+ Dân ca của người Bố Y (ở Hà Giang)

+ Hát bội Bình Định (ở Bình Định)

+ Hội đua bò Bảy Núi (An Giang)

- Di sản vật thể:

+ Chiến trường Điện Biên Phủ - ở Điện Biên

+ Dinh Độc Lập - ở Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trống đồng Ngọc Lũ - ở Hà Nam

+ Khu di tích cổ và kiến trúc Óc Eo - Ba Thê ở An Giang

+ Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di sản thiên nhiên:

+ Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể - ở Bắc Kạn

+ Danh lam thắng cảnh khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình ở Tuyên Quang

+ Vườn quốc gia Cát Tiên - ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai

+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - ở Kiên Giang

+ Vườn quốc gia Cúc Phương - ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

- Di sản hỗn hợp:

+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

+ Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 44 Chuyên đề Lịch Sử 10: Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?

Lời giải:

- Ý nghĩa của các di sản:

+ Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc, tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc đó

+ Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng; là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hóa

+ Đóng góp thiết thức vào quá trình bảo vệ môi trường.

- Các biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di sản mà bản thân em có thể thực hiện:

+ Tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu các giá trị của những di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương đang sinh sống và của Việt Nam

+ Tuyên truyền cho người thân, bạn bè để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản

+ Tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di sản văn hóa thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook; Tick Tock; Youtube…

+ Lên án, tố cáo các hành vi xâm phạm đến di sản văn hóa…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng trang 44 Chuyên đề Lịch Sử 10: Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ hoạ,...).

Lời giải:

- Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản: Thực hành Then của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam

- Vì:

+ Then là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một loại hình âm nhạc dân gian mang nhiều nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái

+ Năm 2019, Thực hành Then của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng

Lời giải bài tập Chuyên đề Lịch Sử 10 Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên