Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 61 Kết nối tri thức

Với Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 61 trong Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 61.

Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 61 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 61 Chuyên đề Lịch Sử 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.

Quảng cáo

Lời giải:

- Điểm giống nhau giữa các mô hình quân chủ ở Việt Nam:

+ Đều là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.

+ Chính quyền trung ương gồm: các bộ và các cơ quan chuyên môn.

+ Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương và ngày càng được củng cố, hoàn thiện.

- Điểm khác nhau giữa các mô hình quân chủ ở Việt Nam:

Nhà Lý - Trần

Nhà Lê sơ

Nhà Nguyễn

Mô hình

- Nhà nước quân chủ tập quyền thân dân

- Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu

- Nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế

Chính quyền trung ương

- Kết hợp giữa nguyên tắc đề cao quyền lực của vua và nguyên tắc liên kết dòng tộc.

- Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi đại thần là hoàng thân quốc thích.

- Bộ máy trung ương còn đơn giản.

- Bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: tập ấm, tiến cử và khoa cử.

- Nhà nước ban hành nhiều chính sách “an dân”.

- Tập trung cao độ quyền lực vào tay vua.

- Từ thời lê Thánh Tông, các chức quan đại thần bị bãi bỏ, quyền lực của quý tộc tôn thất bị hanh chế

- Các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát.

- Thành lập thêm nhiều cơ quan chuyên môn, cơ quan trung gian.

- Bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: khoa cử.

- Mang tính tập quyền cao độ.

- Các cơ quan giúp việc cho vua được tổ chức tinh gọn.

- Lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc của vua (Văn thư phòng, Nội các, Cơ mật viện,...) để tập trung quyền lực cho nhà vua.

- Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát nhằm hạn chế lạm quyền.

- Bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: khoa cử.

Chính quyền địa phương

- Quý tộc tông thất trấn giữ những vùng trọng yếu.

- Tính tự trị của làng xã còn cao.

- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan cai quản ba lĩnh vực hành chính, quân đội, tư pháp (Tam ti).

- Tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp.

- Từ sau cải cách của vua Minh Mạng, cấp lớn nhất ở địa phương (tỉnh) do vua và triều đình trực tiếp quản lí.

- Tăng cường quản lí đến từng làng xã.

Luyện tập 2 trang 61 Chuyên đề Lịch Sử 10: Em hãy chỉ ra sự khác nhau về đặc điểm, tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà so với các nhà nước quân chủ ở nước ta. Theo em, sự khác nhau đó nói lên điều gì?

Quảng cáo


Lời giải:

* Điểm khác nhau về đặc điểm và tính chất…

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Các nhà nước quân chủ

Đặc điểm

- Là nhà nước theo chế độ dân chủ cộng hòa, trong đó, quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc về nhân dân, thông qua Quốc hội - cơ quan do toàn dân bầu ra

- Là nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế; đứng đầu đất nước là vua, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.

Tính chất

- Là nhà nước dân chủ kiểu mới “của dân, do dân và vì dân”:

+ Các đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân.

+ Các cơ quan, đoàn thể từ trung ưng đến địa phương đều do nhân dân tổ chức nên,

+ Mọi chính sách và hoạt động của nhà nước đều hướng tới mục tiêu vì nhân dân

- Là nhà nước quân chủ mang tính tập quyền:

+ Tập trung quyền lực vào tay một cá nhân/ một nhóm người/ một dòng họ.

+ Đại diện quyền lợi cho một nhóm người/ dòng họ

+ Chính sách và mục tiêu của nhà nước hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi của vua và hoàng tộc, sau đó mới hướng tới lợi ích của nhân dân lao động.

* Nhận xét: Đặc điểm, tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có điểm tiến bộ hơn so với các mô hình nhà nước quân chủ. Điều này cho thấy sự phát triển của mô hình nhà nước ở Việt Nam nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 61 Chuyên đề Lịch Sử 10: Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý sau:

Hiến pháp

năm 1946

Hiến pháp

năm 1992

Hiến pháp

năm 2013

Bối cảnh ra đời

Nội dung cơ bản

Ý nghĩa

Quảng cáo

Lời giải:

Hiến pháp

năm 1946

Hiến pháp

năm 1992

Hiến pháp

năm 2013

Bối cảnh

ra đời

- Ra đời sau thành công của Cách mạng tháng Tám (năm 1945) và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ra đời khi công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đang được đẩy mạnh, tiến hành một cách toàn diện.

- Ra đời khi Việt Nam có nhiều biến đổi về kinh tế, xã hội; một số nội dung của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp.

Nội dung

cơ bản

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám.

- Quy định chính thể là Dân chủ Cộng hòa

- Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước.

- Quy định cụ thể về chế độ chính trị; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước…

- Thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ,...

- Quy định về:

+ Chế độ chính trị;

+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

+ Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

+ Bảo vệ Tổ quốc

+ Vai trò, vị trí, chức năng của: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; chính quyền địa phương

- Có nhiều điểm mới về: tổ chức nhà nước, tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập hiến.

Ý nghĩa

- Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

- Là sự khẳng định chủ quyền pháp lí, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.

- Đặt nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

- Là cơ sở chính trị -pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới.

Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để tiếp tục thực hiên công cuộc đổi mới đất nước.

Vận dụng 1 trang 61 Chuyên đề Lịch Sử 10: Có quan điểm cho rằng: bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có nhiều điểm tiến bộ, nên được tham khảo và áp dụng trong việc quản lí xã hội ngày nay. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

Quảng cáo

Lời giải:

* Phát biểu ý kiến: đồng ý với quan điểm: “bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có nhiều điểm tiến bộ, nên được tham khảo và áp dụng trong việc quản lí xã hội ngày nay”.

* Giải thích:

- Trong bộ Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản thể hiện sự tiến bộ, nhân văn, đề cao các giá trị đạo đức và quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Ví dụ:

+ Có những điều khoản quy định việc xử phạt các hành vi: xâm phạm đến nhân phẩm của con người (các điều từ 473 đến 476); các hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật (điều 501 đến 505)….

+ Có những điều khoản thừa nhận và bảo vệ sự bình đẳng và tự do của con người. Như: quy định mọi người đều được kêu oan khi cảm thấy bị bắt bớ, bị giam cầm vô cớ và khi bị xử phạt oan sai (điều 687); quy định mọi người dân đều được bảo vệ tính mạng, tài sản…

+ Có những điều khoản quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, người già, người khuyết tật…, như: quy định con gái cũng được hưởng tài sản thừa kế (điều 391); quy định tù nhân phạm tội nếu bị thương hay ốm đau phải được chữa trị, chăm sóc (điều 663); quy định những người từ 90 tuổi trở lên hoặc 7 tuổi trở xuống nếu mắc tội phải xử chết thì đều được tha bổng (điều 17);

+ Có các điều khoản quy định xử phạt quan lại khi có các hành vi: nhận hối lộ, hà hiếp, nhũng nhiễu nhân dân…

=> Những điều khoản tiến bộ, tích cực trong Quốc triều Hình luật có ý nghĩa, giá trị to lớn và là một trong những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức và quản lí xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Quốc triều hình luật có những điểm tiến bộ về kĩ thuật lập pháp, như:

+ Các điều luật được sắp xếp theo từng lĩnh vực;

+ Hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm ba thành phần cơ bản: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định)

=> Kĩ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật có thể được tham khảo và áp dụng trong quá trình soạn thảo luật pháp hiện nay.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 61 Chuyên đề Lịch Sử 10: Từ năm 2013, ngày 9/11 hằng năm được lấy là “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hãy đưa ra một số ý kiến của em để góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật cho mọi người.

Lời giải:

- Một số giải pháp góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật cho mọi người:

+ Nhà nước cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân thông qua sách, báo, các kênh thông tin xã hội,...

+ Mỗi cá nhân cần rèn luyện ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nhà nước; lên án, đấu tranh, vận động mọi người đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Chuyên đề Lịch Sử 10 Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên