Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Với tóm tắt lý thuyết Chuyên đề Sử 12 Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Chuyên đề học tập Lịch Sử 12.
Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
1. Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
a) Khái niệm tín ngưỡng
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. (Khoản 1, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016)
b) Khái niệm tôn giáo
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. (Khoản 5, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016)
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, chính trị, văn hoá. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tư tưởng, văn hoá, chính trị, đạo đức,... của nhiều dân tộc, quốc gia.
2. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
a) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngưỡng truyền thống có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
+ Bản chất của tín ngưỡng là sự phản ánh niềm tin về mối quan hệ giữa người đang sống với người đã khuất.
+ Thực hành tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên là cách các thế hệ sau bày tỏ lòng thành kính “uống nước nhớ nguồn, biết ơn đối với tổ tiên (cụ, kị, ông, bà, cha, mẹ,...)
- Thờ cúng tổ tiên được tổ chức vào ngày mất (kị nhật) của ông bà, cha mẹ; những ngày sóc, vọng (mồng một và rằm); lễ tết, những sự kiện quan trọng của gia đình (cưới, hỏi, dựng nhà,..). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khi tiếp nhận thêm chữ “hiếu” trong Nho giáo đã hình thành một nền tảng triết lí sâu sắc.
- Nghi thức cúng giỗ tổ tiên được tổ chức ở mỗi gia đình hoặc nhà thờ gia tộc, với lễ vật, hương, hoa được đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên.
- Thực hành nghi thức cúng giỗ tổ tiên là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp, tưởng nhớ người đã khuất và giáo dục đạo đức cho các thế hệ con cháu.
b) Tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương
- Thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương là tín ngưỡng bản địa lâu đời của Việt Nam. Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương vừa thể hiện giá trị đạo đức truyền thống tưởng nhớ “các Vua Hùng có công dựng nước”, vừa thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc.
- Nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày Mười tháng Ba âm lịch hằng năm với đại lễ quốc gia ở Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) và ở tại các địa phương có đền thờ các Vua Hùng.
+ Phần lễ được cử hành trọng thể với lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ vật truyền thống không thể thiếu là bánh chưng, bánh dày và nghi thức đánh trống đồng.
+ Phần hội tiếp sau phần lễ, với cuộc thi rước kiệu của các làng quanh vùng, các cuộc thi hát xoan, hát ả đào, hát nhà tơ và các trò chơi dân gian
- Theo thời gian, tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương có không gian văn hoá rộng lớn, trải khắp cả nước, trở thành tập quán sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam.
- Ngày 6-12-2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
c) Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có nguồn gốc bản địa lâu đời từ tín ngưỡng thờ Nữ thần, lấy việc tôn thờ tính Nữ, Mẫu (Mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh rất đậm nét những đặc trưng của văn hoá nông nghiệp lúa nước: tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, nguyên lí nhị nguyên, khuynh hướng đề cao nữ tính
- Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội và quá trình giao lưu văn hoá, các cộng đồng cư dân trên lãnh thổ Việt Nam đã dần hội tụ tín ngưỡng thờ đa thần vào một số vị Nữ thần chính. Tiêu biểu là tín ngưỡng thờ Tam phủ-Tứ phủ (ở vùng Bắc Bộ), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na (ở vùng Trung Bộ), tín ngưỡng thờ Ngũ Hành nương nương (ở khu vực Nam Bộ).
- Đầu thế kỉ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng thờ Tam phủ-Tứ phủ cùng với sự suy tôn Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đạo Mẫu-một tôn giáo bản địa sơ khai đã hình thành. Trong điện hoặc phủ thờ của Đạo Mẫu quy tụ hàng chục vị thần linh dưới sự điều khiển của Tam Toà Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải/ Thuỷ), trong đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn vinh như một giáo chủ, hoá thân của Mẫu Thượng Thiên.
- Trong đời sống dân gian, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với nghi lễ hầu đồng. Đây là một nghi lễ mang đậm tính văn hoá dân gian thể hiện qua trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa và diễn xướng với khát vọng cầu sức khoẻ, bình an và làm ăn phát đạt.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc, góp phần phát huy tinh thần đoàn kết chống thiên tai và ngoại xâm trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Ngày 01-12-2016,Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
d) Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
- Thành hoàng hay Thành hoàng bổn cảnh là vị thần cai quản, bảo trợ, định đoạt phúc hoạ cho một cộng đồng người sống trong một khu vực nhất định. Thành hoàng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần, được người dân thờ trong đình, đền, miếu,...
- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng có nguồn gốc gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của làng, xã ở Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng mang dậm dấu ấn tâm linh, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, mong muốn được bảo vệ và được trường tồn của người dân trong các làng, xã.
- Thần điện trong miếu thường là một bệ thờ để đặt lư hương, đèn, bình hoa. Thần điện trong các đình, đền bài trí trang trọng hơn với khám thờ, hai bên đặt Tả ban, Hữu ban, Tiền hiển, Hậu hiền thờ những vị thần linh phối hưởng.
- Để tri ân các vị Thành hoàng, mỗi năm, các làng, xã đều tổ chức lễ hội làng, thường là vào các ngày sinh, ngày kị hay ngày hiển linh của các Thành hoàng. Lễ hội Thành hoàng làng gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
+ Phần lễ thường diễn ra ở trong thần điện của đình, đền, miếu, theo một trật tự gồm: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn…
+ Phần hội được tổ chức ở sân đình hoặc khoảng đất trống trước đền, miếu,.. với nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự.
e) Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc
- Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong tâm thức của người dân Việt Nam, anh hùng dân tộc là những nhân vật có công trạng lớn với đất nước và dân tộc, thường bảo vệ cho con người và cộng đồng dan tochung ba dân tộc trên nhiều phương diện nên được linh thiêng hoá và thờ cúng.
- Tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc được thực hiện dưới nhiều hình thức như lập đền thờ, miếu thờ, tượng đài, khu tưởng niệm, lập bia ghi công đức...
- Đối tượng được thờ trong tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trương Định, Nguyễn Trung Trực,... nhưng cũng có thể là những nhân vật truyền thuyết được thiêng hoá với công tích huyền thoại, như: Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử,..
- Nghi thức thờ cúng anh hùng dân tộc được tổ chức ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương, bao gồm phần lễ và phần hội.
+ Phần lễ diễn ra vào ngày giỗ của các vị anh hùng hoặc vào tiết xuân, thu hằng năm với nghi thức rước kiệu, dâng hương, tế cáo.
+ Phần hội gồm nhiều sinh hoạt cộng đồng như diễn xướng, thi đấu võ, vật, các trò chơi dân gian…
- Thực hành nghi lễ thờ cúng anh hùng dân tộc là dịp để người dân ôn lại những sự kiện lịch sử của dân tộc, tưởng nhớ đến truyền thống hào hùng của cha ông, tiếp thêm lòng yêu nước và ý thức tự cường dân tộc.
3. Một số tôn giáo ở Việt Nam
a) Nho giáo
- Nguồn gốc:
+ Nho giáo ban đầu là một hệ thống triết học chính trị, đạo đức hình thành ở Trung Quốc từ thế kỉ VI TCN. Nho giáo chủ trương thực hiện “Văn trị-Lễ trị-Nhân trị-Đức trị” làm nguyên tắc xây dựng thể chế quân chủ tập quyền, quản lí gia đình và xã hội.
+ Cùng với quá trình phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế, quan niệm “Thiên mệnh” “Thiên trị”, tư tưởng của Khổng Tử được để cao, chi phối các mối quan hệ xã hội, Nho giáo có màu sắc tôn giáo. Tín đồ đạo Nho tin vào“Mệnh trời”, thực hành cúng bái để mang lại điểm lành.
- Quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam:
+ Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên.
+ Từ thời Lý, Nho giáo dần được đề cao, triều đình cho dựng Văn Miếu, đúc tượng Khổng Tử, Chu Công để thờ ở kinh thành Thăng Long.
+ Nho giáo trở nên thịnh đạt từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn, trở thành nền tảng tinh thần để xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền và từng bước định hình lối sống, sinh hoạt, đạo đức và cách đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam.
- Biểu hiện của trong đời sống văn hóa – xã hội:
+ Người Việt gọi chữ Nho là chữ của Thánh hiền, Tứ thư, Ngũ kinh được xem là nền tảng tri thức của xã hội. Giáo dục Nho học theo tinh thần Nho giáo đã giữ vị trí chủ đạo trong nền giáo dục ở Việt Nam thời quân chủ. Từ nền giáo dục này đã đào tạo nên tầng lớp nho sĩ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội,... của đất nước.
+ Trong quá trình tiếp nhận Nho giáo, các thế hệ người Việt Nam đã tìm cách biến đổi cho phù hợp với văn hoá truyền thống dân tộc. Từ đó, góp phần hình thành truyền thống tốt đẹp như: ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của cá nhân đối với cộng đồng; truyền thống hiếu học, trọng nhân tài, tích cực dấn thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tuy nhiên, Nho giáo cũng tạo nên không ít biểu hiện tiêu cực như: tư tưởng gia trưởng; quan niệm tôn ti trật tự; tư tưởng trọng nam, khinh nữ; tư duy rập khuôn, giáo điều;...
b) Phật giáo
- Nguồn gốc:
+ Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, được hình thành vào thế kỉ VI TCN.
+ Trong quá trình truyền bá đến nhiều quốc gia trên thế giới, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục bản địa để hình thành nên nhiều tông phái và học phái, có ảnh hưởng và tác động quan trọng đến đời sống văn hoá-xã hội của mỗi quốc gia.
- Quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam:
+ Đạo Phật từ Ấn Độ được truyền bá vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên.
+ Trong các thế kỉ VI-IX, đạo Phật tiếp tục được truyền bá vào Việt Nam, gồm hai hệ phái Nam tông và Bắc tông.
+ Thời Lý-Trần, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, từng giữ vị trí quốc giáo.
+ Từ thời Lê sơ, Phật giáo suy giảm vị thế, nhưng vẫn là tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với tầng lớp quý tộc và bình dân.
- Biểu hiện của trong đời sống văn hóa – xã hội:
+ Đạo Phật đi vào đời sống văn hoá-xã hội bằng sức sống mạnh mẽ, để lại dấu ấn khắp thành thị, nông thôn bằng hệ thống chùa, tháp. Các ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn đóng vai trò là một trung tâm văn hoá hướng con người đến với các giá trị chân, thiện, mĩ.
+ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đang hoạt động dưới sự quản lí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo phương châm “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội”. Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “là hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”.
c) Cơ Đốc giáo
♦ Nguồn gốc:
- Cơ Đốc giáo ra đời vao thế kỉ I tại vùng Giê-ru-sa-lem, tôn thờ Thiên Chúa ba ngôi gồm: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
- Từ thế kỉ III, Cơ Đốc giáo dần trở thành một lực lượng xã hội lớn mạnh, mở rộng ra cả phương Đông và phương Tây.
- Đầu thế kỉ XVI, trong Giáo hội Công giáo xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo, đưa đến sự ra đời của đạo Tin Lành. Cũng như Cơ Đốc giáo, đạo Tin Lành thờ Thiên Chúa ba ngôi và đề cao lí trí trong đức tin tôn giáo. Luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin Lành đơn giản, không cầu kì. Đạo Tin Lành khuyên tín đồ làm việc thiện để xứng đáng với Thiên Chúa và phải có đức tin mới được cứu vớt.
♦ Quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam:
- Cơ Đốc giáo được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1533 nhưng phải đến đầu thế kỉ XVII, hoạt động truyền bá của các linh mục mới được tổ chức quy mô và hiệu quả.
- Đạo Tin Lành được du nhập vào Việt Nam từ năm 1911 và đến năm 2020 đã có hơn 1,12 triệu tín đồ phân bố ở 63 tỉnh và thành phố của Việt Nam.
♦ Biểu hiện trong đời sống văn hoá - xã hội
- Thờ phụng Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh,..
+ Những hoạt động này có thể diễn ra ở nhà riêng, ở nhà thờ, do cá nhân tự thực hiện hoặc theo hội, nhóm.
+ Vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật hằng tuần, tín đồ đến nhà thờ để cùng cầu nguyện, đọc, nghe giảng về Kinh Thánh, hát Thánh ca,...
- Thực hiện những điều luật của Kinh Thánh hoặc lời răn dạy của Chúa trong đời sống, hướng đến việc "kinh Chúa, yêu người", cụ thể như:
+ Thực hiện gia đình một vợ một chồng;
+ Hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh chị em;
+ Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng;
+ Làm việc thiện,...
- Tổ chức, tham gia những ngày lễ, dịp lễ quan trọng trong năm, nổi bật là lễ Giáng sinh (lễ Nô-en, kỉ niệm ngày chúa Giê-su ra đời) và lễ Phục sinh (kỉ niệm ngày chúa Giê-su sống lại sau khi bị đóng đinh và qua đời trên cây Thập giá)...
d) Đạo giáo
♦ Nguồn gốc:
- Đạo giáo được hình thành ở vùng Nam Trung Quốc, và tôn Lão Tử làm giáo chủ (Thái Thượng Lão Quân) cùng các vị thánh, thần khác như Ngọc Hoàng Thượng đế, Quan Thánh đế,...
- Cơ sở lí luận của Đạo giáo được xây dựng dựa trên triết lí âm dương của văn hoá nông nghiệp.
♦ Quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam:
- Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, hoà quyện với tín ngưỡng dân gian theo khuynh hướng Đạo giáo thần tiên phổ biến trong đời sống dân gian.
- Thời Bắc thuộc, người Việt dã mượn Đạo giáo như “một thứ vũ khí” chống âm mưu đồng hoá của các thế lực phong kiến phương Bắc.
- Từ thế kỉ X, các triều đại quân chủ ở Việt Nam (Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần) đều trọng dụng các đạo sĩ không kém các tăng sư trong vai trò cố vấn cho triều dình. Đến thời hoà nhập vào tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần,...
- Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách một tôn giáo không còn tồn tại mà lẫn vào tín ngưỡng dân gian.
♦ Biểu hiện trong đời sống văn hoá - xã hội
- Những ảnh hưởng của Đạo giáo đến đời sống văn hoá, xã hội vẫn còn biểu hiện qua nhiều hình thức: thuật phong thuỷ, các phương pháp dưỡng sinh, tu tiên,...
- Ở một số địa phương vẫn còn các đạo quán như Thăng Long tử quán (Trấn Vũ quán, Huyền Thiên quán, Đồng Thiên quán, Đế Thích quán) ở Hà Nội; Đế Thích quản, Chân Thánh quán ở Hưng Yên,...
e) Tôn giáo khác
♦ Hồi giáo
- Nguồn gốc: Hồi giáo hay I-xlam giáo ra đời ở bán đảo A-rập vào thế kỉ VII, tôn thờ thánh A-la Đấng tối cao.
- Quá trình du nhập và phát triển:
+ Hồi giáo đã được truyền bá đến Đông Nam Á vào khoảng thế kỉ X, có ảnh hưởng nhất định trong đời sống dân cư xã hội Chăm. Nhưng phải đến thế kỉ XV, Hồi giáo hệ phái Sân-ni mới tìm được chỗ đứng trong một bộ phận cư dân Chăm. Sự dung hợp với Bà La Môn giáo và văn hoá bản địa đã hình thành hai dòng Hồi giáo I-xlam và Hồi giáo Bà-ni.
+ Hiện nay, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam được chia thành hai nhóm chính là cộng đồng Chăm Bà-ni (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận) và cộng đồng Chăm I-xlam (tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh An Giang và một số làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận).
- Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội:
+ Tín đồ Hồi giáo thực hiện 5 trụ cột thực hành đức tin, gồm: tuyên xưng đức tin, cầu nguyện, ăn chay, bố thí, hành hương. Những hoạt động này chủ yếu thực hiện trong cộng đồng Chăm I-xlam. Đối với cộng đồng Chăm Bà-ni, các tín đồ chủ yếu đi lễ, dâng lễ ở thánh đường và giữ kiêng kị trong ăn uống.
+ Về lễ nghỉ, tín đồ Hồi giáo thực hiện một số lễ vòng đời quan trọng như lễ đặt tên, lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang... Những lễ này thực hiện theo đúng quy định của giáo luật hoặc được cải biến ít nhiều.
+ Các lễ tết lớn của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam là tháng lễ Ra-ma-dan (tháng 9 lịch Hồi giáo), lễ cầu an Tô-lắc ba-la (tháng 2 lịch Hồi giáo), lễ kỉ niệm ngày sinh của Đức Mô-ha-mát (tháng 3 lịch Hồi giáo), tết Roi-y-a Ha-gi (tháng 12 lịch Hồi giáo),...
♦ Đạo Cao Đài
- Đạo Cao Đài (tên gọi đầy đủ: Cao Đài Đại đạo Tam Kỳ phổ độ) là một tôn giáo thờ Thượng đế, ra đời ở tỉnh Tây Ninh năm 1926, với vai trò sáng lập của một số trí thức người Việt.
- Đạo Cao Đài hình thành trên cơ sở kết hợp tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tục cầu hồn, cầu tiên thịnh hành ở Nam Bộ đương thời.
- Biểu hiện:
+ Trong đời sống, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện “Ngũ giới” như quy định của Phật giáo, đồng thời rèn luyện đạo đức theo “Tứ đại điều quy”, gồm: ôn hoà, cung kính, khiêm tốn, nhường nhịn. Các tín đồ đạo Cao Đài cũng hướng đến tinh thần gắn kết cộng đồng, tương trợ lẫn nhau.
+ Về lễ nghi, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện ăn chay ít nhất 6 ngày trong tháng (lục trai), thực hiện 4 khoá lễ trong ngày.
+ Đạo Cao Đài có nhiều ngày lễ theo âm lịch, trong đó lớn nhất là lễ vía Đức Chí Tôn (9-1), lễ hội Yến Diêu Trì Cung (15-8).
♦ Phật giáo Hoà Hảo
- Phật giáo Hoà Hảo (còn gọi là đạo Hoà Hảo) là một tông phải Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ - một nhà hoạt động xã hội - sáng lập năm 1939 tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
- Biểu hiện:
+ Trong đời sống, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo chú trọng “tu nhân” trên cơ sở thực hiện “tử ân”, gồm ân tổ tiên, cha mẹ; ân đất nước; ân đồng bào nhân loại; ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Bên cạnh đó là lòng yêu thương người nghèo khổ, giữ gìn đạo lí trong gia đình, không lười biếng, tránh tham lam, mê sĩ,...
+ Về lễ nghi, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thực hiện tu tại gia. Trong nhà có bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Trước sân lập bàn thông thiên để cúng Trời.
+ Ngoài những lễ tết chung của đạo Phật, đạo Hoà Hảo có hai ngày lễ quan trọng theo âm lịch là lễ Khai sáng Phật giáo Hoà Hảo (18-5) và lễ Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25-11).
Xem thêm tóm tắt lý thuyết chuyên đề Lịch Sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay
Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chuyên để 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều