Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian - Cánh diều

Với soạn bài Chuyên đề Văn 10 Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10.

Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian - Cánh diều

1. Thế nào là nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?

Quảng cáo

Nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian là hoạt động thu thập và xử lý thông tin, nhằm làm sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết hay làm rõ những băn khoăn, thắc mắc về một nội dung nào đó của văn học dân gian.

Đối với học sinh Trung học phổ thông, mục đích chủ yếu của hoạt động nghiên cứu văn học dân gian là tập phát hiện, nêu và giải quyết những vấn đề còn chưa hiểu, chưa thấy thuyết phục về văn học dân gian. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về văn học, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đồng thời, hình thành một số thao tác đơn giản và quen thuộc của hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như: tìm kiếm, phân loại và lựa chọn nguồn tư liệu, quan sát, phân tích môi trường diễn xướng; so sánh, đối chiếu các dị bản; tra cứu các tài liệu về văn hoá, xã hội có liên quan để giải thích, cắt nghĩa các tác phẩm văn học dân gian;...

2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào?

2.1. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài và câu hỏi nghiên cứu về văn học dân gian

- Ý tưởng nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian thường bắt nguồn từ những băn khoăn, thắc mắc chưa thể lí giải trong quá trình học tập, giao tiếp. Ý tưởng đó cũng có thể nảy sinh qua hoạt động quan sát, thảo luận, đọc sách / báo: tài liệu, hoặc từ yêu cầu của các nhiệm vụ học tập văn học dân gian,...

- Ý tưởng nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian thường hiện diện dưới dạng các câu hỏi hoặc nêu vấn đề.

- Trong thực tế, có nhiều vấn đề văn học dân gian cần được giải quyết. Tuy nhiên, không phải vấn đề văn học dân gian nào cũng trở thành đề tài nghiên cứu bởi đã có người tìm ra kết quả hoặc vấn đề quá phức tạp, vượt ra khỏi khả năng của chúng ta, hay chúng ta chưa đủ cơ sở, nguồn tư liệu để đảm bảo việc nghiên cứu sẽ thành công. Do đó, để xác định được đề tài nghiên cứu về văn học dân gian, các em cần tìm hiểu xem đã có những ai, những tài liệu nào đề cập vấn đề mà mình muốn giải quyết. Có thể kết hợp các cách dưới đây để thực hiện việc đó: Sử dụng Internet, đến thư viện, tra cứu các sách, báo, tạp chí…., trao đổi với những người có hiểu biết về vấn đề văn học dân gian mà em dự định nghiên cứu, tham gia các câu lạc bộ, hội thảo…

- Từ những hoạt động nêu trên, có thể thu hẹp vấn đề cần tìm hiểu hoặc loại trừ những nội dung đã có câu trả lời, tham khảo bảng sau:

Quảng cáo


Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Cánh diều

- Bước tiếp theo là xác định các câu hỏi nghiên cứu. Đây là những khía cạnh nhỏ cần được đặt ra và giải quyết ở đề tài văn học dân gian đã chọn, là cơ sở để tìm hiểu các nội dung cụ thể cần thực hiện.

Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Cánh diều

Bài tập thực hành 1 (trang 7, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Từ các chủ đề sau, hãy xác định vấn đề mà em muốn tìm hiểu:

- Sử thi của các dân tộc Tây Nguyên

- Nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp

- Ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

Quảng cáo

Trả lời:

Vấn đề mà em muốn tìm hiểu từ các chủ đề:

- Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp.

- Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

Bài tập thực hành 2 (trang 7, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Ghi vào vở những câu hỏi nghiên cứu cho một trong những vấn đề sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Cánh diều

Trả lời:

Vấn đề

Câu hỏi

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên có những vẻ đẹp nào? Chỉ ra những vẻ đẹp đó.

Ý nghĩa của nhân vật ‘thần” trong thần thoại Hy Lạp

- Dựa vào đâu để xác định ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp.

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

- Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh) được xây dựng bằng cách nào?

 

2.2 Tìm kiếm, thu thập, đánh giá, lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp với vấn đề văn học dân gian

Để tìm kiếm, thu thập các nguồn tài liệu phù hợp với vấn đề văn học dân gian các em có thể sử dụng các cách sau:

a. Sử dụng Internet

- Nhập các từ khóa đã xác định trên công cụ tìm kiếm tư liệu để tìm đến các trang web hoặc kênh thông tin khác có chứa đựng những tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

- Sau khi các kết quả tìm kiếm về vấn đề văn học dân gian được hiển thị, cần đọc và xác định những địa chỉ đáng tin cậy (các tổ chức, cơ quan nghiên cứu thuộc Chính phủ, ngành Giáo dục…) và những mô tả phù hợp với mục tiêu hoặc từ khóa.

Quảng cáo

b. Sử dụng thư viện

- Cũng giống Internet, thư viện là nơi cung cấp nhiều thông tin, tài liệu phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu nói chung và nghiên cứu văn học dân gian nói riêng. Có thể đến thư viện của nhà trường hoặc thư viện quốc gia ở tỉnh / thành phố / quận / huyện / thị xã, thậm chí thư viện của các viện nghiên cứu, các trường đại học để tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Khác với Internet, thư viện tập trung vào các sách, công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản. Thư viện Quốc gia hay thư viện của các viện nghiên cứu, các trường đại học còn có nhiều luận văn, luận án là kết quả nghiên cứu về văn học dân gian của các nhà khoa học, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Đây là những công trình thể hiện rõ nét nhất nội dung, phương pháp nghiên cứu và hình thức của một văn bản nghiên cứu khoa học.

c. Sử dụng các phương thức khác

- Thư viện và Internet đều là những nguồn thông tin phong phú nhưng chúng ta cũng có thể thu thập dữ liệu về văn học dân gian ở những nơi khác.

+ Phỏng vấn là một trong những cách hiểu quả để thu thập thông tin.

+ Nghiên cứu thực địa và quan sát: khi quan sát, tìm hiểu thực tế tại một khu vực, địa điểm nào đó với mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tức là chúng ta đang thực hiên nghiên cứu thực địa.

Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Cánh diều

Trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu về văn học dân gian chúng ta sẽ thaauys có nhiều nguồn và tài liệu khác nhau, trong đó có những tài liệu, nguồn chưa thực sự đáng tin cậy. Dưới đây là một số gợi ý:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Cánh diều

Bài tập thực hành 3 (trang 11, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Chọn một trong các vấn đề ở bài tập 2 và tìm kiếm, thu thập tài liệu cần thiết theo hướng dẫn sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Cánh diều

Trả lời:

Vấn đề

Tài liệu

Nguồn (Internet, thư viện…)

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Gia lai Online



- Tailieu.vn

- https://baogialai.com.vn/channel/742/201303/hinh-tuong-con-nguoi-ca-the-trong-su-thi-tay-nguyen-2222600/

- https://tailieu.vn/doc/ve-dep-cua-nhung-anh-hung-su-thi-667528.html


Ý nghĩa của nhân vật ‘thần” trong thần thoại Hy Lạp

- Google

- https://vie.encyclopedia-titanica.com/significado-de-mitolog-griega


Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

- Học Ngữ văn

- Tài liệu Văn

- https://hocnguvan.net/mo-tip-quen-thuoc-trong-ca-dao-viet-nam

- https://taplamvan.edu.vn/mo-tip-quen-thuoc-trong-ca-dao-viet-nam/


2.3 Nghiên cứu sâu tài liệu

Bước tiếp theo của tiến trình nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian là thực hiện các thao tác nghiên cứu sâu nguồn tư liệu đã thu thập được. Có những thao tác cơ bản như sau:

- Đọc: là phương thức tìm kiếm, lĩnh hội thông tin từ tài liệu thông qua việc nhận thức về các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được thể hiện trong tài liệu.

- Ghi chép: là phương thức thường được sử dụng kết hợp với đọc để ghi chú, lưu giữ những thông tin quan trọng, những từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ cần tra cứu….

- Tra cứu: là hoạt động bổ trợ cần thiết trong và sau khi đọc tài liệu nhằm giúp người đọc hiểu rõ ràng và đầy đủ hơn về các thông tin được đề cập trong văn bản đọc.

Bài tập thực hành 4 (trang 12, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều):

Tự chọn một tài liệu in (từ nguồn thư viện) và một tài liệu điện tử (từ nguồn Internet), hãy tiến hành việc đọc, ghi chú và tra cứu những thông tin cần thiết giúp em trả lời một trong các câu hỏi nghiên cứu đã được xác định.

Trả lời:

- Đề tài nghiên cứu: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Tài liệu điện tử: https://tailieu.vn/doc/ve-dep-cua-nhung-anh-hung-su-thi-667528.html

- Câu hỏi ghi chú:

+ Em hiểu thế nào là vẻ đẹp?

+ Em hãy hình dung và nêu cảm nhận của mình về hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên?

+ Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên có những vẻ đẹp nào? Chỉ ra những vẻ đẹp đó.

+ Hình ảnh người anh hùng trong sử thi tây Nguyên có ảnh hưởng như thế nào tới nền văn học Việt Nam hiện nay.

+…………

3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian

Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian là cách thức tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản và quen thuộc:

- Phương pháp phân tích văn bản: văn bản là một trong các phương thức tồn tại của văn học dân gian. Trải qua thời gian, nhiều tác phẩm văn học dân gian đã được sưu tầm, ghi chép lại dưới dạng văn bản viết. Vì thế, bám sát văn bản văn học dân gian để tìm hiểu, phân tích là một trong những yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, không nên bám vào những câu chữ đơn thuần mà cần bám vào các sự việc, tình tiết…

Ví dụ: tìm hiểu về mộ vấn đề văn học dân gian qua việc khảo sát, phân tích các văn bản và đưa ra nhận định, đánh giá của người nghiên cứu:

Mô típ: dùng cho đơn vị nhỏ hơn tác phẩm, chỉ những yếu tố cố định hoặc tương đối cố định, có mặt trong những tác phẩm văn học dân gian khác nhau. [...]

| Trong ca dao cũng có những yếu tố cố định và tương đối cố định nằm ở nhiều bài khác nhau, nhưng những yếu tố đó thường không có quy mô lớn, có khi chỉ là một câu, một từ hoặc một nhóm từ. Ví dụ, xét những câu sau đây:

1. - Trên trời có đám mây xanh...

- Trên trời có vẩy tê tê

- Trên trời có đám mây vàng

- Trên trời có ông sao Rua...

2. - Trèo lên cây bưởi hái hoa...

- Trèo lên cây gạo cao cao...

- Trèo lên cây gỗ sơn son...

- Trèo lên cây khế nửa ngày...

3 - Hôm qua tát nước đầu đình...

- Hôm qua anh đến chơi nhà...

- Tối qua chớp bể mưa nguồn...

- Đêm qua ba bốn lần mơ...

Trong ba nhóm ca dao trên có ba mô típ (yếu tố cố định) khác nhau. Ở nhóm thứ nhất, mô típ cố định chỉ gồm có ba từ “Trên trời có”; ở nhóm thứ hai, mô típ cố định cũng gồm ba từ là “Trèo lên cây”; ở nhóm thứ ba, yếu tố cố định chỉ gồm một cụm danh từ chỉ thời gian là “Hôm qua”, “Đêm qua” và “Tối qua”. Trong ca dao, ngoài loại mô típ từ ngữ cố định còn có những loại mô típ khác như những mô típ mang tính ẩn dụ “con cò”, “con kiến”, “con bướm”, “con ong”, “rồng”, “mây”, “đào”, “mận”, “trúc”, “mai”,... Cả hai loại mô típ trên đều mang tính ước lệ, tượng trưng với những mức độ và tính chất khác nhau. Loại mô típ từ ngữ cố định thường có nội dung ước lệ về thời gian, không gian (thời gian như “Hôm qua”, “Tối qua”, “Sáng ngày”, “Chiều chiều”; không gian, địa điểm như “Trên trời”, “Trèo lên cây”, “Trèo lên trái núi”,...). Việc thường xuyên sử dụng những mô típ cố định, những khuôn có sẵn đối với tác giả dân gian là việc làm tự nhiên, quen thuộc trong sáng tác. Họ coi chúng là những phương tiện diễn đạt thông thường giống như ngôn ngữ vậy! Năng lực sáng tạo của tác giả dân gian thường hướng nhiều vào sự tổ chức, sắp xếp các mô típ, các tình tiết trong phạm vi những khuôn truyền thống. Nhiều khi chỉ một thay đổi nhỏ mà làm cho các tác phẩm có một hiệu quả, một tác dụng thẩm mĩ lớn.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian,

NXB * Giáo dục, 1997, trang 47 – 48)

(*) NXB: viết tắt của từ Nhà xuất bản.

- Phương pháp so sánh: Do văn học dân gian có tính dị bản nên trong quá trình nghiên cứu, cần chú ý so sánh, đối chiếu những bản ghi khác nhau, cụ thể là những chi tiết, sự việc, lời kể,... giống nhau và không giống nhau giữa các văn bản để tìm ra điểm chung và đặc sắc riêng. Từ đó, có nhận thức, lí giải, đánh giá đúng đắn, hợp lí về những quan niệm, suy nghĩ chung của cả cộng đồng, dân tộc và những cái riêng, độc đáo trong cách cảm, cách nghĩ của người dân ở từng địa phương, cũng như thấy được trí tuệ và sức sáng tạo của nhân dân. Sau đây là một ví dụ:

CHỬ ĐỒNG TỬ

3. So sánh các bản kể

Về truyện này, có các bản kể sau: bản của Vũ Ngọc Phan tức là bản được chọn trong sách Văn 10, lấy từ Hợp tuyến thơ văn Việt Nam, tập I, NXB Văn học, 1972; bản của Nguyễn Đổng Chi trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, in lần thứ 4, 1972; bản kể trong sách Lĩnh Nam chích quái. Ngoài ra, còn có một số truyền thuyết và thần tích trong dân gian được ghi lại trong sách Tứ bất tử, 1990. Đối chiếu các bản kể trên đây, ta thấy: về cốt truyện, ba bản Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Lĩnh Nam chích quái không có gì khác nhau lắm mà chỉ có sự khác nhau về một số chi tiết (sẽ được nói đến trong phần phân tích và bình luận dưới đây). Riêng bản Tứ bất tử có thêm hai chi tiết cần lưu ý để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa của truyện:

a) Dùng phép mầu để cứu nhân độ thế

Bản Tứ bất tử, theo sách Hội Chân biên cũng như theo truyền thuyết dân gian, thì cả ba vợ chồng Chử Đồng Tử đều trở thành những nhà đại danh y, họ đã dùng phép mầu để chữa chạy cho dân làng. Ông Đình (phủ Khoái Châu, Hưng Yên) tai qua nạn khỏi. “Cả dân làng quỳ lạy ba ông bà, tôn làm chủ tể của cả vùng.” (trang 60). Thần tích xã Đa Hoà kế: “Lúc đó, ở ấp Ông Đình có 5, 6 người chết vì dịch, Đồng Tử dùng gậy chỉ vào những người chết đều sống lại, ăn nói như thường. Tây Cung (vợ thứ hai của Chử Đồng Tủ) lấy một tờ giấy trằn viết một chữ đỏ vào, đốt lên lấy tàn cho những người bị bệnh dịch uống, hàng trăm người đều khỏi cả. Già trẻ ở vùng Ông Đình kéo đến bái tạ và nhận làm tôi con.” (trang 71).

b) Dùng phép mầu để cứu nước

Bản Tứ bất tử kể hai truyền thuyết dân gian: truyền thuyết thứ nhất giống như đoạn cuối bản Vũ Ngọc Phan và bản Lĩnh Nam chích quái (bản Nguyễn Đổng Chi không có đoạn này) kể chuyện Chử Đồng Tử cho Triệu Quang Phục vuốt rồng để đánh thắng giặc Lương; truyền thuyết thứ hai kể chuyện Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn nằm mộng thấy đền thờ Chử Đồng Tử, được biết trời đã định cho Lê Lợi làm vua nước Nam, nhờ đó đã tìm đường vào Lam Sơn tựu nghĩa trang 61, 62).

(Nguyễn Xuân Lạc, Giảng văn Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005, trang 61)

- Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng giác quan tự nhiên (thị giác) và các công cụ quan sát để thu thập, ghi nhận những biểu hiện, đặc tính của sự vật, hiện tượng, con người, phục vụ cho việc nghiên cứu. Trong nghiên cứu văn học dân gian, quan sát được sử dụng chủ yếu trong hoạt động tìm hiểu đặc tính “diễn xướng” của tác phẩm văn học dân gian (ví dụ: kể sử thi, biểu diễn chèo, trình diễn ca dao, dân ca,...), cũng như những dấu tích, dấu vết trong thực địa gắn liền với các chi tiết nghệ thuật trong các sáng tác văn học dân gian, nhất là truyền thuyết. Để ghi lại thông tin, bên cạnh các phương tiện như điện thoại, máy ảnh, máy quay phim,..., người nghiên cứu có thể sử dụng phiếu quan sát để xác định những thông tin cần quan sát, ghi chép những thông tin thu thập được theo mục tiêu đã định và cả những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét trong và sau khi quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu thực địa / điền dã: Một trong những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là “tính diễn xướng” (tính biểu diễn). Khi nghiên cứu văn học dân gian, bên cạnh việc nghiên cứu văn bản bằng y in tự, cần dành thời gian nhất định để đi vào môi trường sống, sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân, nhất là về các địa phương gốc của những tác phẩm, vấn đề văn học dân gian cần tìm hiểu.

- Ở phương pháp này, có một hoạt động đặc trưng mà những người nghiên cứu văn học dân gian thường tiến hành, đó là điều tra văn học dân gian”. Theo Hoàng Tiến Tựu, “có thể phân điều tra văn học dân gian thành hai loại chính là điều tra cơ bản và điều tra chuyên đề (hay chuyên biệt).

+ Điều tra cơ bản là loại điều tra tương đối toàn diện, có hệ thống tình hình cơ bản của văn học dân gian một địa phương (một làng, bản hay một xã, cụm xã nhất định). Chẳng hạn, điều tra cơ bản về văn học dân gian một làng,...

+ Điều tra chuyên đề (hay chuyên biệt) nhằm phục vụ cho những yêu cầu nghiên cứu nhất định.

Dưới đây là ví dụ về một hoạt động điều tra văn học dân gian:

Theo Giáo sư Đinh Gia Khánh, vào đầu những năm 60, trong một cuộc điều tra văn học dân gian tại một vùng ở tỉnh Phú Thọ, đoàn công tác của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thăm dò ý kiến của nhân dân một làng về câu ca dao:

Thóc bồ thương kẻ ăn đong

Có chồng thương kẻ nằm không một mình.

Một số người tán thưởng, một số người phản bác câu đó. Những người phản bác cho rằng nói như câu ca dao trên là không đúng, vì chỉ có những người cùng giai cấp, cùng cảnh ngộ mới có tình thương yêu và sự thông cảm với nhau thực sự. Và cho câu ca dao trên phải sửa lại như sau mới đúng:

Dốc bồ thương kẻ ăn đong

Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.

Như vậy là câu ca dao (hay cũng có thể gọi là tục ngữ, vì nó tổng kết một kinh nghiệm sống, một nhận xét về quan hệ tình cảm của con người, vừa có sắc thái biểu cảm) có hai dị bản bổ sung cho nhau. Mỗi dị bản đều phản ánh được một phần thực tế, một phần kinh nghiệm sống của nhân dân. Và vì chỉ là kinh nghiệm nên tính tổng hợp, khái quát hoá không cao, không đúng với mọi trường hợp, đó là điều dễ hiểu.

(Hoàng Tiến Tựu, Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian. Sách đã dẫn, trang 203 – 204)

- Phương pháp sưu tầm văn học dân gian là phương pháp gần gũi với phương pháp thực địa / điền dã nhưng không phải là thực địa / điền dã vì hoạt động sưu tầm có thể diễn ra ở những không gian khác (ví dụ: thư viện, không gian mạng,...). Tất nhiên, đặc trưng của phương pháp này vẫn là cách thức tiến hành các hoạt động tìm kiếm, tập hợp, phân loại những sáng tác truyền miệng trong dân gian. Dưới đây là ví dụ về hoạt động sưu tầm văn học dân gian, trường hợp tác phẩm Đẻ đất đẻ nước (sử thi Mường):

Văn bản đầu tiên được sưu tập là một bài mo không thuần nhất với độ dài ban đầu trên 20 000 câu. Công lao sưu tập này thuộc về hai cha con nhà thơ người Mường là Vương Anh. Nhà thơ thuật lại: Mới học lớp Ba mà bố đã bắt Vương Anh làm công việc ghi mo. Ông mời các ông mo nổi tiếng đến, bày cơm rượu ăn để các ông đọc cho Vương Anh ghi. Cái khó khăn lớn của việc ghi mo này đối với cậu học sinh mười tuổi là: người Mường chưa có chữ viết. Cũng may là tiếng Mường lại gần gũi tiếng Việt, nên Vương Anh cứ tự sáng tác ra cách ghi. Hai bố con dắt nhau đi hết mường này đến mường khác. Sau mấy năm, họ đã có một tập giấy dày chừng gang tay, khói bếp và bụi bặm bám vàng. Tập giấy đã đi qua mường Khê, mường Ống, mường Lụt, mường Lồ,... Sau này, Vương Anh dịch sang tiếng Việt.

Văn bản thứ hai do Ty Văn hoá Thanh Hoá công bố năm 1975, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân sưu tầm, chỉnh lí, phiên âm và dịch ra tiếng Việt. Điều đáng lưu ý là: căn cứ vào những chỉ dẫn trong văn bản đầu, các soạn giả vạch lại con đường “kéo chu” trên thực địa. Họ lần theo con đường ấy, hướng sự chú ý vào bảy vùng mường: Ống, Ai, Lẫm, Yến, Rặc, Dồ, La Khơn. Kết quả là họ tìm ra được nhiều văn bản khác nhau. Sau khi đối chiếu, cân nhắc, còn bảy văn bản, họ chọn bản của mường Yến làm cơ sở biên soạn thành sách trên.

Văn bản thứ ba: Theo thời gian công bố chính thức, văn bản này ra đời sau văn

trên một năm. Ông Bùi Văn Kín cho biết: Bản này lấy tài liệu của bốn mường: Bi, Vang, Thàng, Động làm căn cứ chính, đồng thời có sử dụng các nguồn tài liệu ở một số vùng khác thuộc tỉnh Hoà Bình. Nó đã được ấn hành dưới tiêu đề: Đẻ đất đẻ nước, thơ ca dân gian dân tộc Mường, lời tựa của Bùi Văn Kín, NXB Văn học, Hà Nội, 1976.

Văn bản thứ tư: Bản Đẻ đất đẻ nước (sử thi Mường) do ba soạn giả Vương Anh, Hoàng Anh Nhân, Đặng Văn Lung sưu tập (phần giới thiệu và khảo dị của Đặng Văn Lung), NXB Khoa học xã hội ấn hành.

(Vũ Anh Tuấn, Giảng văn Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005, trang 8)

Đối tượng mà hoạt động sưu tầm văn học dân gian hướng tới chính là nhân dân. Đó là những người đã tích luỹ được một “vốn văn học dân gian” trong quá trình sinh sống hằng ngày. Tuy nhiên, sự hiểu biết, tích luỹ về văn học dân gian của mỗi người không giống nhau, có người biết nhiều truyện cổ tích, người thuộc nhiều ca dao, dân ca, có người lại nhớ được nhiều làn điệu chèo cổ,... Vì thế, để xác định đúng đối tượng, cần phải sử dụng các cách thức khác nhau như hỏi ý kiến các chuyên gia, thăm dò những người ở trong vùng khảo sát, tìm gặp và xin gợi ý, hướng dẫn của cán bộ văn hoá, trưởng làng, trưởng bản, giáo viên địa phương,... Trong quá trình đó, việc xác định đúng đối tượng có thể sẽ không thuận lợi ngay từ đầu nên người sưu tầm cần kiên nhẫn vì từ đối tượng này sẽ tìm ra đối tượng khác trong một địa phương hoặc ở các địa phương khác,...

Để tiến hành hoạt động sưu tầm, một trong những hoạt động cơ bản và quen thuộc là ghi chép. Nhưng không thể ghi chép tuỳ tiện mà cần có cách thức ghi chép khoa học, có mục đích, ý tưởng rõ ràng. Trong quá trình ghi chép, có thể xảy ra tình huống: người ghi chép không thể ghi kịp do người cung cấp đang hát, nói hoặc kể một cách hào hứng với tốc độ nhanh. Khi đó, người sưu tầm không nên yêu cầu họ ngừng lại hoặc diễn chậm lại vì điều đó sẽ làm họ mất hứng, gây gián đoạn diễn trình tái tạo tác phẩm. Trong bối cảnh ấy, có thể áp dụng những biện pháp như:

a) Dùng các phương tiện ghi âm (máy ghi âm, điện thoại,...) để ghi lại;

b) Ghi nhanh (tốc kí).

- Phương pháp khảo sát (bằng phiếu hỏi, phỏng vấn) là phương pháp thu thập thông tin về vấn đề văn học dân gian thông qua việc khảo sát ý kiến, quan điểm của một (một số) đối tượng nào đó có liên quan.

Việc khảo sát được tiến hành qua phiếu hoặc phỏng vấn hoặc kết hợp cả hai hình thức. Có hai cách cơ bản:

+ Cách 1 là khảo sát bằng phiếu với một lượng mẫu phù hợp để có thông tin chung, sau đó, từ thông tin thu thập được, tiến hành phỏng vấn một số trường hợp tiêu biểu để tìm hiểu thêm thông tin.

+ Cách 2 là phỏng vấn một số cá nhân có hiểu biết về vấn đề văn học dân gian, sau đó, từ những thông tin thu thập được, tiến hành khảo sát bằng phiếu trên một mẫu rộng hơn để tìm hiểu thêm thông tin.

Câu hỏi 1 (trang 18, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy nêu một ví dụ về hoạt động nghiên cứu và chỉ ra ý nghĩa/ tác dụng của hoạt động nghiên cứu đó với nhiều người hoặc cá nhân em.

Trả lời:

- Hoạt động nghiên cứu: Nghiên cứu về sự hình thành sự tích Thánh Gióng.

- Ý nghĩa:

+ Giải thích cho sự ra đời của sự tích Thánh Gióng

+ Giải thích cho tên gọi Thánh Gióng và các lễ hội xoay quanh tên gọi này.

+ Giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật, đặc điểm của địa phương.

- Tác dụng:

+ Giúp ta hiểu hơn khi học bài Thánh Gióng.

+ Biết được nguồn gốc của sự tích Thánh Gióng và lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn.

+ Hiểu được những suy nghĩ, ước mơ được nhân dân gửi gắm qua truyền thuyết: Suy nghĩ về khát vọng hòa bình, ước mơ không có giặc ngoại xâm…

Câu hỏi 2 (trang 18, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy nêu ví dụ về một vấn đề nghiên cứu văn học dân gian và xác định các câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề đó.

Trả lời:

- Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Văn học dân gian là gì?

+ Văn học dân gian được chia làm mấy đặc trưng cơ bản? Kể tên?

+ Tại sao lại nói văn học dân gian mang tính truyền miệng – tính tập thể? Nêu ví dụ?

+ Tính nguyên hợp của văn học dân gian là gì? Giải thích và nêu ví dụ để làm sáng tỏ?

+ ….

Câu hỏi 3 (trang 18, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Trình bày ngắn gọn cách tìm kiếm, xác định tư liệu cho vấn đề văn học dân gian mà em vừa xác định ở câu 2.

Trả lời:

Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu (điều mọi người chưa biết, chưa từng nghiên cứu, còn gây nhiều thắc mắc…)

Bước 2: Xác định kiến thức/ nội dung xoay quanh vấn đề nghiên cứu (những từ khó, những nội dung liên quan, ảnh hưởng….)

Bước 3: Tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề thông qua thư viện, tài liệu điện tử, sau đó chọn lọc các tài liệu thông tin chính. Có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn cơ bản sau:

- Tuyển tập tác phẩm văn học dân gian theo thể loại (thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao,…)

- Các công trình nghiên cứu về văn học dân gian (sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn, luận án, bài báo trên tạp chí khoa học…)

Bước 4: Bắt đầu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

Câu hỏi 4 (trang 18, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Trình bày một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian và lí giải căn cứ của việc xác định những phương pháp nghiên cứu này.

Trả lời:

- Phương pháp so sánh: phải so sánh với các nền văn học trước và sau văn học dân gian chúng ta mới có thể tìm và phân tích được những điều đổi mới, tiếp bước mà văn học dân gian đã truyền tải.

- Phương pháp giải thích: Giải thích những khái niệm, hiện tượng, nội dung mà người đọc, người nghe cần biết để hiểu.

- Phương pháp phân tích: Phân tích và lí giải những điều văn học dân gian truyền tải thông qua khái niệm, phân loại, đặc trưng…

- ….

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn 10 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian Cánh diều hay khác:

Xem thêm các bài soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên