Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học - Cánh diều

Với soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học trang 69, 70, 71, 72, 73 Chuyên đề Văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học - Cánh diều

Quảng cáo

1. Đặc điểm của bài giới thiệu về một tác giả văn học

 a) Đọc văn bản sau và thực hiện theo các hướng dẫn ở cột bên phải:

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Quảng cáo

Trả lời:

- Phần (1) giới thiệu về tiểu sử của nhà văn Thạch Lam.

- Người viết đã cung cấp những thông tin về nhà văn Thạch Lam trong phần (2): sự nghiệp sáng tác của ông.

- Các quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam trong phần (3):

+ Thạch Lam cho rằng, một nhà văn có thực tài phải là người có thể cảm nhận được mọi vẻ đẹp man mác khắp vũ trụ. Ông viết: “Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”.

+ Trong bài Tựa “Gió đầu mùa”, ông viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn."

- Ở phần (4), những câu văn cho biết đặc điểm phong cách nghệ thuật của Thạch Lam:

+ Từ những phát biểu.....ông là một nhà văn tiến bộ, thực sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ.

Quảng cáo

+ Tác phẩm của ông vừa là con đẻ của một khuynh hướng sáng tác lãng mạn, lại vừa đan xen những giá trị hiện thực.

- Câu cuối cùng khẳng định phong cách sáng tác và các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam.

b) Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy rút ra các đặc điểm của bài giới thiệu về một tác giả văn học theo những gợi ý sau:

- Về nội dung:

+ Bài viết cung cấp những thông tin gì về tác giả văn học?

+ Bài viết có thể hiện nhận định, đánh giá của người viết không?

- Về hình thức:

+ Bài viết có nhan đề không? Nếu có thì nhan đề thường nêu điều gì?

+ Mỗi khía cạnh nội dung về tác giả (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác,...) thường được trình bày thành các phần, đoạn riêng hay xen lẫn vào nhau?

+ Tác giả chỉ sử dụng phương thức thuyết minh hay kết hợp thuyết minh với các phương thức khác (biểu cảm, miêu tả, tự sự,...) trong bài viết?

+ Tác giả có sử dụng các trích dẫn trong bài viết không? Nếu có thì nhằm mục đích gì?

Quảng cáo

2. Cách viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

Sau khi đọc một tác giả văn học, để viết bài giới thiệu về tác giả ấy, các em cần tiến hành các bước cơ bản sau:

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

3. Thực hành viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

Bài tập thực hành 1 (trang 72 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Viết bài giới thiệu (khoảng 1000 chữ) về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cho buổi sinh hoạt ngoại khóa văn học của học sinh khối 11.

Gợi ý:

a) Chuẩn bị

- Phân tích yêu cầu của bài tập về mục đích, đối tượng, phạm vi giới thiệu tác giả Nguyễn Du.

- Đọc tác giả Nguyễn Du qua các tác phẩm chính và các bài nghiên cứu, phê bình (có thể tham khảo bài học Thơ văn Nguyễn Du trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 , tập một).

b) Xây dựng dàn ý / đề cương bài viết

- Xác định các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí (tuỳ theo mục đích, dung lượng bài viết và đặc điểm tác giả văn học).

c) Viết bài giới thiệu về tác giả Nguyễn Du

d) Kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết

Trả lời:

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca.

Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người.

Ba tập thơ chữ Hán thì “Thanh hiên thi tập” gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Nguyễn Du được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ , bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của Nguyễn Du Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh như Thuý Kiều, Đạm Tiên.... Các tác phẩm của ông mang tính triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Đồng thời các tác phẩm của Nguyễn Du cũng khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến chà đạp quyền sống của con người. Qua đó đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc (như mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ Hải).

Với những đóng góp của mình cho nền văn học nước nha. Nguyễn Du được tôn vinh là đại thi hào dân tộc. Các tác phẩm của ông để lại cho thế hệ sau những giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật sâu sắc. Dù thời gian có trôi bao lâu, thì cái tên Nguyễn Du vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn học nước nhà, trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ giống như Tố Hữu đã viết:

Nghìn năm sau  nhớ Nguyễn Du.

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

Bài tập thực hành 2 (trang 73 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Viết bài giới thiệu về tác giả Huy Cận. Dung lượng: 500 chữ.

Gợi ý:

- Thực hiện các bước như hướng dẫn ở Bài tập 1.

- Chú ý: Sử dụng kết quả đọc tác giả Huy Cận (Bài tập 2, mục 3, phần II)

Trả lời:

Huy Cận là một trong những cây bút thơ ca tiêu biểu của thế kỉ XX. Huy Cận tên khai sinh là Cù Huy Cận, sinh năm 1919, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông từng học ở Trường Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Thơ của Huy Cận giàu những giá trị vật chất và văn hoá, tinh thần của quê hương xứ sở. Thơ ông súc tích về nội dung, đồng thời có một phong cách nghệ thuật thật đằm, thật mực thước. Sự nghiệp sáng tác của Huy Cận có thể chia làm hai giai đoạn: trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám. Trước Cách mạng tháng Tám: Thơ ông mang một nỗi u buồn, nỗi sầu về kiếp người nhỏ bé, trôi nổi giữa dòng đời vô định. Đồng thời, ông cũng ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật, ngầm ẩn tấm lòng với đất nước “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, … Sau Cách mạng tháng Tám: Hồn thơ ông trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động. Những chuyển biến đó được thể hiện trong “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”…Có thể nói, Huy Cận là một hiện tượng lạ, thơ ông là sự đan xen giữa cũ và mới: một đứa con của thi pháp Thơ mới nhưng trong huyết quản vẫn chung dòng máu thơ cổ điển. Mặc dù ngòi bút của Huy Cận đã sáng tác bằng thi pháp thơ tượng trưng nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng thơ cổ điển, ở nhiều phương diện như: thi liệu, thi hứng và cả thi pháp. Xuân Diệu nhận xét rằng Huy Cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn. Hẳn đây là một trong những "tố chất" đặc biệt để hình thành hồn thơ của một thí sĩ sau bày sẽ là tác giả của tập "Lửa thiêng" - tập thơ dựng lên cả một thế giới nổi tiếng với vẻ quạnh vắng cô liêu.

Với những đóng góp của mình đối với nền văn học nước nhà, Huy Cận và những sáng tác của mình đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng mỗi độc giả.

Câu hỏi 1 (trang 73 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Thế nào là viết bài giới thiệu về một tác giả văn học?

Trả lời:

Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học là viết bài cung cấp những thông tin về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật... của tác giả. Đồng thời, thể hiện được nhận định, thái độ, đánh giá của người viết về tác giả văn học.

Câu hỏi 2 (trang 73 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Có ý kiến cho rằng: Bài giới thiệu về tác giả văn học chỉ cần trình bày các thông tin chân thực về tác giả đó, không cần đưa ra các nhận định, đánh giá. Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?

Trả lời:

Em không đồng tình với ý kiến: Bài giới thiệu về tác giả văn học chỉ cần trình bày các thông tin chân thực về tác giả đó, không cần đưa ra các nhận định, đánh giá. Bởi khi viết, chúng ta cũng cần phải đưa ra những ý kiến, nhận xét khách quan của mọi người cũng như quan điểm của người viết về tác giả đó.

Câu hỏi 3 (trang 73 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Khi thực hành viết bài giới thiệu về tác giả văn học, em thấy bước nào dễ có những sai sót? Vì sao?

Trả lời:

Khi thực hành viết bài giới thiệu về tác giả văn học, em thấy bước ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả văn học đó là dễ xảy ra sai sót nhất. Bởi khi giới thiệu về một tác giả có rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau về tác giả đó. Có một số tác giả chưa rõ thông tin cụ thể về khía cạnh nào đó. Nếu người nghiên cứu, tìm hiểu không có chuyên môn hoặc kiến thức sẽ khó khăn trong việc việc tìm kiếm, xác định tính chính thống của thông tin.

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên