Soạn bài Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại - Cánh diều
Với soạn bài Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại Chuyên đề Văn 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
Soạn bài Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại - Cánh diều
1. Yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
Khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại, cần lưu ý một số yêu cầu sau:
- Phải nắm chắc khái niệm công cụ, đặc biệt là những khái niệm liên quan đến tri thức về thể loại văn học (nhân vật, tình huống truyện, điểm nhìn, cái "tôi" trữ tình, thơ tượng trưng, siêu thực,...).
- Cần có sự kết hợp giữa định tính và định lượng:
+ Phân tích, khái quát: định tính.
+ Phân loại, thống kê: định lượng.
- Phải đảm bảo tính vừa sức. Nên đi vào những đề tài nhỏ, cụ thể.
- Nên bắt đầu từ những vấn đề, những sự kiện mà mình thấy rung động, thích thú khi tiếp xúc với văn bản.
- Các nghiên cứu cần được công bố, thảo luận trong cộng đồng học tập để nhận được sự góp ý phản biện từ giáo viên và các bạn trong lớp.
- Hoạt động nghiên cứu có thể tiến hành độc lập hoặc bởi một nhóm nghiên cứu.
2. Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại
Như ta đã thấy ở trên, văn học hiện đại Việt Nam có nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, tính chất hiện đại của nền văn học lại có những đặc điểm riêng. Vì thế, các em cần nắm được những đặc điểm riêng trong mỗi giai đoạn để xác định cho mình một vấn đề nghiên cứu thích hợp, phù hợp với năng lực và kiến thức của một học sinh ở bậc học phổ thông. Ngữ liệu để khảo sát chủ yếu dựa trên các tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa nhưng khi cần thiết cũng có thể mở rộng đến những tác phẩm khác của các tác giả đã học trong sách giáo khoa hoặc theo chỉ dẫn của giáo viên.
2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
Tính chất hiện đại của nền văn học thể hiện tập trung ở việc học tập các kĩ thuật, lối viết, các mô hình thể loại của văn học phương Tây để sáng tạo những cách viết mới, những thể loại mới, thoát khỏi những khuôn mẫu của văn học trung đại. Một số đề tài nghiên cứu vì thế có thể triển khai là:
- Tính chất hiện đại của Xuân Diệu ở Đây mùa thu tới trong so sánh với các bài thơ về mùa thu đã học / đã đọc thuộc văn học trung đại.
- Thiên nhiên trong sáng tác của một số nhà thơ mới tiêu biểu (Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận) trong sự so sánh với thiên nhiên ở sáng tác của các nhà thơ trung đại.
- Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn hiện đại (khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và Nam Cao).
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao.
Ở phương diện khác, tính chất hiện đại của văn học giai đoạn này còn là sự phát hiện về con người trong đời sống sinh hoạt thường ngày, với những trải nghiệm nhân sinh phổ biến (cái đói, tuổi già, bệnh tật,...); sự phát hiện và quan tâm đến những con người bé nhỏ, những con người dưới đáy xã hội. Từ góc nhìn này, có thể triển khai một số đề tài nghiên cứu như:
- Hình tượng trẻ em/ người phụ nữ trong một số sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng.
- Tuổi già/ bệnh tật/ miếng ăn/ cái chết trong một số truyện ngắn của Nam Cao.
- Sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại ở những bài thơ đã học của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a) Từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
Đặc điểm nổi trội cho toàn bộ giai đoạn này là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhưng không phải vì thế mà không có những tìm tòi cách tân có ý nghĩa (đặc biệt là trong thơ). Một số đề tài nghiên cứu có thể triển khai:
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong một số tác phẩm thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 (Gợi ý: Đất nước Nguyễn Đình Thi, Tây Tiến - Quang Dũng,...).
- Mối quan hệ giữa chất hiện thực và chất thơ trong thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp qua Đồng chí của Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng.
- Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu (Gợi ý: Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc Tố Hữu, Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao,...).
- Những biểu hiện của sự kế thừa hình thức thơ ca dân gian trong thơ từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 qua một số tác phẩm đã học (Gợi ý: Việt Bắc - Tố Hữu, Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao,...).
b) Từ năm 1975 đến nay
Đây là giai đoạn văn học mở cửa với thế giới và vì thế có nhiều đổi mới, cách tân. Nhưng các tác giả xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn chưa thật nhiều, chưa có được độ lùi thời gian cần thiết để có thể thẩm định một cách chính xác, vì thế việc tập nghiên cứu là không dễ. Tuy vậy, có thể triển khai một số đề tài như sau:
- Sự đối thoại với khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Ý thức về sinh thái trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp (Gợi ý: Muối của rừng, hai truyện Con thú lớn nhất, Sói trả thù (nằm trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát;...).
- Những đổi mới về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm 1975 qua truyện ngắn Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi (trích Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh.
- Giới thiệu một tác giả / tác phẩm / hiện tượng văn học đương đại mà em tâm đắc.
- Những biểu hiện của thơ tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều.
- Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam từ sau năm 1975 (khảo sát qua Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp).
2.3. Cũng có thể hình thành những nghiên cứu xuyên suốt trong cả hai giai đoạn
Những nghiên cứu này mang tính quy mô và đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn. Ví dụ:
- Khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực từ thơ mới đến thơ đương đại qua một số tác giả tiêu biểu đã học (Gợi ý: các tác phẩm thơ đã học hoặc đã đọc của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều,...).
- Hình tượng những con người dưới đáy xã hội / bé nhỏ trong văn học hiện đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu đã học (Gợi ý: Chí Phèo, Lão Hạc - Nam Cao; Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan; Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu;...).
- Hình tượng nhà văn, người nghệ sĩ trong một số truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại (Gợi ý: Giăng sáng, Đời thi̛ra - Nam Cao; Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu;...).
- Những ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ / văn xuôi / văn học Việt Nam hiện đại.
- Những đổi mới về nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
3. Một số phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại
Các phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại là rá́t phong phú. Ở bậc học phổ thông, các em nên nắm chắc và vận dụng các phương pháp sau.
3.1. Phương pháp thống kê - phân loại
Đây là hai phương pháp thường sóng đôi với nhau.
- Thống kê: giúp nhận biết đối tượng một cách định lượng. Ví dụ, có thể thống kê trong truyện ngắn của Nam Cao, tỉ lệ của điểm nhìn từ ngôi thứ ba có tính toàn tri (biết tất) là bao nhiêu phần trăm, nhiều hơn hay ít hơn trong sự so sánh với diềm nhìn từ ngôi thứ ba giới hạn theo trường nhìn của nhân vật (hạn tri),...
- Phân loại: chia nhỏ đối tượng nghiên cứu, qua đó hiểu sâu, hiểu chi tiết hơn về đối tượng. Ví dụ, với đối tượng nghiên cứu là điểm nhìn, ta có thể phân loại thành điểm nhìn từ ngôi thứ ba và điểm nhìn từ ngôi thứ nhất. Trong điểm nhìn từ ngôi thứ ba lại có thể chia nhỏ hơn: điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri, điểm nhìn từ ngôi thứ ba giới hạn theo trường nhìn của nhân vật,...
3.2. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp nhằm chỉ ra điểm giống nhau hoặc sự độc đáo, khác biệt của đối tượng nghiên cứu.
Ở bậc học phổ thông, so sánh là phương pháp đặc biệt quan trọng để phát hiện và hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: Để hiểu về sự mới mẻ trong điểm nhìn trần thuật của văn học hiện đại thì phải so sánh với điểm nhìn trần thuật trong văn học trung đại. Để hiểu được vì sao miêu tả những con người trong cuộc sống đời thường ở văn học hiện đại, hậu hiện đại lại là một cách tân thì phải so sánh với con người trong văn học trung đại (Thường là những thánh nhân, quân tử, những hào kiệt, liệt nữ. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc có một nhận xét: Trong Truyện Kiều thì ngay cả một nhân vật vô lại như Sở Khanh cũng biết làm thơ!). Để hiểu được sự độc đáo trong cách miêu tả những con người dưới đáy xã hội của Nam Cao thì phải so sánh với Thạch Lam (một nhà văn lãng mạn), với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng (những nhà văn cùng trong khuynh hướng hiện thực).
Theo chiều ngược lại, có thể thông qua so sánh để nhận ra sự tương đồng của các đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: sự tương đồng trong cách miêu tả về người nông dân ở sáng tác của Ngô Tất Tố và Nam Cao; sự tương đồng của hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.
3.3. Phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại
Tác phẩm văn học tuy sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu nhưng đây là thứ ngôn ngữ đã được mã hoá lại. Một trong những mã quan trọng để hiểu văn bản đó là mã thể loại. Mỗi thể loại có những quy tắc riêng mà nếu không nắm được nó ta sẽ không thể hiểu được thông điệp của văn bản. Các phương pháp thống kê - phân loại hay so sánh chỉ có thể vận hành được dựa trên những tri thức về thể loại. Ví dụ: Để có thể so sánh nhân vật dưới đáy xã hội trong tác phẩm của Nam Cao với tác phẩm của Thạch Lam, chúng ta phải nắm được những tri thức về nhân vật trong tác phẩm tự sự, cụ thể hơn là trong truyện ngắn (chân dung, tính cách, ngôn ngữ,...), phải nắm được các khái niệm về tình huống truyện, không gian - thời gian,... Chỉ như thế thì việc so sánh mới có ý nghĩa, sự phân tích mới có được tính thuyết phục.
3.4. Phương pháp lịch sử
Phương pháp này giúp ta nhận diện đối tượng trong dòng chảy thời gian, từ đó hiểu được quá trình hình thành - biến đổi cũng như những quy luật ngầm ẩn của nó.
Đây là phương pháp có độ khó trong vận dụng, thường xuất hiện ở những nghiên cứu xuyên suốt trong một thời gian dài, hoặc từ giai đoạn này sang giai đoạn khác (xem mục 2.3). Tuy nhiên, khi chúng ta so sánh một vấn đề nào đó theo trục thời gian thì ít nhiều đã có vận dụng phương pháp lịch sử.
4. Các bước nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
5. Thực hành nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
Đề tài (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 12): Những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu và "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải.
Gợi ý: Áp dụng các bước đã nêu trong mục 4 theo một số chỉ dẫn sau.
a) Bước 1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu và tìm hiểu khái niệm công cụ
- Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (1983) và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (1990) đều được sáng tác sau năm 1975, vì thế mang những đặc điểm
của tính hiện đại: đối thoại với khuynh hướng sử thi ở giai đoạn trước năm 1975 để tìm kiếm những hình thức mới cho truyện ngắn (đem đến những cách tân và thể hiện tinh thần dân chủ).
- Các khái niệm công cụ: khuynh hướng sử thi, lối viết hiện đại (xem mục I .2 , phần viết về văn học sau năm 1975; đặc biệt quan tâm đến tinh thần đối thoại, vai trò của người đọc), các khái niệm liên quan đến truyện ngắn (người kể chuyện, sự luân phiên các điểm nhìn, nhân vật,...).
b) Bước 2. Xác định phạm vi tư liệu khảo sát
- Hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải.
- Có thể mở rộng ra với những truyện ngắn khác (mà em biết) của hai tác giả này để so sánh.
c) Bước 3. Lập bảng dữ liệu và đề xuất các ý tưởng
Có thể lập bảng dữ liệu theo mẫu sau:
- Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (tiến hành tương tự như với Chiếc thuyền ngoài xa).
d) Bước 4. Lập đề cương
- Khái niệm khuynh hướng sử thi.
- Tính hiện đại trong hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. Có hai cách triển khai:
e) Bước 5. Viết bài nghiên cứu
Tiến hành viết bài nghiên cứu theo đề cương đã lập.
Câu hỏi 1 (trang 17 Chuyên đề Ngữ văn 12): Hoàn thiện bảng dữ liệu về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (bước 3, mục II.5)
Trả lời:
Tiêu chí |
Dẫn chứng |
Nhận xét |
Cảm hứng sáng tác và kiểu nhân vật |
Cảm hứng sáng tác đến từ việc quan sát và tìm hiểu cuộc sống, con người Hà Nội trong giai đoạn mới của xã hội. |
Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của tác giả về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. |
Ngôi kể chuyện |
Ngôi thứ nhất, xưng “tôi” |
Một nhân vật phức tạp và đa chiều. |
Điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật |
- Ở góc nhìn của bà Hiền - Ở góc nhìn của chị vú – người làm công.
|
Sự đối thoại về ý thức tạo nên sự thay đổi điểm nhìn linh hoạt làm cho khoảng cách giữa người kể và nhân vật trở nên gần gũi hơn. |
Nhân vật chính |
Bà Hiền |
Nhân vật bà Hiền không chỉ phản ánh cá nhân một người phụ nữ Hà Nội mà còn là hình ảnh đại diện cho tinh thần và giá trị văn hóa của người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời kì đổi mới. |
Mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc |
Nhà văn đã thể hiện sự chuyển đổi từ cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết luận, đánh dấu một bước phát triển đáng ghi nhận trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. |
Sự phong phú và đa dạng trong cách nhìn nhận và đánh giá con người, cuộc sống trong giai đoạn mới của xã hội. |
Câu hỏi 2 (trang 17 Chuyên đề Ngữ văn 12): Chọn một trong hai cách ở bước 4, mục II.5 và hoàn thiện thao tác lập đề cương.
Trả lời:
Cách 1: Phân tích tính hiện đại trong hai tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội.
- Về người kể chuyện:
+ Chiếc thuyền ngoài xa: truyện được kể từ góc nhìn của nhân vật Phùng, một nhiếp ảnh gia. Nhà văn sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện qua góc nhìn của Phùng. Qua lời kể của Phùng, người đọc cũng có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân trong làng chài, những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt.
+ Một người Hà Nội: truyện được kể từ góc nhìn của nhân vật “tôi”, tên là Khải. Đây là nhân vật đã từng chứng kiến và tham gia biết bao nhiêu chặng đường lịch sử của dân tộc. Nhân vật “tôi” có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo trên những chặng đường đời của mình. “Tôi” là một người Hà Nội, có tính cách vừa vui tươi vừa bông đùa, hóm hỉnh và khôn ngoan, trải đời, là một kiểu người gắn bó tha thiết với số mệnh đất nước và trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc.
- Sự luân phiên trong điểm nhìn của tác phẩm:
+ Chiếc thuyền ngoài xa: tác phẩm thể hiện sự luân phiên giữa quan điểm của nhân vật Phùng và quan điểm của tác giả.
+ Một người Hà Nội: tác phẩm thể hiện sự luân phiên giữa quan điểm của nhân vật chính – cô Hiền và quan điểm của tác giả.
- Về nhân vật trong truyện:
+ Chiếc thuyền ngoài xa: nhân vật chính là Phùng, một nhiếp ảnh gia, người đang đi tìm kiếm cảnh đẹp để chụp ảnh.
+ Một người Hà Nội: nhân vật chính là cô Hiền, một người phụ nữ Hà Nội, người luôn giữ gìn nếp sống thanh lịch và sang trọng.
- Mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc:
+ Chiếc thuyền ngoài xa: tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giản dị mà thấm thía để chinh phục trái tim bạn đọc nhiều thế hệ.
+ Một người Hà Nội: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, thẳng thắn để thể hiện cái nhìn thực tế về cuộc sống, tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với người đọc.
Câu hỏi 3 (trang 17 Chuyên đề Ngữ văn 12): Chọn một đề tài trong phần gợi ý (mục II.2) hoặc một đề tài mà em hứng thú, tập xây dựng đề cương theo các bước đã nêu ở mục II.4.
Trả lời:
Đề tài: Hình tượng trẻ em/ phụ nữ trong những sáng tác của Thạch Lam, Nam cao, Nguyên Hồng.
1. Truyện viết về trẻ em trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Khái quát về văn học thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám 1945
+ Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng tám, văn học thiếu nhi ít được coi trọng. Từ những năm 20 của thế kỉ trước, văn học cho trẻ em mới bắt đầu được chú ý thông qua những cuộc cách tân văn học theo xu hướng hiện đại hóa. Đến những năm 30, văn học viết cho trẻ em trở nên phong phú hơn.
+ Các nhà văn thuộc xu hướng hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài… đã có ý thức viết cho các em lành mạnh hơn. Những trang viết của họ chứa chan tinh thần nhân đạo và thấm đẫm khuynh hướng hiện thực.
+ Một mảng sáng tác gắn với những thân phận thiệt thòi, lấm láp của trẻ thơ:
• Nổi bật trong những sáng tác viết về trẻ thơ của Nguyên Hồng là những em bé bất hạnh bị đày đọa, hắt hủi; những đứa trẻ thiệt thòi, hoàn toàn không có đời sống tinh thần, không có tuổi thơ…
• Nhà văn Nam Cao chú ý tới nỗi khổ đau, bất hạnh của trẻ em nhà nghèo – những đứa trẻ không có tuổi thơ phải vật lộn với miếng cơm manh áo. Đó có thể là bé Hồng trong Bài học quét nhà, bé Dần trong Một đám cưới, Chị em cái Gái trong Nghèo hay những đứa trẻ trong Trẻ con không được ăn thịt chó…
• Trong những trang viết dành cho thiếu nhi của Thạch Lam, hầu hết nhân vật trẻ em đều có tâm hồn trong sáng, thánh thiện như Sơn, Lan trong Gió lạnh đầu mùa; Liên, An trong Hai đứa trẻ…
- Quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng qua hình tượng nhân vật trẻ em.
• Nguyên Hồng quan niệm văn chương là “sự thực ở đời, phải trông thẳng vào cuộc sống, thấu hiểu nó, nhận thấy nó rồi biến đổi để thuật tiện cho sự nảy nở sinh lực của mình” (Ngọn lửa). Chính quan điểm ấy đã hướng ngòi bút Nguyên Hồng đến hình tượng những em bé mồ côi, bất hạnh, bị quăng ra giữa dòng đời giành giật lấy sự sống, sống cuộc sống của người lớn trong hình hài của trẻ thơ.
• Với bút phát tả chân sinh động, Nam Cao đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Người đọc tìm thấy hình ảnh những em bé rách rưới, đói khát, những mảnh đời bất hạnh quanh ta đang diễn ra hàng ngày mà vì vô tình hay chúng ta cố ý lờ đi không thấy.
• Khi quan niệm về nhân vật trong tác phẩm, Thạch Lam cho rằng không có “con người hoàn toàn”. Điều đó khiến cho thế giới nhân vật trong những trang viết của ông sinh động và rất gần gũi với hiện thực cuộc sống.
=> Quan niệm nghệ thuật này đã chi phối sự hình thành tất cả các phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện và kết cấu, nhân vật và xung đột nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu.
2. Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng nhìn từ phương diện nội dung
- Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống:
+ Hoàn cảnh rộng và thân phận của những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời
Trẻ em phải đối mặt với sự giả dối, tàn bạo, vô cảm, những tâm hồn trẻ thơ không đủ sức chống chọi tất yếu sẽ bị xô đẩy, vùi dập và không ít em bị sa ngã, trở thành kẻ lưu manh, trộm cắp như Điều trong Con chó vàng, cậu bé Hồng trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
+ Không như Nguyên Hồng, bi kịch trẻ thơ trước nanh vuốt cuộc đời được Nam Cao phản ánh phù phàng hơn. “Một đám cưới” là hình ảnh tội nghiệp của Dần
+ Hoàn cảnh hẹp và chân ảnh trẻ thơ giữa khắc nghiệt đời thường: Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Nam Cao, Nguyên Hồng gắn liền với sự lầm than, tủi cực. Các em không chỉ phải sống trong đói khát, rách rưới mà còn phải chịu sự ghẻ lạnh của những người thân
Thạch Lam thì nhẹ nhàng và sâu lắng, đi sâu khám phá những nét bình dị, đáng yêu, những rung động, xúc cảm sâu xa trong tâm hồn trẻ thơ giữa khắc nghiệt đời thường.
- Trẻ em trong mối quan hệ với chính mình:
+ Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái
+ Truyện của Thạch Lam: Đó là cậu bé Sơn trong Gió lạnh đầu mùa hay những rung động sâu xa trong lòng cô bé Liên đối với những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ
+ Là nhà văn của những người lao khổ, Nguyên Hồng luôn dành cho những nhân vật của ông niềm yêu thương tha thiết và sự cảm thông, thấu hiểu. Nhân vật “Điều” trong Con chó vàng là một minh chứng.
- Những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, giàu ước mơ, khát vọng:
+ Đó có thể là ước mơ được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Có thể là khát khao có được chiếc áo mới mặc ngày Tết, chiếc áo ấm áp để chống lại cái lạnh trong mùa đông . Cũng có thể là khát vọng thoát khỏi cuộc sống mỏi mòn, tàn tạ.
- Hình tượng trẻ em – nỗ lực tái tạo hiện thực và khát vọng nhân văn của người viết. Nỗ lực tái tạo hiện thực của tác giả qua hình tượng trẻ em.
- Số phận của những đứa trẻ trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao được đặt ở những thử thách khốc liệt của cảnh nghèo, miếng ăn: Dần trong Một đám cưới, Ninh trong Từ ngày mẹ chết, Hồng trong Bài học quét nhà, Gái trong Nghèo…
Khác với Nam Cao, trong mỗi câu chuyện của Nguyên Hồng vẫn còn chút sáng ấm áp của tình người, của niềm tin yêu vào cuộc sống mãnh liệt
Bên cạnh hiện thực u ám, đói nghèo, người được có thấy bi kịch trẻ thơ trong sáng tác của Thạch Lam còn đến từ sự tàn héo, cũ mòn của cái “ao đời bằng phẳng”. Hai đức trẻ là một minh chứng.
Hình tượng trẻ em – sứ giả mang thông điệp nghệ thuật giàu tính nhân văn của người viết.
Kết thúc có hậu đầy tính nhân văn trong Giọt máu, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là sự bù đắp cho tâm hồn thánh thiện, hiếu thảo.
Ngòi bút Thạch Lam trân trọng và tinh tế khi phát hiện những ước mơ thầm kín trong thế giới trẻ thơ. Nhân vật Liên, An trong Hai đứa trẻ luôn ước mơ, khao khát được vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
3. Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng nhìn từ phương diện nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng truyện:
+ Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện
• Nam Cao khéo léo gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, về con người. Tính bi hài trong những tình huống mà Nam Cao lựa chọn thường tạo bất ngờ cho người đọc. Chẳng hạn như trong Trẻ con không được ăn thịt chó.
• Tình huống truyện của Thạch Lam gượng nhẹ hơn nhiều so với những nhà văn cùng thời nhưng vẫn gợi được những rung động sâu xa trong lòng người đọc về vẻ đẹp trong sáng, tâm hồn thanh khiết của những đứa trẻ bị cuộc đời vùi dập, đọa đầy.
• Với Nguyên Hồng, đó là kiểu tình huống con người đột ngột hay thay đổi suy nghĩ, hành động trước một hoàn cảnh xúc động nào đó.
+ Nghệ thuật xây dựng chi tiết, sự kiện:
• Trong Nghèo, Một đám cưới, Nam Cao khéo léo đan cài những chi tiết, sự kiện tiêu biểu để hiện lên cảnh đói khát, bần cùng của người nông dân trước cách mạng.
• Với Thạch Lam, từ việc sử dụng tài tình các chi tiết, sự kiện đó cứ lúc lại nhói lên với sự hắt hiu, mòi mỏi của những nỗi niềm bất trắc, những nếp u ẩn, khuất lấp trong tâm hồn của từng số phận
- Ngôn từ nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trần thuật, miêu tả:
• Ngôn ngữ trần thuật trong những sáng tác của Thạch Lam giản dị mà tinh tế, nhẹ nhàng mà giàu hình ảnh, cảm xúc và nhiều khi đậm chất thơ
• Ngôn ngữ trần thuật trong những sáng tác của Nam Cao lạnh lùng, ráo hoảnh như xoáy sâu vào nỗi đau nhân thế khi tái hiện những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương; linh hoạt trong việc thay đổi giọng điệu để miêu tả, bộc lộ tình cảm, thái độ với đối tượng.
• Ngôn ngữ trần thuật của Nguyên Hồng nhẹ nhàng, thấm đẫm yêu thương nhưng cũng tạo ra nhiều dư vị xót xa.
+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại:
Trong truyện của Nguyên Hồng, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật in dấu những nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ chịu va đập của hoàn cảnh; qua những đoạn đối thoại người đọc nhận ra bản chất của nhân vật.
Hầu hết nhân vật trẻ em trong những sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng đều chịu sự thua thiệt, đều bị đày đọa của thể chất lẫn tinh thần. Người cầm bút đã chú ý khai thác thế giới nội tâm nhân vật để biểu hiện những cay nghiệt, khốn cùng của cuộc sống lầm than, tăm tối mà nhân vật phải nếm trải…
+ Ngôn ngữ dân giã, giàu sắc thái địa phương
• Ngôn ngữ truyện của Nguyên Hồng: Mỗi nhân vật có một loại ngôn ngữ riêng được chắt lọc từ cuộc sống. Đó có thể là ngôn ngữ của những đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ như ngôn ngữ của cậu bé Hồng và đám bạn cậu trong Những ngày thơ ấu hay ngôn ngữ của những đứa trẻ bị hắt hủi, bỏ rơi như Nhân, Mũn trong Đây bóng tối
• Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là lời ăn tiếng nói quần chúng, giản dị mà phong phú, chắc chắn mà uyển chuyển, có khi xù xì dài dòng nhưng trong sáng đậm đà thường xen lẫn thành ngữ, tục ngữ.
- Kết cấu tác phẩm:
+ Kết cấu theo trình tự thời gian.
+ Kết cấu song tuyến.
+ Kết cấu tâm lí.
Trong đội ngũ các nhà văn viết cho thiếu nhi, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng là những cây bút không chuyên nhưng số ít trong sự nghiệp sáng tác của họ đã dành cho những tâm hồn thơ trẻ, thánh thiện nó thực sự thu hút sự yêu mến, quan tâm của bạn đọc và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Với sự hiểu biểu sâu sắc về đời sống và tâm hồn trẻ thơ, với tài năng và một tầm văn hóa cao, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng không chỉ xây dựng thành công một thế giới nghệ thuật chân thực, sắc nét về cuộc đời và những thân phận trẻ thơ bất hạnh mà còn in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn trong hành trình phản ánh, lí giải số phận, tâm hồn các em.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại hay khác:
I. Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam
III. Viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
IV. Thuyết trình về một vấn để văn học hiện đại và hậu hiện đại
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phát văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều