Chuyên đề Vật Lí 10 trang 51 Chân trời sáng tạo

Với lời giải Chuyên đề Vật Lí 10 trang 51 trong Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn Chuyên đề học tập Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Vật Lí 10 trang 51.

Chuyên đề Vật Lí 10 trang 51 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 5 trang 51 Chuyên đề Vật Lí 10: Quan sát Hình 6.9 và mô tả quá trình diễn ra hiện tượng nguyệt thực

Quan sát Hình 6.9 và mô tả quá trình diễn ra hiện tượng nguyệt thực

Quảng cáo

Lời giải:

Quá trình diễn ra hiện tượng nguyệt thực: Như mô tả trong Hình 6.9 Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, do đó đã chắn hết ánh sáng của Mặt Trời. Mặt Trăng từ vị trí A dần tiến vào vùng bóng mờ của Trái Đất, khi đó tại B ta quan sát thấy nguyệt thực một phần. Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất tại C, ta quan sát thấy nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần có thể diễn ra trong khoảng 2 giờ. Sau đó Mặt Trăng dần di chuyển ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất. Ta quan sát thấy nguyệt thực một phần tại pha D khi Mặt Trăng di chuyển vào vùng bóng mờ của Trái Đất. Hiện tượng nguyệt thực kết thúc khi Mặt Trăng di chuyển hoàn toàn ra khỏi vùng bóng mờ của Trái Đất tại pha E.

Câu hỏi 6 trang 51 Chuyên đề Vật Lí 10: Trình bày điều kiện về vị trí của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời để có thể xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Quảng cáo


Lời giải:

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng. Khi đó, Trái Đất che khuất một phần hay toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng.  Mặt Trăng không còn nhận được ánh sáng từ Mặt Trời nên không phản xạ lại đến mắt chúng ta để nhìn thấy.

Câu hỏi 7 trang 51 Chuyên đề Vật Lí 10: Tại sao hiện tượng nhật thực chỉ có thể quan sát thấy trong vài phút trong khi hiện tượng nguyệt thực có thể diễn ra trong khoảng vài giờ?

Quảng cáo

Lời giải:

Hiện tượng nhật thực chỉ có thể quan sát thấy trong vài phút trong khi hiện tượng nguyệt thực có thể diễn ra trong khoảng vài giờ vì Trái Đất có kích thước lớn hơn đáng kể so với Mặt Trăng. Do đó, Mặt Trăng mất thời gian lâu hơn cho cả quá trình di chuyển vào và di chuyển ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

Câu hỏi 8 trang 51 Chuyên đề Vật Lí 10: Giải thích tại sao hiện tượng nhật thực và nguyệt thực hiếm khi xảy ra.

Quảng cáo

Lời giải:

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực hiếm khi xảy ra: Nếu bạch đạo trùng với hoàng đạo thì 3 thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất luôn thẳng hàng khi giao hội và xung đối. Nhưng vì hai mặt phẳng bạch đạo và hoàng đạo không trùng nhau nên vào những kì trên 3 thiên thể này có khi không thẳng hàng.

Lời giải Chuyên đề Vật Lí 10 Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên