Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Nhà sáng chế
Với lời giải bài tập Công nghệ lớp 5 Bài 2: Nhà sáng chế sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Công nghệ lớp 5.
Giải Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Nhà sáng chế
Video Giải Công nghệ lớp 5 Bài 2: Nhà sáng chế - Cô Nguyễn Lan (Giáo viên VietJack)
1. Vai trò của sáng chế
Khám phá trang 9 SGK Công nghệ lớp 5: Quan sát Hình 1 và cho biết các sáng chế dưới đây có vai trò như thế nào trong đời sống.
Lời giải
Vai trò của các sáng chế ở Hình 1 trong đời sống:
Hình |
Vai trò |
a |
Cải tiến sản phẩm |
b |
Giúp đời sống tiện nghi hơn |
c |
Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ |
d |
Tạo ra sản phẩm mới |
Luyện tập trang 9 SGK Công nghệ lớp 5: Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về vai trò của một sáng chế đối với đời sống con người mà em biết.
Lời giải
Vai trò của một sáng chế đối với đời sống con người mà em biết:
Quạt tích điện sử dụng năng lượng mặt trời giúp cung cấp điện làm mát mà không sử dụng điện lưới, giảm chi phí sử dụng điện, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống cho con người, đảm bảo tính tiện nghi.
Khám phá trang 10 SGK Công nghệ lớp 5: Quan sát Hình 2 và cho biết sáng chế đã làm công nghệ thay đổi và phát triển như thế nào.
Lời giải
Sáng chế đã làm công nghệ thay đổi và phát triển đó là:
- Tạo ra sản phẩm mới đó là bút chì.
- Đời sống con người trở nên văn minh hơn.
- Đảm bảo tính tiện nghi.
Luyện tập trang 10 SGK Công nghệ lớp 5: Em hãy trao đổi với bạn về những sáng chế làm thay đổi và phát triển công nghệ mà em tìm hiểu được.
Lời giải
Những sáng chế làm thay đổi và phát triển công nghệ mà em biết:
- Sự ra đời của bóng đèn sợi đốt.
- Động cơ đốt trong dùng cho ô tô.
- Sự ra đời của điện thoại di động…
2. Một số nhà sáng chế tiêu biểu trong lịch sử
Khám phá trang 10 SGK Công nghệ lớp 5: Quan sát Hình 3, ghép tên nhà sáng chế và sáng chế của họ cho phù hợp.
Lời giải
Ghép tên nhà sáng chế và sáng chế của họ:
Tên nhà sáng chế |
Sáng chế của họ |
Giêm Oát |
Động cơ hơi nước |
Các Ben |
Ô tô |
A-lếch-xan-đơ |
Điện thoại |
Tô-mát Ê-đi-xơn |
Bóng đèn sợi đốt |
Khám phá trang 11 SGK Công nghệ lớp 5: Cùng tìm hiểu thông tin về các nhà sáng chế và lịch sử các sáng chế tiêu biểu của họ.
- Lựa chọn sáng chế trong các thông tin trên để điền vào ô trống tương ứng với thời gian cấp bằng sánh chế theo mẫu dưới đây.
- Kể tóm tắt những điều em biết về người đã sáng chế ra các sáng chế đó.
Lời giải
- Lựa chọn sáng chế trong các thông tin trên để điền vào ô trống tương ứng với thời gian cấp bằng sánh chế theo mẫu:
Năm |
Tên sáng chế |
1784 |
Động cơ hơi nước |
1876 |
Điện thoại |
1879 |
Bóng đèn điện |
1886 |
Ô tô |
- Những điều em biết về người đã sáng chế ra các sáng trên:
+ Động cơ hơi nước: Giêm Oát (1736 – 1819), là người Xcốt-len. Năm 1763, ông nghiên cứu về động cơ hơi nước. Năm 1765, ý tưởng về động cơ hơi nước ra đời. Năm 1784, ông được cấp bằng sáng chế động cơ hơi nước.
+ Điện thoại: A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo (1847 – 1922), là người Xcốt-len. Năm 1874, ông chế tạo chiếc máy truyền vài tin điện báo qua một đường dây. Năm 1875, ông cải tiến máy đó để truyền tiếng nói. Năm 1876, ông được cấp bằng sáng chế điện thoại.
+ Bóng đèn điện: Tô-mát Ê-đi-xơn (1847 – 1931), là người Mỹ. Năm 1878, ông nghiên cứu về bóng đèn sợi đốt. Năm 1879, ông được cấp bằng sáng chế về bóng đèn sợi đốt.
+ Ô tô: Các Ben (1844 – 1929), là kĩ sư người Đức. Năm 1870, ông thiết kế động cơ chạy bằng xăng. Năm 1886, ông được cấp bằng sáng chế ô tô.
Luyện tập trang 12 SGK Công nghệ lớp 5: Tìm hiểu và lập sơ đồ tư duy để mô tả những hiểu biết của em về một trong những sáng chế mà em biết theo gợi ý dưới đây.
Lời giải
3. Đức tính cần có của nhà sáng chế
Khám phá trang 13 SGK Công nghệ lớp 5: Lựa chọn những thẻ mô tả đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế trong các thẻ dưới đây.
Lời giải
Thẻ mô tả đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế trong các thẻ trên là:
- Kiên trì;
- Tò mò khoa học;
- Chịu khó quan sát;
- Không ngại thất bại;
- Sáng tạo;
- Nghị lực;
- Ham học hỏi
Luyện tập trang 13 SGK Công nghệ lớp 5: Hãy trao đổi với bạn về những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế.
Lời giải
Những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế:
- Ham tìm tòi;
- Ham học hỏi;
- Tò mò khoa học;
- Chịu khó quan sát;
- Kiên trì;
- Nhẫn lại;
- Không ngại khó khăn;
- Không ngại vất vả;
- Không sợ thất bại;…
Vận dụng trang 13 SGK Công nghệ lớp 5: Chia sẻ cùng người thân về những sáng chế mà em biết và những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế mà em có thể học tập.
Lời giải
- Những sáng chế mà em biết:
+ Động cơ hơi nước;
+ Động cơ đốt trong;
+ Ô tô;
+ Quạt tích điện..
- Những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế mà em có thể học tập: Ham tìm tòi, học hỏi, tò mò khoa học, chịu khó quan sát, có sự kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó khăn, vất vả, không sợ thất bại, ...
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Công nghệ lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT