Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12.

Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Ma trận đề thi giữa kì II môn Ngữ văn 12

Mức độ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

I. ĐỌC HIỂU

- Ngữ liệu: “(Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn” – Văn bản ngoài chương trình

- Phương thức biểu đạt

- Biểu hiện của hiện tượng

Hiểu được biểu hiện sự việc, hiện tượng


- Bày tỏ quan điểm, ý kiến về các vấn đề tương tự trong đời sống đặt ra trong văn bản



Tổng

Số câu

2

1

1


4

Số điểm

1.0

1.0

1,0


3.0

Tỉ lệ

10%

10%

10%


30%

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Nghị luận xã hội

- Nhận biết dạng đề, vấn đề nghị luận.

- Điều bản thân cần làm để sống hết mình 

- Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội rõ ràng, mạch lạc

- Lập luận chặt chẽ, sáng tạo


Nghị luận văn học : Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

- Nhận biết dạng đề, vấn đề nghị luận.

- Vẻ đẹp hình ảnh rừng xà nu qua hai lần miêu tả và vẻ đẹp sử thi của tác phẩm


- Viết được các đoạn văn triển khai rõ ràng, mạch lạc

- Sử dụng được các thao tác lập luận hợp lí

- Thông điệp Nguyễn Trung Thành muốn gửi gắm.

- Liên kết được bài văn chặt chẽ, có sự liên hệ, sáng tạo.


Tổng


Số câu

2

2

Số điểm

1.0

1.0

3.0

2.0

7,0

Tỉ lệ

10%

10%

30%

20%

70%

Tổng cộng

Số câu





6

Số điểm

2,0

2,0

4,0

2,0

10

Tỉ lệ

20%

20%

40%

20%

100%

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

  Đọc đoạn trích dưới đây: 

        Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình.

          Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác.

Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn. Trang Huffington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn”.

Quảng cáo

          Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác- trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định.

          Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình. 

  (Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn, http://kenh14.vn, 13/3/2018)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin có giá trị gì?

Câu 3. Chỉ ra một số biểu hiện khác của tự tin trong cuộc sống?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1: (2,0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự tự tin. 

Câu 2: (5,0 điểm

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả hình ảnh rừng xà nu trong đoạn mở đầu: “ … Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Và đoạn kết thúc: “….Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã  bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Quảng cáo

          Ba người đứng ở  đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu  tiếp nối   chạy đến chân trời.”

 (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai,  

NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.40 và tr.47)

Phân tích hình ảnh rừng xà nu trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp sử thi của tác phẩm.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Tấm bằng

“ Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng

Để làm giấy chứng minh

Để cầu mong thành đạt

Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp

Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm


Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên

Bởi các tấm bằng xứng danh trong lịch sử

Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ

Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quý trọng biết bao!


Có được điều gì lớn lao

Từ những gì nhỏ bé

Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể

Như những tấm bằng không bằng được chính ta


Có đi bước gần mới đến quãng xa

Mới biến được cái không thành có thể

Đừng mong chờ có ai bán rẻ

Đâu lẽ đời bánh vẽ sẽ lên tiên?


Những tấm bằng có đóng dấu kí tên

Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống

Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận

Mới là – TẤM BẰNG – bằng – của – chính –ta  

(Tấm bằng- Hoàng Ngọc Quý)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ ? (0,5điểm)

Câu 2:Nội dung chính của bài thơ là gì? (0,75điểm)

Câu 3: Vai trò của tấm bằng trong cuộc sống của mỗi chúng ta? (0.75điểm)

Câu 4:  Tại sao “ tấm bằng” ở cuối bài thơ lại được viết hoa? Tác giả muốn gửi gắm ở đó thông điệp gì? ( 1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Là một học sinh, bạn cần chuẩn bị hành trang gì để có được tấm bằng cuộc đời ghi nhận?

Câu 2 (5.0 điểm)

“…Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

    Thường khi đến gà gáy sáng Mị dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ hết được dây trói trên người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

 Mị đứng lặng trong bóng tối.

 Rồi Mị cũng chạy vụt ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đã đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi….”

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, 

NXB Giáo dục Việt Nam, tr.13-14)

    Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của Mị qua đoạn văn trên.   Từ đó, nhận xét về giá trị nhận đạo của tác phẩm./.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Đất nước giàu đâu thể ngày một ngày hai

Nên đồng đội vẫn mãi yêu cánh rừng con suối

Quyển sách chúng tôi học không tìm ra trang cuối

Quyển sách… Thanh Niên Xung Phong


Ngày mai tôi đi về phía đông

Bạn ở lại rừng tây nguyên đầy nắng

Hãy giữ giùm tôi một tấm lòng sâu nặng

Với rừng với bạn với thời gian…

(Về lại rừng xưa – Bùi Nguyễn Trường Kiên,

         Quê nhà nỗi nhớ, NXB Trẻ, 2002)

Thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, vì sao đồng đội vẫn mãi yêu cánh rừng con suối?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Quyển sách chúng tôi học không tìm ra trang cuối

Quyển sách… Thanh Niên Xung Phong

Câu 4. Anh/chị cảm nhận như thế nào về ý thức trách nhiệm mà tác giả thể hiện trong đoạn trích?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1. (2 điểm)

Dựa vào nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để nói về giá trị của tình người là niềm tin chiến thắng.

Câu 2. (5 điểm)

           Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai. NXB Giáo dục, 2020, tr. 30)

Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân khi viết truyện ngắn Vợ nhặt.


...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,

Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???

Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...

Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!

Vườn xuông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

Giữa đời vàng lẫn với thau Lòng tin còn chút về sau để dành

Tình yêu nên vị cháo hành

Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!

(Thơ của Lê Đình Cánh)

Câu 1: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?

Câu 2: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?

Câu 3: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 6.

Câu 4: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Cảm nhận về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong thời kì chống Mĩ qua nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi). Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của lòng yêu nước được thể hiện trong tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên  trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"

(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy?

Câu 2: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.

Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích nhân vật “người đàn bà hàng chài” trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọcvăn bảnsauvàthựchiệncácyêucầubêndưới:

“Cuộcsốngriêngkhôngbiếtđếnđiềugìxảyrangoàingưỡngcửanhàmìnhlàmộtcuộcsốngnghèonàn,dùnócóđầyđủtiệnnghiđếnđâuđinữa.nógiốngnhưmộtmảnhvườnđượcchămsóccẩnthận,đầy hoathơmsạchsẽvàgọngàng.Mảnhvườnnàycóthểlàmchủnhâncủanóêmấmmộtthờigiandài,nhấtlà khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là câycối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con ngườikhông thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh môngbị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đốicánhânkhông bộclộra khỏi bảnthân,chẳngcó gì đángthèmmuốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội)

Câu1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

             Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh con người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho ở dưới:

         Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.

     Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh.

     Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.

     Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?

(Thay Thái Độ – Đổi Cuộc Đời 2 – Keith D. Harrell)


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Tác dụng của thái độ sống tích cực được nêu trong đoạn trích.

Câu 3. Giải thích ý nghĩa câu: “Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.”

Câu 4. Từ thông điệp của đoạn trích, Anh/chị thấy bản thân mình cần phải thay đổi như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích sức sống của người dân miền núi Tây Bắc qua nhân vật Mị và nhân vật A Phủ trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

[…] Người tử tế có sự nhiệt huyết với con người, với cuộc đời một cách đáng kinh ngạc, sự nhiệt huyết chính là sức mạnh để họ giải quyết mọi công việc, biến những việc lớn thành việc nhỏ, biến những việc khó giải quyết thành những chuyện dễ giải quyết vô cùng. Người tử tế là người luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác; luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng. 

[…] Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ, mà hầu hết đều được thể hiện qua hành động, họ biết thấu cảm với những nỗi đau của người khác, giúp đỡ người khác không chút tính toán. Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng, cho đi ân đức cũng chính là góp nhặt phước đức cho bản thân. Có những hành động, việc làm tốt đẹp cũng chính là đang làm cho cuộc sống của bản thân trở nên ý nghĩa hơn.

Hãy sống một cuộc đời với nhiều sự tử tế thay vì một cuộc đời của con người vô cảm. Chính sự vô cảm đã khiến cho con người với con người dần dần và ngày càng xa nhau hơn, chỉ biết sống cho mình để rồi khi hoạn nạn không có người giúp đỡ, khi cần có người bên cạnh lúc gặp chuyện buồn cũng chẳng có ai. Tuy nhiên, muốn có được sư giúp đỡ thì cũng phải biết sống có tấm lòng thiện chí thực sự, biết yêu thương và tôn trọng mọi người. Có một cộng đồng với nhiều người tử tế thì cuộc sống đó thật tuyệt vời biết bao. 

[…] Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”(Trịnh Công Sơn). Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

 Nguyễn Lưu

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ ? Phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Theo tác giả “Tử tế” có nghĩa là gì?

Câu 3: Thái độ của tác giả thể hiện như thế nào trong văn bản trên?

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu : “Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng”

Câu 5: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. Giải thích?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark.

Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.

Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.

(Theo Hal Urban, Những bài học cuộc sống)        

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Giải thích ý nghĩa câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”?  

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực? 

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: “một chút không trung thực không có gì là xấu cả” ? Giải thích? 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích tình huống truyện lạ và éo le mà Kim Lân đã xây dựng trong truyện ngắn Vợ nhặt.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản saụ và thực hiện các yêu cầu:

“Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!” Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

– Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

– Mỗi vết cắt trong trải tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đắp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tối vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tối mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lân trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đẩy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nện một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…”

(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản trên? Đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 3. Anh chị có đồng tình với câu nói: “một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đây khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” . Vì sao?

Câu 4. Hãy nêu quan niệm riêng của anh/chị về một trái tim hoàn hảo?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu).

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.

Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).

Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

(Theo Thế Giới Mới)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Câu 4: Theo em, cần làm gì để thu hút bạn trẻ quan tâm đến việc đọc sách ? (Viết khoảng 5-7 dòng)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Cảm nhận về chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và bàn tay Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ Văn 12 tập 2, NXB Giáo dục 2016). Từ đó nêu lên vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

    Quả thật trong rất nhiều trường hợp, im lặng là vàng. Có thể điều này cũng chẳng mới mẻ gì với bạn, nhưng hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Bởi người biết im lặng thường là người biết suy nghĩ; và một anh công nhân biết im lặng là anh công nhân biết làm việc. Và trên hết, nếu im lặng là nguyên tắc ứng xử hằng ngày của bạn thì bạn sẽ trở nên có tầm vóc và mạnh mẽ.

    Tất cả những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người ít lời: Napoleon, Cromwell, Washington, Grant, Lincoln, Marshall Field, Edison… Họ không có thời gian để tranh chấp, cãi cọ và trả đũa.

    Thế giới đang có xu hướng tiến đến Ý tưởng Im lặng – xu thế nói ít, làm nhiều. Đó là một quy luật tự nhiên quan trọng, và nó cũng đang trở thành một quy luật thiết yếu trong kinh doanh. Bởi lẽ, không có câu trả lời nào là xác đáng cho sự im lặng, ngoại trừ thời gian.

    Hãy nhìn xung quanh bạn. Phải chăng, bạn luôn ngưỡng mộ những ai biết lắng nghe và chuyên tâm vào việc của mình? Bạn cũng rất trân trọng những người biết quý trọng thời gian, không lãng phí vào những thói quen vô bổ như lười biếng, thất hứa, nóng giận? Bạn không thể lấy cắp được bất cứ thứ gì ở họ. Biết im lặng chính là gia sản của họ, và mỗi khi họ hành động thì chính những gì họ thể hiện – không phải qua lời nói suông – đã nói lên rất nhiều. Hãy thêm vào sổ tay của bạn một khẩu hiệu hành động nữa: Im lặng là vàng

    (Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Trẻ)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ chức năng của văn bản trên?

Câu 2. Điểm chung giữa các nhân vật Napoleon, Cromwell, Washington, Grant, Lincoln, Marshall Field, Edison là gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích hãy nêu ý nghĩa câu “Im lặng là vàng”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “nếu im lặng là nguyên tắc ứng xử hằng ngày của bạn thì bạn sẽ trở nên có tầm vóc và mạnh mẽ.”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong hai đoạn văn sau:

“Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổ lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…

Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắc đang bắt đầu xung phong… ”

(Trích “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi, NXBGDVN, 2014)

“Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”

(Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, 

SGK Ngữ Văn 12, tập hai, trang 47, NXBGDVN,

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

[…] (6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo. Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó.

(7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi. Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách.

(8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót. Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng… Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người đọc sách đều kém hơn trước.

(9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích. Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.

           (9 thói quen sai lầm của người Việt khi đọc sách , dẫn theo Internet)  
 

 Câu 1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại cho rằng: nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách ? 

Câu 3.  Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của anh/chị, viết trong khoảng 5 – 7 dòng.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn”? Giải thích?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong ”Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.

Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).

Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

(Theo Thế Giới Mới)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Câu 4: Theo em, cần làm gì để thu hút bạn trẻ quan tâm đến việc đọc sách ? (Viết khoảng 5-7 dòng)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích biểu hiện tâm lý của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó trình bày suy nghĩ về sức sống của con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

 “… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, 

Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Hãy xác định các phép liên kết câu trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định hình thức lập luận của đoạn (1)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?

Câu 4. Anh/chị hãy thử đề xuất một vài biện pháp để giới trẻ quay lại với văn hóa đọc.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích nhân vật Chiến trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Tết này nhà lại vắng cha

Thuốc không thơm nữa ấm trà hết ngon

Cha đi về phía vuông tròn

Trần gian lấm láp mãi còn nắng mưa


Đời người mới đấy thành xưa

Nhìn lên nhân ảnh ảo mờ khói hương

Con không tin có thiên đường

Nhưng tin có thật nỗi buồn, cha ơi!


Con tìm đâu những chơi vơi

Cha đi về phía xanh lời cỏ hoa

Cách người thước đất mà xa

Rót mời cha một chén trà hư không


Rưng rưng tàn thuốc quặn vòng

Thương cha khói cũng nặng lòng không bay.

(Dâng cha – Trương Nam Hương)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 3. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ trên.

Câu 4. Giải thích ý nghĩa hai câu thơ:

Tết này nhà lại vắng cha

Thuốc không thơm nữa ấm trà hết ngon

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Hãy phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Ghita

bắt đầu khóc.

Vỡ ra

ly của bình minh.

Ghita

bắt đầu khóc.

Ai bắt được nó ngừng.

ai bắt được nó

lặng im.

Tiếng khóc cô đơn

như nước khóc trên sông

như gió gào

trên tuyết

Ai bắt được

nó ngừng.

Như hoàng hôn

khóc buổi bình minh

như mũi tên

lao vào thinh không

như cát nóng miền Nam

khóc cho trà mi trắng

như chim non trên cành

lìa cuộc sống.

Ôi đàn!

con tim bị thương

bởi năm thanh kiếm sắc

(Đàn Ghita –  Federico García Lorca)

Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ trong bài thơ trên.

Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 4. Bài thơ này gợi cho anh chị nhớ tới đoạn thơ nào trong bài thơ Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo)

Câu 5. Tiếng ghita được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh, câu thơ nào ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích nhân vật nhiếp ảnh gia Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Có một cách mà từ xưa người ta đã dùng đến “mệt mỏi” trong những trường hợp thế này là: lấy tên các tác phẩm của người ấy hay lời văn trong đó đem ghép lại với nhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó. Thanh Thảo chọn cách khác. Thi liệu anh viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất ám  trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo: đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen vầng trăng đỏ , chàng kị  sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương… Và tất nhiên làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh – biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo ! Cảm hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầu quân (đầu thai thì đúng hơn) vào thi phẩm này. Nhờ đó hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Thì tương giao tâm giao cũng còn là thế chứ sao ? 

(Chu Văn Sơn)

Câu 1. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu hiệu quả.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 3. Chỉ ra các phép liên kết trong văn bản trên.

Câu 4. Chỉ ra thao tác lập luận chính trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu


Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ

(Xuân Quỳnh – Thuyền và biển)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?

Câu 2: Những vần thơ trên gợi liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 12?

Câu 3: Biện pháp tu từ chính được thể hiện trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích diễn biến tâm l‎ý nhân vật Mị dưới tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ ‎ý nghĩa của âm thanh cuộc sống đối với tâm lý‎ Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau (“Chí Phèo” – Nam Cao) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

                                                (Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. ( 0,5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3. ( 1 điểm) Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 4. ( 1 điểm) Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả A Phủ: Lần thứ nhất, lúc bị đánh trong cuộc xử kiện: “A Phủ chỉ quỳ, im như tượng đá”. Lần thứ hai là lúc được Mị cởi trói: “A Phủ quật sức vùng lên chạy”. 

Cảm nhận hình ảnh nhân vật A Phủ trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

..............................Hết...................................

Xem thử

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên