Bộ 15 Đề thi Văn 12 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Với Bộ 15 Đề thi Văn 12 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12.
Bộ 15 Đề thi Văn 12 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.
(Dẫn theo giaoduc.net.vn)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo?
Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng luôn đi tìm cho mình một câu trả lời về đất nước. Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng…
Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”
(Theo http://vanhay.edu.vn/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-van)
Câu 1: Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Câu 2: Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo phương pháp nào?
Câu 3: Tại sao tác giả nói: Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho gãy gọn, rõ ràng.
Câu 4: Từ văn bản trên, anh/chị hãy nên suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thanh niên với đất nước (Trình bày khoảng 6 đến 8 dòng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết.
Một ý kiến khác kại nêu vấn đề: Xã hội ngày nay, sống tử tế là quá khó khăn.
Vậy anh/chị hiểu như thế nào là sống tử tế? Hãy trình bày quan điểm của mình về sống tử tế trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt cuả Kim Lân có đoạn:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được miêu tả qua đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý của Kim Lân.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chyên môn của mình.
Ở khía cạnh con người văn hóa, đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình; đâu là những giá trị làm nên chính mình, là những thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác; đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và đâu là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu).
Ở khía cạnh con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp), đó là việc tìm ra mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, hiểu được mình giỏi đến mức độ nào để đặt mình vào một công việc phù hợp nhất với “cái chất” con người mình. Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất” con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc nhưng cũng là sống với con người của mình”
(Đúng việc, một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Giản Tư Trung, NXB Tri Thức – 2015)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4. Từ quan niệm về “con người chuyên môn” trong đoạn trích trên, anh / chị hãy trình bày suy nghĩ trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: "Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ "
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. (3đ)
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. (5đ)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Tâm hồn em như búp nõn chồi non
Ánh mắt em như dòng suối mát
Chồi phải được chăm, suối cần giữ sạch
Mai lớn lên em làm chủ nước nhà
Biết phận, biết điều phải trái quanh ta
Biết sống nghĩa nhân căm phường gian ác
Biết vị tha, biết cho sau vì trước
Gạn đục khơi trong giữa hỗn tạp kim tiền...
(Lã Phương Thảo)
Câu 1 (1.0 đ): Hãy tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ và chỉ rõ tác dụng của chúng trong văn bản trên?
Câu 2 (0.5 đ): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 3 (0.5 đ): Nêu nội dung của văn bản.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trong văn bản ở phần đọc hiểu:“Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới
Thời gian như chuyến tốc hành,
Mang theo lá đỏ và anh trở về
Tóc xanh vừa lỗi lời thề
Thoắt, thành mây trắng cuối hè bay ngang
Ngu ngơ chạm phải ao làng
Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay
Trái đất ơi! ngược vòng quay
Cho ta gặp lại cái ngày đầu tiên.
(“Bài thơ thời gian”-Lê Quốc Hán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ: Thời gian như chuyến tốc hành. (0,5 điểm)
Câu 3: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có hàm ý gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua bài thơ. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.
Câu 2 (5,0 điểm):
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đoạn trích sau :
“...Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ, Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
-Mày muốn đi chơi à ?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020,tr.8)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới
Chỉ là một bát canh thôi
Mà anh đi tận cuối trời không quên
Vườn quê rau rệu rau dền
Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi
Mặn mòi đất mẹ em ơi
Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên
Mang theo một nắm đất hiền
Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào
Vợi đi nỗi nhớ nao nao
Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi
Ước ao một bát canh thôi
Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu.
(“Bát canh tập tàng”-Trần Vân Hạc)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Quê hương được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo Anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định: Chỉ là một bát canh thôi/Mà anh đi tận cuối trời không quên. (1 điểm)
Câu 4: Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người vợ nhặt được thể hiện trong đoạn trích sau:
“…Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!...Ngồi xuống đây, tự nhiên…
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu tại sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.
Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...”.Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ chồng…
Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008,tr.25,26)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm
Đọc bài thơ:
Đất nước mình đây đẹp lắm thay
Con người đức độ mến thương này
Bao đời đoàn kết lòng chung thủy
Vạn kiếp giao hòa dạ chẳng lay
Có Đảng chỉ đường tâm mãi sáng
Lòng Dân một hướng trí luôn bày
Xây thành chiến lũy con người hãy
Hiệp sức công thành nắm chặt tay.
(Ý Đảng - Lòng Dân, Chử Văn Hòa)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai đặc điểm để minh chứng cho câu thơ: Đất nước mình đây đẹp lắm thay trong bài thơ trên.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:
Có Đảng chỉ đường tâm mãi sáng
Lòng Dân một hướng trí luôn bày
Câu 4. Anh/chị hãy nêu tình cảm của tác giả dành cho đất nước Việt Nam thông qua bài thơ trên.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200) trình bày suy nghĩ của anh/chị về niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tnú trong đoạn trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng - Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của Anh hoặc chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"
(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."
(Hồ Chí Minh)
Câu 1: Anh (chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
Câu 3: Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
Câu 4: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu: "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Mở đầu tác phẩm, Mị xuất hiện trong hình ảnh: “Lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đêm tình mùa xuân tới, tâm trạng Mị có sự thay đổi: “đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại. Trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. Hãy phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở nhân vật này.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi sau:
Đất Nước
có thể đó là một chú dế mèn
gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp
là trái bồ kết để em gội tóc
thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình
có thể là một sáng bình minh
chú gà gáy chùng chình trong gió sớm
đường đi học có cu cườm và bướm
cũng bay theo ấm áp mặt trời lên
Đất Nước là cây cỏ không tên
những Vô Danh đối đầu cùng giông bão
chân lấm tay bùn làm ra lúa gạo
là trái bố kết để em gội tóc
em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan
năm ấy tôi mới vừa mười bảy tuổi
sáng đầu thu trước sân nhà rụng đầy hoa bưởi
tôi đưa tay hứng lấy mối tình đầu
Đất Nước là hình ảnh con trâu
đi trước cái cày, trước cha, trước mẹ
là bài đồng dao con chim se sẻ
nó đẻ mái tranh, tôi ném hòn sành
là con Rồng cháu Tiên, là gương vỡ lại lành
là thần thoại nhổ tre mà đuổi giặc
năm kháng chiến cha tôi cầm tầm vông nhọn hoắc
đánh giặc một đời chưa hết tuổi con trai
(Trích Định nghĩa về Đất Nước, Lê Minh Quốc, Theo Tôi vẽ mặt tôi,
NXB Văn hóa thông tin, 1994)
Câu 1 : Xác định thể thơ.?
Câu 2 : Chỉ ra những hình ảnh mang chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên ?
Câu 3 : Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 : Từ hình ảnh Đất Nước trong bài thơ trên của Lê Minh Quốc, anh /chị trình bày trách nhiệm của giới trẻ hiện nay đối với Đất Nước ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc- hiểu anh/ chị làm gì để Đấtt nước tồn tại đến ngàn sau, viết đoạn văn (200 chữ) trình bày ý kiến của mình.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
NHỚ ĐỒNG
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say hương đồng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Tố Hữu, Tháng 7/1939
Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ đồng” trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.
Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu cuả Nguyễn Trung Thành.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …
Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
(Trích Giăng sáng – Nam Cao)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?
Câu 3: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong khoảng 10 dòng.
Câu 4: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả Mị: Lúc đầu thấy A Phủ bị trói vào cột, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng sau đó, nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ. Mị lại động lòng thương. Lòng thương người đã đưa Mị đến hành động quyết liệt: cởi trói cho A Phủ.
Cảm nhận hình ảnh nhân vật Mị trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy,
Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn.
...............................Hết...................................
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)