Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (30 đề) | Đề thi ĐGNL ĐHQG HN
Tổng hợp Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024-2025 giúp học sinh nắm được hình thức đề thi từ đó có kế hoạch ôn luyện đề thi ĐGNL ĐHQG HN đạt kết quả tốt.
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (30 đề)
(HOT) Thi online ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi ĐGNL ĐHQG HN bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ngày 9/8/2024, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) thứ hai. Đề tham khảo được thiết kế phục vục đối tượng dự thi là học sinh theo học chương trình trung học phổ thông mới tham dự các đợt thi tổ chức từ năm 2025.
Từ ngày 1/9/2024, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, thí sinh có thể truy cập vào địa chỉ https://tk.cet.vnu.edu.vn/ hoặc https://hsa.edu.vn/ để làm bài thi tham khảo đánh giá năng lực trên máy tính.
Đề minh họa phần Toán và Xử lý số liệu ĐGNL ĐHQG Hà Nội 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề ôn thi Đánh giá năng lực
Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG
Lĩnh vực: Toán học (50 câu hỏi – 75 phút)
Câu 1: Hình vẽ dưới đây cập nhật số ca nhiễm Covid 19 ở Việt Nam chiều ngày 16/4/2020
Hỏi từ ngày 07/03/2020 đến ngày 15/04/2020, ngày nào Việt Nam có số người bị lây nhiễm cộng đồng nhiều nhất?
A. 29/03/2020.
B. 22/03/2020.
C. 30/03/2020.
D. 18/03/2020.
Câu 2: Cho chuyển động xác định bởi phương trình , trong đó t được tính bằng giây và S được tính bằng mét. Gia tốc tại thời điểm vận tốc triệt tiêu là
A. 12m/s2.
B. -6m/s2.
C. -12m/s2.
D. 6m/s2.
Câu 3: Phương trình có nghiệm là
A. x = 9.
B. x = 8.
C. x = 6.
D.
Câu 4: Nghiệm của bất phương trình là
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Gọi z0 là nghiệm phức có phần ào dương của phương trình . Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, điểm H biểu diễn số phức w = iz0 là
A. H(1; 3)
B. H(-3; 1)
C. H(1; -3)
D. H(3; 1)
Câu 6: Phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M(-1; 2; 0) và có vectơ pháp tuyến là
A. 4x - 5y - 4 = 0
B. 4x - 5z - 4 = 0
C. 4x - 5y + 4 = 0
D. 4x - 5z + 4 = 0
Câu 7: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vectơ . Tìm tọa độ của vectơ .
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 8: Tập nghiệm S của bất phương trình là
A. S = ℝ.
B. S = .
C. S = .
D. S = .
Câu 9: Cho phương trình . Tổng các nghiệm thuộc của phương trình là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 10: Bốn số tạo thành một cấp số cộng có tổng bằng 28 và tổng các bình phương của chúng bằng 276. Tích của bốn số đó là
A. 585.
B. 161.
C. 404.
D. 276.
Câu 11: F(x) là một nguyên hàm của . Nếu F(-1) = 3 thì F(x) bằng
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 12: Cho hàm số f(x), hàm số y = f'(x)liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình vẽ. Bất phương trình f(x) < x + m (m là tham số thực) nghiệm đúng với mọi khi và chỉ khi
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 13: Một vật đang đứng yên và bắt đầu chuyển động với vận tốc (m/s), với a, b là các số thực dương, t là thời gian chuyển động tính bằng giây. Biết rằng sau 5 giây thì vật đi được quãng đường là 150m, sau 10 giây thì vật đi được quãng đường là 1100m . Tính quãng đường vật đi được sau 20 giây.
A. 7400m.
B. 12000m.
C. 8400m.
D. 9600m.
Câu 14: Sự tăng dân số được ước tính theo công thức trong đó A là dân số của năm lấy làm mốc tính, S là dân số sau 1 năm, i là tỉ lệ tăng dân số hàng năm. Biết năm 2003 Việt Nam có khoảng 80902400 người và tỉ lệ tăng dân số năm đó là 1,47% . Nếu cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì đến năm 2025 (sau 22 năm) ước tính dân số nước ta là bao nhiêu?
A. 111792388 người.
B. 111792401 người.
C. 111792390 người.
D. 105479630 người.
Câu 15: Tập nghiệm của bất phương trình là
A.
B.
C.
D.
Câu 16: Diện tích phần hình phẳng gạch chéo trong hình vẽ bên được tính theo công thức nào dưới đây?
A.
B.
C.
D.
Câu 17: Tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số nghịch biên trên khoảng là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 18: Nghịch đảo của số phức z = 3 + 4i có phần ảo bằng
A. .
B. .
C. 4.
D. .
Câu 19: Gọi z1; z2 là nghiệm của phương trình z2 - 2z + 2 = 0. Tập họp các điểm biểu diễn số phức w thỏa mãn là đường thẳng có phương trình
A. x - y = 0.
B. x = 0.
C. x+ y = 0.
D. y = 0.
Câu 20: Trong hệ tọa độ Oxy, cho . Tìm tọa độ điểm I sao cho .
A. (1; 2).
B. .
C. .
D. (2; -2).
Câu 21: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, tam giác ABC đều có A(-1; -3) và đường cao BB': 5x + 3y - 15 = 0. Tọa độ đỉnh C là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 22: Trong không gian (Oxyz), mặt phẳng đi qua hai điểm và vuông góc với mặt phẳng có phương trình là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 23: Cho khối nón (N) có bán kính đáy bằng 3 và diện tích xung quanh bằng . Tính thể tích V của khối nón (N).
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 24: Một sợi dây (không co giãn) được quấn đối xứng đúng 10 vòng quanh một ống trụ tròn đều có bán kính (như hình vẽ).
Biết rằng sợi dây có chiều dài 50cm. Hãy tính diện tích xung quanh của ống trụ đó.
A. 80cm2.
B. 100cm2.
C. 60cm2.
D. 120cm2.
Câu 25: Cho hình lăng trụ có đáy tam giác đều cạnh a. Hình chiếu của C trên mặt phẳng là trung điểm của B'C', góc giữa CC' và mặt phẳng đáy bằng 45°. Khi đó thể tích khối lăng trụ là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 26: Gọi G là trọng tâm tứ diện ABCD. Gọi A' là trọng tâm của tam giác BCD. Tính tỉ số
A. 2.
B. 3.
C. .
D. .
Câu 27: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng và mặt cầu (S) tâm I có phương trình . Đường thẳng d cắt (S) tại hai điểm A, B. Tính diện tích tam giác IAB.
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 28: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng và hai điểm . Hình chiếu vuông góc của đoạn thẳng AB trên mặt phẳng (P) có độ dài bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 29: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hùnh vẽ bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số có 5 điểm cực trị?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 30: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho ba điểm . Điểm M thay đổi trên mặt phẳng (ABC) và N là điểm trên tia OM sao cho OM.ON = 12. Biết rằng khi M thay đổi, điểm N luôn thuộc một mặt cầu cố định. Tính bán kính của mặt cầu đó.
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 31: Cho hàm số f(x). Hàm số y = f'(x) có đồ thị như hình bên.
Hàm số đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
A. .
B. .
C. (1; 2).
D. .
Câu 32: Số giá trị nguyên của m đế phương trình có nghiệm dương là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 33: Cho hàm số f(x) có đạo hàm liên tục trên ℝ, thỏa mãn và f(2) = 2. Giá trị bằng
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 34: Xếp ngẫu nhiên 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C vào sáu ghế xếp quanh một bàn tròn (mỗi học sinh ngồi đúng một ghế). Tính xác suất để học sinh lớp C ngồi giữa 2 học sinh lớp B.
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 35: Cho hình hộp có AA' = a. Gọi M, N là hai điểm thuộc hai cạnh BB' và DD' sao cho . Mặt phẳng (AMN) chia khối hộp thành hai phần, gọi V1 là thể tích khối đa diện chứa A' và V2 là thể tích phần còn lại. Tỉ số bằng
A. .
B. 2.
C. .
D. 3.
Câu 36: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm A(6; 1) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
Câu 37: Tìm số điểm cực trị của hàm số .
Câu 38: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có tọa độ các đinh và là trọng tâm của tam giác ABC. Tính giá trị của biểu thức P = a.b.c.
Câu 39: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó phải có mặt chữ số 8 và chữ số 9 đồng thời giữa hai số này có đúng hai chữ số khác?
Câu 40: Cho f(x) là một đa thức thóa mãn .
Tính .
Câu 41: Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho bởi công thức , trong đó x là liều lượng thuốc tiêm cho bệnh nhân (x được tính bằng miligam) và . Hãy tìm liều lượng thuốc cần tiêm cho bệnh nhân để huyết áp giảm nhiều nhất.
Câu 42: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số có đúng một cực trị?
Câu 43: Cho hai hàm số và có đồ thị cắt nhau tại 3 điểm có hoành độ (như hình vẽ).
Ký hiệu S1; S2 lần lượt là diện tích các hình phẳng giới hạn bới đồ thị hàm số y = f(x) và y = g(x) (phần tô đậm). Biết . Tính
Câu 44: Cho hàm số y = f(x) liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình bên. Với tham số thực thì phương trình có ít nhất bao nhiêu nghiệm thực thuộc [0; 4)?
Câu 45: Tập họp tất cả các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn: là đường tròn có tâm I(a; b). Tính a+ b.
Câu 46: Cho hình lập phương có cạnh bằng a. Số đo của góc giữa (BAA'C) và (DA'C) bằng bao nhiêu độ?
Câu 47: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng và điểm A(3; 2; 0). Gọi A' là điểm đối xứng của điểm A qua đường thẳng d. Tính khoảng cách từ điểm A' đến mặt phẳng (Oxy) .
Câu 48: Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn . Giá trị nhỏ nhất của biểu thức bằng bao nhiêu?
Câu 49: Cho hình hộp đứng có đáy ABCD là một hình thoi cạnh a, , AA' = 4a. Biết a = 4, tính khoảng cách giữa hai đường thẳng A'C và BB'.
Đáp án:
Câu 50: Một khối kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công Nguyên. Kim tự tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao là 147 m, cạnh đáy là 230 m. Thể tích của khỡi kim tự tháp đó là bao nhiêu m3.
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu hỏi – 60 phút)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Tràng giang – Huy Cận)
Câu 51: Âm hưởng chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Đau xót, bi ai
B. Sâu lắng, buồn man mác
C. Bi thương, uất hận
D. Tiếc nuối, xót xa
Câu 52: Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” hàm ý chỉ điều gì?
A. Không gian đìu hiu, heo hút, ảm đạm thiếu sức sống
B. Cuộc sống chìm nổi lênh đênh của những người phụ nữ
C. Thân phận nhỏ bé, bất hạnh của những người nông dân nghèo
D. Thân phận lênh đênh, lạc loài của con người giữa dòng đời
Câu 53: Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Huy Cận như thế nào?
A. Tuyệt vọng, chán nản, bi quan
B. Giàu chất trữ tình và chính luận
C. Băn khoăn, trắc trở và khát khao dâng hiến
D. Giàu triết lí, suy tưởng, mang nỗi buồn nhân thế
Câu 54: Trong đoạn trích trên, dòng thơ nào diễn tả sự vắng lặng, cô tịch của không gian?
A. Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
B. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
C. Con thuyền xuôi mái nước song song
D. Củi một cành khô lạc mấy dòng
Câu 55: Câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Đảo ngữ
B. Liệt kê
C. Đối lập
D. Ẩn dụ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách... Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau đồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thực sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc kĩ thì họ lại đọc qua loa.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
Câu 56: Câu “Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị” có ý nghĩa gì?
A. Không nên đọc nhiều sách
B. Nên lựa chọn sách để đọc
C. Đọc sách cần đọc kĩ
D. Đọc sách ít tốt hơn là đọc sách nhiều
Câu 57: Từ “trọc phú” trong đoạn trích trên có thể hiểu là gì?
A. Người giàu có thích khoe khoang, coi trọng số lượng hơn chất lượng
B. Người giàu có và có ngoại hình bệ vệ, oai nghi
C. Người ít tiền mà khoe mình giàu có
D. Người giàu có nhưng keo kiệt, xu nịnh
Câu 58: Theo đoạn trích, tại sao cần chia sách làm nhiều loại?
A. Thể hiện sự am hiểu chuyên sâu về các loại sách
B. Giúp trau dồi kiến thức phổ thông và học vấn chuyên môn
C. Xác định số lượng sách cần đọc trong suốt cuộc đời
D. Biết cách tìm các loại sách quan trọng để đọc
Câu 59: Theo đoạn trích, điều gì khiến người ta không thu được lợi ích gì khi đọc sách?
A. Do chỉ đọc sách giáo trình
B. Do đọc quá nhiều sách dẫn đến quên kiến thức
C. Do không có nhiều loại sách để lựa chọn
D. Do đọc sách qua loa, không kĩ lưỡng
Câu 60: Nội dung nào dưới đây không được đề cập đến trong đoạn trích?
A. Người đọc sách cần chọn sách cho tinh
B. Đọc sách cần có phương pháp
C. Sách hay không có nhiều
D. Phải đọc nhiều loại sách khác nhau để tăng thêm kiến thức
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của động vật cho rằng một số loài động vật có khả năng ghi nhớ các sự việc đã diễn ra quá khứ, dự đoán các sự việc sắp diễn ra trong tương lai, từ đó lập kế hoạch và đưa ra lựa chọn, đồng thời có khả năng phối hợp làm việc nhóm. Tuy nhiên, những khả năng đặc biệt đó của động vật là hành động có ý thức hay hoàn toàn theo bản năng vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể thấy loài ong truyền tin cho nhau biết những vị trí có thể lấy mật hoa bằng cách nhảy theo mô hình số tám. Định hướng của điệu nhảy cho biết vị trí của thức ăn so với phương hướng của mặt trời và tốc độ của điệu nhảy cho biết nguồn thức ăn cách tổ ong bao xa. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng khả năng biểu diễn và mã hóa điệu nhảy là bẩm sinh và không có trí thông minh đặc biệt nào tác động đến khả năng này. Nhưng trong một nghiên cứu, khi những người thử nghiệm liên tục thay đổi địa điểm của nguồn thức ăn, mỗi lần di chuyển thức ăn xa hơn 25% so với vị trí trước đó, ong mật kiếm ăn bắt đầu dự đoán nơi nguồn thức ăn sẽ xuất hiện tiếp theo. Khi các nhà nghiên cứu đến địa điểm mới, họ thấy những con ong đã đến đó trước để chờ đợi thức ăn. Vẫn chưa ai giải thích được bằng cách nào mà những con ong có bộ não chỉ nặng 113 gam lại có thể suy ra vị trí của địa điểm mới. Một nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số loài động vật có thể sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên để làm công cụ: rái cá dùng đá để làm nứt vỏ trai; tinh tinh mẹ hướng dẫn cho những con tinh tinh con cách sử dụng đá để mở các loại hạt cứng. Các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu trên những con tinh tinh. Họ cho những con tinh tinh lựa chọn một trong hai căn phòng: một căn phòng để hai thùng socola, trong đó một thùng có năm hộp và một thùng có ba hộp; căn phòng còn lại họ chỉ để một thùng, nhưng trong đó có mười hộp socola, một số con tinh tinh ngay lập tức chọn căn phòng chỉ có một thùng nhưng số hộp socola nhiều hơn. Điều đó cho thấy loài tinh tinh có khả năng tính toán, so sánh và lựa chọn. Họ còn có thể đào tạo cho những con tinh tinh biết tính toán đơn giản và ghi số lượng lên nhãn dán của các mặt hàng.
Câu 61: Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Nghiên cứu về ý thức trong hành vi của động vật
B. Việc sử dụng thức ăn trong nghiên cứu hành vi động vật
C. Vai trò của bản năng đối với tập tính của động vật
D. Sự khác nhau giữa tập tính của các loài động vật
Câu 62: Khả năng nào của động vật KHÔNG được chỉ ra trong các nghiên cứu ở đoạn văn trên?
A. Truyền đạt cảm xúc
B. Ghi nhớ sự việc trong quá khứ
C. Đưa ra các lựa chọn
D. Dự đoán sự việc sắp diễn ra
Câu 63: Theo đoạn trích, các nhà khoa học đã khám phá ra điều gì khi nghiên cứu về loài ong?
A. Ong thường hay di chuyển theo hình số 8 khi đi kiếm mồi
B. Ong có thể dự đoán được nơi tiếp theo các nhà khoa học sẽ đặt thức ăn của chúng
C. Ong mật thường gặp khó khăn trong việc di chuyển đi tìm thức ăn
D. Những con ong có thể di chuyển xa hơn 25% so với dự tính của các nhà khoa học
Câu 64: Theo đoạn trích, một số loài động vật sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên đế làm gì?
A. Làm vũ khí tự vệ
B. Vệ sinh cơ thể
C. Tách vỏ thức ăn
D. Làm đồ chơi
Câu 65: Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm tinh tinh với socola?
A. Loài tinh tinh thích làm việc theo cặp hoặc theo nhóm hơn là làm việc độc lập
B. Loài tinh tinh gặp khó khăn khi đưa ra các lựa chọn
C. Loài tinh tinh chỉ thích ăn socola
D. Loài tinh tinh có khả năng tính toán đơn giản
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc học tập ở trẻ em bởi nguyên nhân mẫu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Ngày nay, chúng ta đang dần có xu hướng hòa nhập với thiên nhiên. “Hòa nhập với thiên nhiên” còn là một khái niệm mơ hồ đối với con người. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những nghiên cứu về y tế, giáo dục, giải trí và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu dành cho đối tượng em từ 5 đến 12 tuổi với sự tham gia của 90 trường học ở Úc phát hiện ra rằng hoạt động ngoài trời giúp trẻ em tự tin hơn, năng động, hoạt bát hơn, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn. Được chìm đắm trong vẻ đẹp sống động của những cánh rừng, những bờ biển và đồng cỏ... giúp trẻ phát triển những kĩ năng cơ bản như nhận biết, xác định, phân tích và đánh giá. Từ đó, trẻ biết phân biệt những sự vật cơ bản, gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ như phân biệt cây trong nhà với cây ngoài vườn, cây dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, gà với vịt, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng Bên cạnh đó, trẻ còn được phát triển kĩ năng định lượng với hoạt động đếm côn trùng và hoa; tìm hiểu vật lí khi nhìn nước suối chảy qua những hòn đá; tìm hiểu về các dạng địa chất khi nhận biết đôi, núi, thung lũng, ao, hồ, sông, suối,... Khi tương tác với các sự vật trong tự nhiên, từ cây cối đến động vật, trẻ em được tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, từ đó phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội và có thêm động lực học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng và thường không thể dự báo sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.
Câu 66: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Vai trò của thiên nhiên đối với việc học tập và phát triển của trẻ em
B. Nguồn gốc của loài người xuất phát từ tự nhiên
C. Phương pháp giúp trẻ kết nối và hòa nhập với thiên nhiên
D. Con người cần tìm cách thích nghi với thiên nhiên
Câu 67: Lợi ích nào dưới đây của hoạt động ngoài trời KHÔNG được nhắc tới trong đoạn trích trên?
A. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ em tự tin hơn, năng động, hoạt bát hơn
B. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ em phát triển những kĩ năng cơ bản
C. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội
D. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ em phát triển về thể chất và các kĩ năng vận động
Câu 68: Theo đoạn trích, thông qua hoạt động đếm công trùng và hoa, trẻ được phát triển kĩ năng gì?
A. Kĩ năng định lượng
B. Kĩ năng phân tích và đánh giá
C. Kĩ năng xã hội và phản biện
D. Kĩ năng nhận biết
Câu 69: Theo đoạn trích, việc thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng và thường không thể dự báo có tác dụng gì đối với trẻ em?
A. Giúp trẻ phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội
B. Giúp trẻ biết phân biệt những sự vật cơ bản, gần gũi xung quanh
C. Giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề
D. Giúp trẻ nhận biết được các dạng địa chất và vật lí
Câu 70: Theo đoạn trích, việc tương tác với các sự vật trong tự nhiên có tác dụng gì đối với trẻ?
A. Khơi nguồn cảm hứng, phát triển cảm xúc ở trẻ
B. Giúp trẻ được chìm đắm trong vẻ đẹp sống động của thiên nhiên
C. Thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Internet và công nghệ
D. Giúp trẻ cải thiện các mối quan hệ và sự tương tác với người lớn
Câu 71: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một vấn đề chung của xã hội, tuy khó phát hiện nhưng người tiêu dùng tập trung phòng tránh bằng cách cẩn thận trong chọn mua và nấu nướng hằng ngày.
A. giờ đây
B. vấn đề
C. tập trung
D. cẩn thận
Câu 72: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Chị Dậu là điển hình cho người phụ nữ phong kiến xưa với những tố chất tốt đẹp như sự chân thật và khỏe khoắn.
A. điển hình
B. chân thật
C. khỏe khoắn
D. tố chất
Câu 73: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn bùng cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt.
A. không chỉ
B. mà còn
C. bùng cháy
D. hiếu học
Câu 74: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Galileo Galilei – nhà vật lí, toán học và nhà thiên văn học vĩ đại người Italia đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học với những phát minh nổi tiếng, các khám phá đột xuất trong ngành thiên văn học, vật lí học và những phát minh đó vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.
A. vĩ đại
B. quan trọng
C. đột xuất
D. giá trị
Câu 75: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Bài thơ Sang thu được sáng tác năm 1977, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước những chuyển đổi của thiên nhiên, sức sống của tạo vật trong những khoảnh khắc giao mùa.
A. cảm nhận
B. chuyển đổi
C. sức sống
D. những khoảnh khắc
Câu 76: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. cầm
B. nắm
C. đào
D. nhặt
Câu 77: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. gập ghềnh
B. khúc khuỷu
C. gồ ghề
D. chênh vênh
Câu 78: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. xộc xệch
B. rũ rượi
C. soàn soạt
D. rón rén
Câu 79: Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975?
A. Chí Phèo
B. Vợ chồng A Phủ
C. Vợ nhặt
D. Rừng xà nu
Câu 80: Nhà thơ nào dưới đây KHÔNG thuộc phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945?
A. Tố Hữu
B. Xuân Diệu
C. Thế Lữ
D. Nguyễn Bính
Câu 81: Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, .................. đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc.
A. tư tưởng
B. ý chí
C. ý nghĩ
D. tâm tưởng
Câu 82: Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
“Tuyên ngôn độc lập” là ............ lịch sử to lớn, có ý nghĩa khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc cũng như tư thế làm chủ của nhân dân.
A. văn kiện
B. văn bản
C. văn tự
D. văn phong
Câu 83: Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
................... trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm, nhưng lại mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc người đọc.
A. Hình tượng
B. Nghệ thuật
C. Thẩm mĩ
D. Ngôn từ
Câu 84: Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp ........... và cũng rất ...........
A. ngang tàng – ngạo nghễ
B. chân thực – giản dị
C. hào hoa – dũng cảm
D. trẻ trung – hào hùng
Câu 85: Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Các nhân vật như Chí Phèo, lão Hạc, chị Dậu, dù có ít nhiều nguyên mẫu của thực tế, nhưng đều là nhân vật ............
A. văn học
B. có thật
C. hư cấu
D. giả định
Câu 86: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng.”
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
Đoạn trích trên thể hiện thái độ gì của tác giả đối với vẻ đẹp hùng vĩ của con sông Đà?
A. Phấp phỏng, âu lo
B. Say mê, hứng khởi
C. Bình thản, ung dung
D. Ngạc nhiên, sửng sốt
Câu 87: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Sớm hôm sau, lính tỉnh dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù mà công văn chiều hôm qua đã báo trước cho ngục quan biết rõ tên tuổi, làng xóm và tội hình. Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy, tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một nước quang dầu bóng loáng. Những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không bóng thì lại xin lại những chất ghét đen sánh. Trong khi chờ đợi cửa ngục mở rộng, Huấn Cao, đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí:
– Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi.
Sáu người đều quỳ cả xuống đất, hai tay ôm lấy thành gông đâu củi cả về phía trước. Một tên lính áp giải đùa một câu:
- Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chỉ đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại phét cho mấy hèo bây giờ.
Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen.
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Đoạn trích trên thể hiện nét tính cách gì ở nhân vật Huấn Cao?
A. Khí phách hiên ngang
B. Tâm hồn cao đẹp
C. Tài hoa, nghệ sĩ
D. Trân quý cái đẹp
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt nội dung đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, đề mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:
Xem thêm các bộ đề thi đánh giá năng lực có đáp án, hay khác:
- Đề thi đánh giá năng lực Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
- Đề thi đánh giá năng lực Bộ công an
- Đề thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đề thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Tp.HCM
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều