50 đề ôn thi KTPL Tốt nghiệp năm 2024-2025 (có đáp án) | Đề thi Kinh tế Pháp luật Tốt nghiệp THPT
Trong chương trình mới, môn GDCD được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế và Pháp luật. Tổng hợp bộ 50 đề ôn thi KTPL tốt nghiệp THPT năm học 2024-2025 có đáp án mới nhất giúp Giáo viên và học sinh có kế hoạch ôn thi tốt nghiệp Kinh tế Pháp luật đạt kết quả cao.
50 đề ôn thi Kinh tế Pháp luật Tốt nghiệp năm 2024-2025 (có đáp án)
Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo
Chỉ từ 400k mua trọn bộ đề thi thử GDCD năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước hoặc bộ đề thi GDCD biên soạn theo đề tham khảo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề tham khảo Tốt nghiệp THPT Giáo dục Kinh tế và pháp luật năm 2025
- Đề tốt nghiệp KTPL 2025 theo form mới
- Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Giáo dục Kinh tế và pháp luật năm 2025
Đề tham khảo Tốt nghiệp THPT Giáo dục Kinh tế và pháp luật năm 2025
Đáp án Đề tham khảo Tốt nghiệp THPT Giáo dục Kinh tế và pháp luật năm 2025
Lưu trữ: Đề ôn thi Tốt nghiệp GDCD (sách cũ)
- Đề minh họa + đề chính thức GDCD tốt nghiệp THPT (các năm)
- (chính thức) Đề thi tốt nghiệp THPT GDCD năm 2023 (có đáp án)
- Đề thi thử môn GDCD 2023
- Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2024 GDCD
- Đề minh họa năm 2023 môn GDCD (có đáp án)
- Đề thi chính thức tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2022 (có đáp án)
- Đề minh họa năm 2022 môn GDCD có đáp án
- Đề minh họa năm 2021 môn GDCD có đáp án
- Đáp án chính thức của Bộ năm 2021 thi THPT (các môn học)
- Đề minh họa 2019 môn GDCD có đáp án
- Đề ôn thi GDCD tốt nghiệp THPT
- Bộ 18 Đề luyện thi GDCD tốt nghiệp THPT năm 2024 (có đáp án)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 1)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 2)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 3)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 4)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo
(Chính thức) Đề thi tốt nghiệp THPT GDCD năm 2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT
Năm học 2022 - 2023
Môn: GDCD
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 81: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là
A. sức lao động.
B. lao động.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. hoạt động.
Câu 82: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là góp phần
A. triệt tiêu mọi nguồn thu nhập.
B. tăng cường cạnh tranh không lành mạnh.
C. kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
D. kích thích việc sử dụng thủ đoạn phi pháp.
Câu 83: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng
A. sức mạnh chuyên chính.
B. tiềm lực tài chính quốc gia.
C. quyền lực nhà nước.
D. tính tự giác của nhân dân.
Câu 84: Thực hiện pháp luật là hành vi
A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức.
D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.
Câu 85: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các
A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm.
B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.
D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
Câu 86: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc
A. giáo dục là chủ yếu.
B. đe dọa bức cung.
C. trấn áp bằng bạo lực.
D. tăng thêm hình phạt.
Câu 87: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Đăng ký tư vấn nghề nghiệp.
B. Từ chối di sản thừa kế.
C. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
D. Bảo trợ người vô gia cư.
Câu 88: Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ
A. định đoạt.
B. nhân thân.
C. đơn phương.
D. ủy thác.
Câu 89: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Đại diện.
B. Ủy nhiệm.
C. Trực tiếp.
D. Trung gian.
Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. kinh doanh.
B. đời sống xã hội.
C. hợp tác.
D. lao động.
Câu 91: Ðể khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi nhà nước ta phải thực hiện tốt quyền
A. đảm bảo an sinh xã hội.
B. phát triển kinh tế từng miền.
C. nâng cao trình độ dân trí.
D. bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 92: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do đi lại và lao động.
B. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C. Được đảm bảo về tính mạng.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 93: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi phạm quyền
A. quản lí cộng đồng.
B. quản lí truyền thông.
C. tự do ngôn luận.
D. tự do thông tin.
Câu 94: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. thống kê bưu phẩm thất lạc.
B. xác minh địa chỉ giao hàng.
C. sao lưu biên lai thu phí.
D. phục vụ công tác điều tra.
Câu 95: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự
A. quyết định.
B. ứng cử.
C. tranh cử.
D. vận động.
Câu 96: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cả nước.
B. lãnh thổ.
C. cơ sở.
D. quốc gia.
Câu 97: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C. chấp hành án.
D. khiếu nại.
Câu 98: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học là biểu hiện của việc thực hiện quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học tập thường xuyên.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 99: Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền
A. khiếu nại.
B. được phát triển.
C. tố cáo.
D. quản trị truyền thông.
Câu 100: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc
A. phòng, chống tệ nạn xã hội.
B. thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
C. công khai tỉ lệ lạm phát.
D. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Câu 101: Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên
A. nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.
B. chú ý đến số lượng hơn chất lượng của hàng hóa.
C. chỉ chú trọng mẫu mã, quảng cáo cho sản phẩm.
D. tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm xuống thấp.
Câu 102: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Cơ sở sản xuất hàng hoá.
B. Triệt tiêu lợi nhuận đầu tư.
C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá.
D. Một động lực kinh tế.
Câu 103: Thanh niên A tự nguyện đăng ký hiến tặng cơ thể của mình sau khi ông qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Thanh niên A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 104: Công dân phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Không chấp hành quy định phòng dịch.
B. Tổ chức đưa người vượt biên trái phép.
C. Làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản.
D. Đăng nhập tài khoản công trực tuyến.
Câu 105: Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị?
A. Phát triển văn hóa truyền thống.
B. Mở rộng dịch mát xa xông hơi.
C. Công dân tham gia ứng cử.
D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến
Câu 106: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào dưới đây ?
A. Phát tán thông tin mật của cá nhân.
B. Bảo mật danh tính cá nhân.
C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.
D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.
Câu 107: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ.
B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. dập tắt vụ hỏa hoạn.
D. tìm đồ đạc bị mất trộm.
Câu 108: Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.
Câu 109: Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền
A. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở.
B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. thay đổi kiến trúc thượng tầng.
D. phê duyệt chủ trương và đường lối.
Câu 110: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Học từ thấp đến cao.
Câu 111: Khi đi tuần tra, nghi ngờ anh B là đối tượng trộm cắp nên công an xã đã bắt trói và giải về trụ sở để tra xét hỏi rồi giam giữ đến 2 ngày sau mới cho anh B về. Quá bức xúc, anh B đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch xã yêu cầu được bồi thường danh dự. Việc làm của anh B thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Là phương tiện để nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.
B. Là công cụ để bảo vệ trật tự an toàn giao thông.
C. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.
D. Là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp.
Câu 112: Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Bà V đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 113: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh L một thanh niên người dân tộc thiểu số đã được sự bảo lãnh của ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn cho dự án phát triển du lịch cộng đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép, anh T cán bộ cơ quan chức năng đã loại hồ sơ của L với lý do anh là thanh niên người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Anh L đã bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. chính trị.
B. lao động.
C. kinh tế.
D. kinh doanh.
Câu 114: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh B đã đem lời chửi bới anh S. Anh S bức xúc rủ thêm các anh K, chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 30%. Anh S và anh K đã vi pham quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 115: Giám đốc một công ty hóa chất là ông K chỉ đạo nhân viên xả chất thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Bị bảo vệ là anh B phát hiện, ông K đưa cho anh 5 triệu đồng và đề nghị anh B không phát tán thông tin này nhưng anh B từ chối. Vì vậy, ông K dọa đuổi việc anh M. Anh B có thể thực hiện quyền nào sau đây?
A. Khiếu nại.
B. Khiếu kiện.
C. Tố cáo.
D. Tố tụng.
Câu 116: Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?
A. Được cung cấp thông tin.
B. Tích cực đàm phán.
C. Quản trị truyền thông.
D. Đối thoại trực tuyến.
Câu 117: Anh H đang ngồi uống rượu cùng anh Q và anh P tại quán. Bà G, mẹ anh H, gọi về để đưa bà ra bến xe. Anh H xin phép ra về. Trên đường về, anh H va chạm với xe đạp điện của chị M đang đi ngược đường một chiều, khiến chị ngã gãy tay. Anh Q, bạn anh H cùng lúc lái ô tô đi đến, thấy mọi người đang tranh cãi đúng sai. Anh Q định đứng ra dàn xếp giúp anh H để anh về trước. Ông K bán hàng nước trên vỉa hè gần đó chạy đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H không cho anh về và yêu cầu anh đưa chị M đến bệnh viện. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh H, P và chị M.
B. Anh P, chị M, anh Q và bà G.
C. Anh H, ông K và chị M.
D. Ông K, anh H, Q và chị M.
Câu 118: Sau khi kí hợp đồng lao động với ông C giám đốc công ty X và làm việc được hai tháng chị A tự ý nghỉ việc và chuyển sang làm trợ lí cho ông B giám đốc công ty tư nhân Z. Phát hiện sự việc, ông C chỉ đạo chị E cán bộ phòng nhân sự gây khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ gốc cho chị. Bức xúc, anh D chồng chị A đã đánh chị E khiến chị phải nghỉ việc điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị A, anh D và ông B.
B. Chị A và ông C.
C. Chị A, ông C và ông B.
D. Chị A, ông B và chị E.
Câu 119: Anh B vào nhà ông T lấy trộm máy vi tính, bị anh C cùng anh H và anh M bắt quả tang. Thấy vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc, do có sẵn mâu thuẫn với anh B nên đã xúi giục mọi người đem anh B vào nhốt ở nhà kho của hợp tác xã. Nghe lời anh E, anh H và M đem nhốt anh B vào kho. Sáng hôm sau, anh B vì lạnh và đói đã ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông T, anh H, anh M.
B. Anh E và anh M, anh C.
C. Anh M và anh H, anh C.
D. Anh H, anh E, anh M.
Câu 120: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do cụ A là người không biết chữ nên ông B tổ trưởng tổ bầu cử đề nghị chị C viết phiếu bầu giúp cụ A. Sau khi giúp cụ A viết phiếu chị C phát hiện anh V và ông D cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh V không sửa mà vẫn lấy phiếu của anh và phiếu của ông D bỏ vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Ông B và cụ A.
B. Chị C, anh V và ông D.
C. Chị C, cụ A và anh V.
D. Chị C, cụ A, ông D.
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 4)
Câu 1. Việc đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
A. Tổ chức. B. Công dân. C. Nhà nước. D. Xã hội
Câu 2. Bà S đã có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid 19, để loan tin mình có vắc xin ngừa bệnh này, lừa tiêm vắc xin giả, chiếm đoạt tiền của nhiều người. Bà S phải chịu trách nhiệm
A. dân sự. B. hình Sự. C. hành chính D. kỉ luật.
Câu 3. Người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
A. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi B. trên 18 tuổi.
C. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi.
Câu 4. Em T. 17 tuổi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông dừng xe và ra quyết định xử phạt. Hành vi của T đã không
A. thực hiện pháp luật. B. áp dụng pháp luật
C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 5. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong
A. quan hệ tài sản. B. quan hệ nhân thân.
C. quan hệ kinh tế. D. quan hệ xã hội
Câu 6. Anh M và chị P đã li hôn với nhau, anh M nhường ngôi nhà đang sống chung cho chị P. Nhưng vì thiếu tiền để tái đầu tư cho sản xuất, anh M đã rao bán căn nhà đó. Anh K là người yêu chị P biết chuyện đã thuê T và S đánh anh M làm anh M bị trọng thương. Trong tình huống này ai là người vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh M, T, S. B. Anh M, S
C. Chị P, anh K, T, S D. Anh K, T, S
Câu 7. Đã hơn 16 tuổi nhưng T mới học hết lớp 5. Sau khi bỏ học chẳng chịu học nghề hay làm việc gì. Để kiếm sống công việc hàng ngày của T là trộm cắp. Đêm ngày 25/4/2018, khi cùng đồng bọn đã lẻn vào cơ quan ăn trộm tài sản bị bảo vệ phát hiện T đã đánh lại và làm một bảo vệ bị thương. T phải chịu trách nhiệm
A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luât.
Câu 8. Doanh nghiệp A, đầu tư vào sản xuất các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch coV- 19, nên vẫn đảm bảo có việc làm cho công nhân góp phần giảm bớt sự tác động tiêu cực của đại dịch đối với doanh nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp A là thể hiện
A. khái niệm sản xuất của cải vật chất.
B. các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
C. ý nghĩa của phát triển kinh tế với sản xuất.
D. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
Câu 9. Nhà bà H có của hàng giải khát, thường xuyên kê bàn lấn chiếm lối đi dành cho người đi bộ. Công an khu vực đã lập biên bản xử phạt bà H. Hành vi của bà H đã vi phạm hình thức
A. thực hiện pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp pháp luât.
Câu 10. H và B là 2 đối tượng không có công việc ổn định .Vì không có tiền nên đã nảy sinh ý định trộm cắp để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi. H rủ B lên phố X, nhìn thấy nhà chị Y không khóa cửa. Lợi dụng sơ hở, H và B đã lẻn vào lấy trộm 2 máy tính xách tay, 2 điện thoại và cho vào ba lô của B. Khi vừa ra khỏi nhà H, B gặp anh G chồng chị Y đang từ ngoài đường về phát hiện, hô hoán, H sợ qua bỏ chạy trước. Anh G đuổi theo B, và giằng lại ba lô trên tay B. Anh B dùng dao mang theo chém vào tay anh G gây thương tích rồi bỏ chạy . Khi H và B chạy được một đoạn thì bị mọi người vây bắt được. H và B đã vi phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B. quyền được bảo vệ sức khỏe của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo vệ chỗ ở của công dân.
D. quyền được bảo vệ sức khỏe của công dân
Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền được phát triển?
A. Học sinh đạt giải nhất quốc gia được vào thẳng đại học.
B. Học sinh người dân tộc thiểu số được được ưu tiên trong tuyển chọn.
C. Học sinh khó khăn được giúp đỡ trong học tập.
D. Học sinh vùng cao được nhà nước trợ cấp.
Câu 12. Bạn D được bố tặng cho cái cặp sách mới là phần thưởng cho sự phấn đấu vươn lên trong học tập. Các bạn trong lớp ai cũng khen cặp được làm bằng chất liệu da xịn, màu sắc, kiểu dáng hợp thời trang. Những nhận xét về chiếc cặp mới của D là thể hiện thuộc tính nào dưới đây của hàng hóa?
A. Thuộc tính giá trị . B. Thuộc tính trao đổi .
C. Thuộc tính giá trị sử dụng . D. Thuộc tính giá cả .
Câu 13. Không ai được tự ý bắt, giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ là nói đến quyền
A. dân chủ của công dân.
B. được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
C. được đảm bảo tính mạng.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 14. Biết được trong nhà trẻ H có một cô giáo rất hay đánh các cháu bé khi các cháu không chịu ăn, N đã báo cho ủy ban nhân dân phường. N đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tố cáo .
C. quyền khiếu nại. D. Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 15. Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có chỉ thị thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa điểm công cộng vẫn có anh G chạy bộ tập thể dục nhưng không đeo khẩu trang. Lúc này, ông H (nhân viên bảo vệ) đang làm nhiệm vụ tại khu dân cư đến nhắc nhở G đeo khẩu trang. Tuy nhiên, G không đeo khẩu trang và dùng tay đánh vào mặt ông H, dẫn đến hai bên xô xát. Hậu quả, ông H bị chấn thương với tỉ lệ thương tích là 24%. Anh G đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
C. bất khả xâm phạm về sức khỏe của công dân.
D. bảo đảm toàn tính mạng của công dân.
Câu 16. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doang nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.
D. chủ trương kinh doanh của doang nghiệp.
Câu 17 . Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. B. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. Từ 18 đến 28 tuổi. D. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
Câu 18. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật kinh tế. B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung cầu. D. Quy luật giá trị.
Câu 19. Khoản 3 điều 69 của luật hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ
A. giữa gia đình với đạo đức. B. giữa đạo đức và xã hội.
C. giữa pháp luật với đạo đức. D. giữa pháp luật với gia đình.
Câu 20. Xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu
A. để gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
B. để làm tổn thất về kinh tế cho người khác.
C. để gây hoang mang cho người khác.
D. để làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.
Câu 21. Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Cơ quan công an các cấp.
B. Cơ quan thanh tra các cấp.
C. Những người có thẩm quyền theo qui định của pháp luật
D. Những người có thẩm quyền thuộc ủy ban các cấp
Câu 22. Giám đốc công ty và chị M giao kết hợp đồng về việc chị M phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện. B. Bình đẳng.
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp
Câu 23. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm . Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh.
Câu 24. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp, ông H đến gần một số người và đề nghị họ không bỏ phiếu cho những người ông không thích. Hành vi của ông H vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông.
Câu 25. Nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi thấy trong khu dân cư mình có lò giết mổ gia súc gây ô nhiễm môi trường?
A. Yêu cầu lò giết mổ gia súc ngừng hoạt động.
B. Đòi lò giết mổ gia súcbồi thường vì để ô nhiễm.
C. Khiếu nại với ủy ban nhân dân phường để nghừng hoạt động của lò gia súc.
D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia súc.
Câu 26. Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tác bầu cử trực tiếp?
A. Mỗi cử tri tự viết hiếu bầu. B. Cử tri nhắn tin bầu qua điện thoại.
C. Mỗi cử tri có một phiếu bầu. D. Cử tri nhờ người khác viết phiếu hộ.
Câu 27. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào?
A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc cơ quan.
B. Phát hiện buôn bán hàng giả.
C. Phát hiện ra người lấy cắp tài sản cơ quan.
D. Phát hiện ra người bán ma túy.
Câu 28. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong trường hợp nào?
A. Chị M mua chiếc áo nhãn hiệu NEM.
B. Ông K trả tiền thuê nhà cho chị D.
C. Hàng tháng anh S đưa tiền cho con nộp học phí.
D. Bà T gửi tiền vào ngân hàng.
Câu 29. Trong hợp đồng lao động giữa giám đốc công ty H và người lao động có quy định lao động nữ phải cam kết sau 5 năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định này trái với nguyên tắc nào dưới đây?
A. Không phân biệt đối xử trong lao động.
B. Tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
Câu 30. Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ cho biết cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này?
A. Mọi người có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
D. Pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
Câu 31. Anh P và anh S bắt được D đang bẻ khóa xe máy. Hai anh lúng túng không biết làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đánh cho D một trận cho sợ. B. Nhốt D vào nhà kho.
C. Lập biên bản, giữ lại xe rồi thả D ra. D. Giải về cơ quan công an gần nhất.
Câu 32. Do cần tiền chơi điện tử, T (13 tuổi) đã bán chiếc xe đạp Nhật mà bố mua cho để đi học với giá 1,5 triệu đồng cho ông M (thợ sửa xe đạp ở gần nhà). Khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, sau nhiều lần tra hỏi, bố T mới biết việc mua bán đó. Bố T đã tìm gặp ông M đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5 triệu đồng nhưng ông M không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và T là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe. Hai bên lời qua tiếng lại, bố T và ông M đánh nhau, vợ ông M là bà S chạy ra can thì bị bố T đánh làm cho bà S bị gẫy tay. Con bà S thấy vậy nên đã lao vào đánh bố T. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Bố T, ông M. B. Bố T, ông M, con bà S.
C. T, ông M D. Ông M.
Câu 33. Ông N có một người con trai chung với bà L là H và còn có một người con riêng là M. Anh M đã được ông N hoàn tất các thủ tục nhận cha, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Sau khi ông N mất (không để lại di chúc), anh M yêu cầu được chia thừa kế đối với phần di sản của ông N để lại (bao gồm nhà và đất mà trước đây ông N và bà L cùng chung sức tạo dựng). Bà L và anh H không đồng ý, vì cho rằng, ông N không có tài sản nào để lại cho anh M, tất cả nhà, đất và tài sản đều do ông N và bà L cùng chung sức tạo dựng nên thuộc quyền sở hữu của mẹ con anh H; anh M là con riêng của ông N nên không có quyền hưởng thừa kế. M đã rủ thêm K, S đến nhà bà L đánh H bị trọng thương, làm cho cả nhà bà L hoang mang, lo sợ. Ông C là em trai bà L đã báo với công an xã về vụ việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Ông C, bà L. B. Anh M, K, S C. Bà L, M, K, S D. K, S, anh H
Câu 34. Chứng kiến cảnh anh M đang thực hiện hành vi bẻ khóa và ăn trộm xe máy nhà ông T, nên anh V đã khống chế anh M và giải lên trình báo công an. Nhưng vì muốn giải cứu cho bạn mình, nên chị A đã đến cởi trói cho anh M và cùng anh M bắt giữ anh V lại, rồi vu khống cho anh V đã ăn trộm xe máy. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Anh V, ông T B. Ông T, chị A
C. Chị A, anh M D. Anh M, anh V.
Câu 35. Anh P là lái xe, anh G là phụ xe chở hàng đường dài từ Quảng Ninh vào Đà Nẵng. Trên đường lái xe, do buồn ngủ, anh P đã không làm chủ được tốc độ đã đâm vào xe máy của chị Q đang lưu thông trên đường làm chị bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Trong hợp này, anh D đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 36. Cửa hàng bán tạp của chị H đang mở thì bị anh H đại diện cơ quan thuế đến yêu cầu cửa hàng đóng cửa với lí do đã quá hạn nộp thuế 6 tháng, mặc dù đã được nhắc nhở mấy lần. Chị V chửi mắng và gọi chồng là anh T ra lấy cây gậy đánh đuổi anh K bị thương vì dám đòi đóng cửa hàng của nhà mình. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Chị H và anh T. B. Anh T và Anh K.
C. Chị H và anh K. D. Anh T.
Câu 37. Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về N rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn thấy P, N đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Lúc đó, H chứng kiến toàn bộ sự việc, P đe dọa giết H nếu H tố cáo sự việc này với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Bạn N, H và P. B. Bạn N và H. C. Chỉ có N. D. Bạn P
Câu 38. Anh S kết hôn với chị H đã nhiều năm mà chưa có con nên anh S bí mật nhờ chi D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S sống chung như vợ chồng với chị D, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ sổ tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi chị D. Những ai dưới đây vỉ phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh S, bà T và chị H. B. Bà T, chị D và anh S.
C. Anh S, chị H và chị D. D. Anh S và chị H.
Câu 39. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị gãy tay nên đã nhờ anh N giúp mình viết phiếu bầu rồi bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A, Anh N và chị H. B. Anh T và chị H.
C. Anh T, chị H và anh N. D. Anh T và anh N.
Câu 40. Anh D được giao làm thủ quỹ công ty G. Trong quá trình làm vỉệc anh D nảy sinh lòng tham và thông đồng với anh T, kế toán trưởng, mang tiền của công ty đi gửi ngân hàng hưởng lãi xuất hàng tháng để tiêu xài cá nhân. Anh Y, kế toán viên, phát hiện ra việc làm trên của anh D và anh T nên đã báo cho giám đốc Q. Giám đốc Q do có quan hệ họ hàng với anh D nên đã làm ngơ và bỏ qua. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Anh Y, D, T B. Anh D, T, Y, giám đốc Q
C. Anh Y, D, Q D. Anh D, T, giám đốc Q
Ma trận
Lớp |
Chương (bài) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Số câu |
12 |
Pháp luât và đời sống |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
12 |
Thực hiện pháp luật |
2 |
3 |
2 |
3 |
10 |
12 |
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội |
1 |
1 |
2 |
1 |
5 |
12 |
Các quyền tự do cơ bản của công dân |
1 |
2 |
3 |
3 |
8 |
12 |
Công dân với các quyền dân chủ |
2 |
3 |
1 |
1 |
6 |
12 |
Pháp luật với sự phát triển của công dân |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
12 |
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
11 |
Công dân với phát triển kinh tế |
4 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Tổng |
12 |
12 |
8 |
8 |
40 |
|
Điểm |
3 |
3 |
2 |
2 |
10 |
ĐÁP ÁN
1C |
6D |
11A |
16C |
21C |
26A |
31D |
36D |
2B |
7A |
12C |
17A |
22C |
27A |
32D |
37D |
3A |
8D |
13D |
18D |
23C |
28B |
33B |
38D |
4D |
9D |
14B |
19C |
24B |
29C |
34C |
39B |
5B |
10A |
15B |
20A |
25C |
30C |
35A |
40D |
Giải
Câu 10: Chọn đáp án A
- H và B tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi trộm cắp => vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- B dùng dao chém anh G làm anh G bị thương => vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
Câu 15: Chọn đáp án B.
- Anh G chạy bộ tập thể dục không đeo khẩu trang => vi phạm hành chính.
- Anh G xô xát với ông H làm ông H bị thương => vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
Câu32: Chọn đáp án D
Quan hệ mua bán xe đạp giữa ông M và T là giao dịch dân sự. Nhưng T chưa đủ tuổi thành niên nên giao dịch đó không hợp pháp => ông M phải chịu trách nhiệm dân sự.
Câu 33: Chọn đáp án B
- Mâu thuẫn giữa bà L, H và anh M liên quan đến tài sản => vi pạm quan hệ hôn nhân và gia đình.
- M, K, S đánh H bị trọng thương => chịu trách nhiệm hình sự
Câu 34: Chọn đáp án C
- Anh V khống chế M giải lên công an là hành vi đúng pháp luật.
- Chi A cùng anh M bắt giữ anh V => vi phạm quyền bất khả xâm phạm vè thân thể của công dân.
Câu 36: Chọn đáp án D.
- Chị V chửi anh K => đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm danh dự của công dân
- Anh T đánh anh K bị thương => đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 38: Chọn đáp án D
- Anh S có con với chị D không phải là vợ của mình => vi phạm quan hệ nhân thân được quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
- Chi H tự ý rút hết tiền tiết kiệm của gia đình bỏ đi khỏi nhà => vi phạm quan hệ tài sản được quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
Câu 39: Chọn đáp án B.
- Chị H và anh T cùng nhau thảo luận nội dung phiếu bầu => vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín.
Câu 40: Chọn đáp án D
- Anh d và T cùng gửi tiền của công ty vào ngân hàng => vi phạm pháp luật phải chiu trách nhiệm pháp lý
- Ông D biết chuyện mà làm ngơ bỏ qua nên cùng là đồng phạm => vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Câu 1: Cố ý đánh người gây tổn hại đến sức khỏe người khác là hành vi vi phạm
A. kỉ luật. B. dân sự. C. hành chính. D. hình sự.
Câu 2: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền và làm những gì pháp luật cho phép làm. Là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 3: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp, xâm phạm đến các quy tắc quản lí nhà nước, được gọi là hành vi vi phạm
A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự.
Câu 4: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong
A. lĩnh vực kinh doanh. B. tuyển dụng lao động.
C. giao kết hợp đồng. D. đào tạo nhân lực.
Câu 5: Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thực hiện quyền lao động.
C. Tự do tìm kiếm việc làm. D. Quyết định lợi nhuận công ty.
Câu 6: Việc công dân đề xuất giải pháp cách li xã hội trước diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 là việc làm thể hiện quyền
A. bình đẳng trong tiếp cận thông tin. B. tự do chia sẻ thông tin.
C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. được tuyên truyền các vấn đề xã hội.
Câu 7: Việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của quyền
A. tố cáo. B. khiếu nại.
C. tham gia quản lí nhà nước. D. bầu cử và ứng cử.
Câu 8: Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền
A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. học ở mọi lúc, mọi nơi ở mọi loại hình trường lớp.
C. học ở bất cứ trường nào mà mình yêu thích.
D. học bất cứ ngành nghề nào mà mình yêu thích.
Câu 9: Công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tham gia.
Câu 10: Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền tự do của công dân. D. quyền học tập của công dân.
Câu 11: Nghĩa vụ nào sau đây được xem là rất quan trọng của công dân khi đã thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của mình?
A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
D. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Câu 12: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. tư liệu lao động. B. công cụ lao động.
C. đối tượng lao động. D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 13:Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng?
A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện thanh toán.
C. Tiền tệ thế giới. D. Giao dịch quốc tế.
Câu 14: Trên thị trường, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc
A. chênh giá. B. một giá. C. đồng giá. D. ngang giá.
Câu 15: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cung. B. tổng cầu. C. tiêu thụ. D. cầu.
Câu 16: Tính đến nay, trong lịch sử lập Hiến của nước ta có 05 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 để phù hợp với tình hình thực tế và vì sự phát triển của đất nước. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Thực tiễn. B. Xã hội. C. Nhà nước. D. Nhân dân.
Câu 17: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
A. bảo vệ an ninh quốc gia. B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
C. nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. sử dụng vũ khí trái phép.
Câu 18: Hành vi trái pháp luật nào sau đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Anh K trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
B. Em A bị tâm thần và cố tình lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
C. Chị R bị trầm cảm sau khi sinh nên đã la mắng, xúc phạm chồng mình.
D. Anh Y trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
Câu 19: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi môi trường học tập. B. Xây dựng nguồn quỹ gia đình.
C. Đăng kí hồ sơ kinh doanh. D. Bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 20: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua
A. văn bản mua bán. B. tài khoản tiết kiệm.
C. hợp đồng lao động. D. người tuyển dụng.
Câu 21: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông .
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 22: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Một người tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang lấy trộm xe máy.
Câu 23: Khẳng định nào sau đây là phù hợp với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Bất kì ai cũng không được quyền đánh người.
B. Cha mẹ được quyền đánh con khi con hư.
C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo cháu.
D. Chỉ những người đủ thẩm quyền mới được đánh người khác.
Câu 24: Việc làm nào sau đây của tổ bầu cử là phù hợp với quy định của pháp luật trong các trường hợp vì lí do ốm đau, già yếu mà cử tri không thể đến nơi bầu cử được?
A. Cử người tới nhà đón cử tri tơi điểm bầu cử.
B. Loại những người đó ra khỏi danh sách bầu cử.
C. Mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu tới tận nơi ở của cử tri.
D. Cho phép người trong gia đình bầu cử thay.
Câu 25: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây?
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo.
B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.
C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.
D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Câu 26: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công bằng. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 27: Những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền phát triển. D. Quyền tham gia.
Câu 28: Mục đích của cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kĩ thuật” nhằm phát huy quyền
A. học tập. B. sáng tạo. C. phát triển. D. bình đẳng.
Câu 29: Công dân có quyền đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật là thuộc nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được học tập.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả.
Câu 30: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
A. Công dân bao nhiêu tuổi cũng có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào mà mình muốn.
C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào tùy theo sở thích của mình.
D. Công dân có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh tất cả các mặt hàng khi đủ điều kiện.
Câu 31: Anh Q là công chức làm việc tại sở X, anh thường xuyên đi làm muộn và bị giám đốc nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không khắc phục khuyết điểm. Anh Q phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật.
Câu 32: Ông X là người có thu nhập cao, ông đã chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 33: Bà A lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, mặc dù bị nhắc nhở nhiều nhưng bà vẫn vi phạm, hành vi của bà A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật.
Câu 34: Anh N tự ý cho chị X thuê ngôi nhà mà hai vợ chồng anh được thừa kế để chị X ở trọ. Bức xúc, vợ anh N là chị M giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình để mở cửa hàng kinh doanh. Anh N và chị M cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Lao động và kinh doanh. B. Tài sản và đầu tư.
C. Hôn nhân và gia đình. D. Sản xuất và kinh doanh.
Câu 35: Để có đủ số lượng khẩu trang giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm thêm khẩu trang không đạt chuẩn khử khuẩn với số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh C, G, D và H. B. Ông B, bà E, C, G và H.
C. Ông B, anh A và H. D. Bà E, chị D, G, và H.
Câu 36: Là bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi anh H đòi thì anh K cứ thất hứa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B cùng đến nhà K dọa dẫm và phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã to tiếng và nhặt viên gạch xông vào đánh H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh H, K và B. B. Anh H và K. C. Anh H và B. D. Anh K và B.
Câu 37: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh tọán nhưng do muốn chiêm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của giạ đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông M và anh S. B. Ông K và ông M.
C. Ông K, ông M và anh S. D. Ông K, bà N và anh S.
Câu 38: Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn rằng chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh H, anh A và chị P. B. Anh H, chị P, chị B và anh T.
C. Anh H, chị B và chị P. D. Anh H, chị B, anh A và chị P.
Câu 39. Phát hiện B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải B đi khắp làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em trai của B đe dọa đốt nhà anh T. Chị P là bạn của anh T đã cố tình ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T, anh B và chị P. B. Anh T và anh E.
C. Anh T và chị P. D. Anh T, anh B và anh E.
Câu 40: Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là đối thủ của anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố anh H, anh P, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên. D. Bố con anh H, anh P, anh K và anh M.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ THI
I. CẤU TRÚC ĐỀ:
Lớp |
MỤC LỤC |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
TỔNG |
12 |
Bài 2. Thực hiện pháp luật |
3 |
3 |
3 |
3 |
12 |
Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật |
1 |
1 |
||||
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội |
2 |
1 |
1 |
1 |
5 |
|
Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản |
3 |
2 |
5 |
|||
Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ |
2 |
3 |
5 |
|||
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân |
3 |
3 |
6 |
|||
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước |
1 |
1 |
2 |
|||
11 |
Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế |
1 |
1 |
|||
Bài 2. Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường |
1 |
1 |
||||
Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa |
1 |
1 |
||||
Bài 5. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa |
1 |
1 |
II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:
- Cấu trúc: 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu. 25% câu hỏi mức độ vận dụng.
- Nội dung:
+ Phần lớn là chương trình lớp 12 còn lại là 4 câu của lớp 11 trong học kỳ 1.
+ Biên soạn sát với đề thi minh họa của bộ giáo dục tốt nghiệp THPT năm 2020.
- Quan điểm ra đề:
+ Bám sát đề minh họa của Bộ Giáo dục
+ Bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng, Sách giáo khoa
+ Không ra đề những nội dung đã giảm tải, tin giản theo hướng dẫn của Bộ.
+ Các tình huống trong câu hỏi đã hoặc có thể nảy sinh trong thực tiễn.
+ Ngoài việc đảm bảo kiến thức cần có các câu hỏi đề cập tới các vấn đề nóng mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
+ Không ra dạng câu hỏi đánh đố học sinh.
III. ĐÁP ÁN:
1-D |
2-A |
3-A |
4-A |
5-D |
6-C |
7-B |
8-A |
9-C |
10-D |
11-B |
12-C |
13-A |
14-D |
15-D |
16-B |
17-D |
18-A |
19-D |
20-C |
21-D |
22-D |
23-A |
24-C |
25-B |
26-A |
27-C |
28-B |
29-A |
30-D |
31-D |
32-C |
33-B |
34-C |
35-B |
36-A |
37-B |
38-C |
39-C |
40-B |
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 31:
- Chọn đáp án D
- Vì: Hành vi của anh Q là vi phạm pháp luật trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật Lao động.
Câu 32:
- Chọn đáp án C
- Vì: Ông X đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trước pháp luật, chủ động làm điều pháp luật quy định phải làm.
Câu 33:
- Chọn đáp án B
Vì: Hành vi của bà A là vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quy tắc quản lí nhà nước. Cụ thể là đã kinh doanh tại địa điểm không được phép.
Câu 34:
- Chọn đáp án C
- Vì: anh N và chị M đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản chung.
Câu 35:
- Chọn đáp án B
- Vì: Hành vi hợp tác sản xuất khẩu trang không đạt chuẩn của ông B và anh C là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Bà E đã thuê G,H đánh người gây thương tích là vi phạm pháp luật Hình sự.
Câu 36:
- Chọn đáp án A
- Vì: Anh K vay tiền mà không trả là vi phạm pháp luật Dân sự trong quan hệ tài sản cho vay.
- Anh H và B phá đồ đạc nhà anh K là xâm phạm tới tài sản người khác, sẽ phải bồi thường. Quan hệ dân sự.
Câu 37:
- Chọn đáp án B
- Vì: Ông K vay tiền không trả là trách nhiệm Dân sự, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản giá trị lớn là trách nhiệm Hình sự.
- Ông M phóng hỏa đốt nhà, gây thiệt hại về tài sản người khác, đồng thời đó là hành vi gây nguy hiểm cho người khác và xã hội nên cấu thành tội phạm.
Câu 38:
- Chọn đáp án C
- Vì: - Trong trường hợp này, ông H đã hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh của anh M chấp nhận hồ sơ anh N do quen biết là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Chị P biết nhưng vẫn làm theo chỉ đạo của ông H là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Chị B lợi đã lợi dụng quen biết để nhờ xin phép kinh doanh trong khi mình không đủ điều kiện.
Câu 39.
- Chọn đáp án C
Vì: Anh T bắt trói người trái phép còn giải người đi khắp làng là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm người khác.
- Chị P cố tình ghi hình để đưa lên mạng nhằm mục đích xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và danh dự người khác.
Câu 40:
- Chọn đáp án B
- Vì: Anh P tung tin đồn lên mạng xã hội khi chưa có căn cứ và bằng chứng xác thực là thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận
- Bố anh H và phóng viên được thuê để viết và đăng bài cải chính là thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận.
Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo
Xem thêm bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024-2025 các môn học có đáp án, chọn lọc hay khác:
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Toán năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Văn năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Tiếng Anh năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Vật Lí năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Hóa năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Sinh học năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Lịch Sử năm 2024-2025
- Bộ Đề thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2024-2025
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều