14 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Vật Lí 2025
Tuyển tập 14 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí năm 2025 được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Vật Lí thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.
14 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Vật Lí 2025
Xem thử Đề thi thử Tốt nghiệp Vật Lí 2025 Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Vật Lí 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Vật Lí Xem thử 1000 câu trắc nghiệm Vật Lí
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Vật lí năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
CHƯƠNG I. VẬT LÍ NHIỆT
I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ CẤU TRÚC CỦA CHẤT
1. Mô hình động học phân tử
Mô hình động học phân tử gồm các nội dung cơ bản:
• Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
• Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.
• Giữa các phân tử có lực hút và đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử.
2. Cấu trúc của vật chất
Vật chất thường tồn tại ở ba trạng thái cơ bản là: thể rắn, thể lỏng và thể khí.
- Khoảng cách giữa các phân tử càng lớn thì lực liên kết giữa chúng càng yếu.
- Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh.
Các trạng thái của vật chất
• Ở thể rắn các phân tử rất gần nhau và chúng được sắp xếp theo một trật tự hình học xác định. Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh, giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng xác định. Do đó, chất rắn kết tinh luôn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
• Ở thể lỏng, các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất rắn. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn trong chất rắn nên giữ cho các phân tử không bị phân tán ra xa nhau, do đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên lực tương tác này chưa đủ lớn nên các phân tử ở thể lỏng cũng dao động quanh vị trí cân bằng nhưng các vị trí cân bằng này không cố định mà luôn luôn thay đổi. Do đó, chất lỏng rất khó bị nén, nó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
• Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất lỏng. Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng nên lực tương tác giữa các phân tử rất yếu (trừ khi va chạm nhau), nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, khối chất khí không có hình dạng và thể tích riêng mà nó có hình dạng và thể tích của bình chứa nó và có thể nén được dễ dàng.
Cấu trúc |
Thể rắn |
Thể lỏng |
Thể khí |
Khoảng cách giữa các phân tử |
Rất gần nhau (cỡ kích thước phân tử) |
Xa nhau |
Rất xa nhau (gấp hàng chục lần kích thước phân tử) |
Sự sắp xếp của các phân tử |
Trật tự |
Kém trật tự hơn so với thể rắn |
Không có trật tự |
Chuyển động của các phân tử |
Chỉ dao động quanh vị trí cân bằng cố định |
Dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi |
Chuyển động hỗn loạn |
Hình dạng |
Xác định |
Phụ thuộc phần bình chứa nó |
Phụ thuộc bình chứa |
Thể tích |
Xác định |
Xác định |
Phụ thuộc bình chứa |
II. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
1. Sự chuyển thể của các chất:
• Khi các điều kiện như nhiệt độ, áp suất thay đổi, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất được gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là đông đặc.
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất được gọi là sự hóa hơi. Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
• Sự thay đổi trạng thái của vật chất được thể hiện như hình vẽ bên cạnh. Chú ý: Một số chất như băng phiến, đá khô (ở thể rắn) có khả năng chuyển trực tiếp sang thể khí khi nó nhận nhiệt. Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa và ngược lại gọi là sự ngưng kết. |
2. Sự nóng chảy:
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
a. Đặc điểm:
• Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
• Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Đồ thị thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình nóng chảy của chất rắn kết tinh (đường nét liền) và chất rắn vô định hình (đường nét đứt)
b. Giải thích sự nóng chảy của chất rắn kết tinh
Ở áp suất không đổi, các hạt ở thể rắn liên kết chặt chẽ với nhau, chúng dao động quanh các vị trí cân bằng xác định. Khi nung nóng chất rắn, các hạt được cung cấp nhiệt năng làm tốc độ chuyển động nhiệt của nó tăng lên, mức độ trật tự trong cấu trúc của các hạt giảm đi. Khi đạt đến nhiệt độ nóng chảy, chuyển động của các hạt giống như chuyển động của các phân tử chất lỏng, đó là quá trình nóng chảy.
c. Ứng dụng
- Sự nóng chảy được ứng dụng trong công nghiệp luyện kim, hàn điện, thực phẩm.
3. Sự hoá hơi:
- Sự hoá hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự hoá hơi thể hiện qua hai hình thức đó là sự bay hơi và sự sôi. |
a. Sự bay hơi:
- Sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhanh nếu diện tích mặt thoáng càng lớn, tốc độ gió càng lớn, nhiệt độ càng cao và độ ẩm không khí càng thấp.
Giải thích sự bay hơi: Các phân tử chất lỏng tham gia chuyển động nhiệt, trong đó có những phân tử ở bề mặt chất lỏng chuyển động hướng ra ngoài chất lỏng. Một số phân tử chất lỏng này có động năng đủ lớn, thắng lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì chúng có thể thoát ra khỏi mặt thoáng, trở thành các phân tử hơi.
b. Sự sôi:
- Sự hoá hơi xảy ra ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.
Giải thích sự sôi của chất lỏng: Khi đun chất lỏng đến nhiệt độ sôi, do tiếp tục được cung cấp nhiệt lượng nên các phân tử chất lỏng chuyển động nhiệt mạnh hơn, làm phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử chất lỏng với nhau, phân tử chất lỏng chuyển sang phân tử hơi. Hiện tượng này xảy ra với tất cả các phân tử chất lỏng ở bên trong và trên bề mặt khối chất lỏng.
c. Tác dụng của sự bay hơi
- Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, ... tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển. Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối. Sự bay hơi của khí ammonia, difluoromethane... được sử dụng trong kĩ thuật làm lạnh như máy điều hòa không khí, tủ lạnh.
III. ĐỊNH LUẬT 1 CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
1. Nội năng
a) Khái niệm
- Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là nội năng của vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. Nội năng được kí hiệu bằng chữ U, có đơn vị là jun (J).
- Trong nhiệt động lực học người ta chủ yếu quan tâm đến độ biến thiên nội năng ΔU của vật, là phần nội năng tăng lên hoặc giảm đi trong một quá trình.
b) Các cách làm thay đổi nội năng
- Có hai cách làm thay đổi nội năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt. Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác (ví dụ như cơ năng) sang nội năng. Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác mà chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
Thực hiện công |
Truyền nhiệt |
- Quá trình thực hiện công làm cho nội năng của vật thay đổi, vật nhận công thì nội năng tăng, vật thực hiện công cho vật khác thì nội năng giảm.
- Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì xảy ra quá trình truyền nhiệt. Quá trình này làm thay đổi nội năng của các vật.
2. Định luật 1 của nhiệt động lực học
- Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng thì độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được:
∆U = A + Q
Quy ước dấu:
• ∆U > 0: Nội năng tăng; ∆U < 0: Nội năng giảm.
• A > 0: Hệ nhận công; A < 0: Hệ thực hiện công.
• Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng; Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng.
IV. THANG NHIỆT ĐỘ
1. Sự truyền năng lượng nhiệt
a) Năng lượng nhiệt
- Năng lượng nhiệt là động năng gắn liền với chuyển động hỗn loạn của các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên vật.
Ở mẫu nước có nhiệt độ cao hơn thì các phân tử chuyển động nhanh hơn
b) Sự truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật ở các nhiệt độ khác nhau
- Khi cho hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau, năng lượng nhiệt luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình truyền nhiệt kết thúc khi hai vật ở cùng nhiệt độ (lúc này hai vật ở trạng thái cân bằng nhiệt).
- Phần năng lượng nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn được gọi là nhiệt lượng, để đo năng lượng nhiệt người ta dùng nhiệt lượng kế.
2. Thang nhiệt độ
a) Nhiệt kế
- Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ của các chất, các vật liệu, các linh kiện điện và điện tử,...
- Tính chất vật lí được sử dụng nhiều trong trong việc chế tạo nhiệt kế là sự nở vì nhiệt. Các nhiệt kế thường dùng là các nhiệt kế được chế tạo dựa trên sự nở dài của cột chất lỏng trong ống thuỷ tinh (nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế dầu).
- Sự nở dài của một thanh kim loại mỏng thẳng hoặc xoắn ốc được dùng trong việc chế tạo các loại nhiệt kế kim loại.
- Sự nở khối của một lượng khí xác định ở áp suất không đổi được dùng để chế tạo các loại nhiệt kế khí.
b) Thang nhiệt độ
Các loại thang đo nhiệt độ
- Có thể đo nhiệt độ của vật theo các thang đo khác nhau. Một số loại thang nhiệt độ (còn gọi là nhiệt giai) thông dụng như: thang nhiệt độ Celsius, thang nhiệt độ Kelvin, thang nhiệt độ Fahrenheit.
- Trong thang nhiệt độ Celsius, chọn hai mốc nhiệt độ là nhiệt độ của nước đá (nước tinh khiết đóng băng) đang tan ở áp suất 1 atm là 0 °C và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm là 100 °C. Từ vạch 0°C đến vạch 100°C chia thành 100 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng ứng với 1 °C. Nhiệt độ trong thang đo này được kí hiệu là t. Đơn vị là độ Celsius (kí hiệu: °C).
- Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lí thiên văn người Thụy Điển là Anders Celsius (An-đo Xen-xi-út) (1701 – 1744), người đề xuất thang đo năm 1742.
- Thang nhiệt độ Kelvin (thang nhiệt độ tuyệt đối), chọn hai mốc nhiệt độ là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất bằng không là 0 K (gọi là độ không tuyệt đối) và chọn nhiệt độ nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi là 273,16 K (nhiệt độ điểm ba của nước). Trong khoảng giữa hai giá trị nhiệt độ này, chia thành 273,16 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng là 1 K.
- Trong thang đo này, nhiệt độ được kí hiệu là T, đơn vị là Kelvin (kí hiệu: K). Một độ chia trên thang nhiệt độ Kelvin bằng một độ chia trên thang nhiệt độ Celsius và tại 0 °C trong thang nhiệt độ Celsius ứng với 273,15 K trong thang nhiệt độ Kelvin.
................................
................................
................................
Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:
- 8 Chuyên đề Toán ôn thi Tốt nghiệp 2025
- 1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025
- 10 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 2025
- 1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp 2025
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều