1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025

Tuyển tập 1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp năm 2025 được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.

1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Sinh 2025 Xem thử Đề Sinh theo đề tham khảo Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh Xem thử 1200 câu trắc nghiệm Sinh

Chỉ từ 500k mua trọn bộ 1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

CHỦ ĐỀ 1.

CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP PHÂN TỬ

I. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT

1. Kiến thức về DNA

- Cấu tạo hóa học: DNA có cấu trúc đa phân. Đơn phân là Nucleotide gồm 4 loại A, T, X, G. Các Nucleotide liên kết công hóa trị để tạo thành mạch pôliNucleotide.

- Cấu trúc không gian: DNA của sinh vật nhân thực và DNA của sinh vật nhân sơ đều có cấu trúc mạch kép. Tuy nhiên DNA sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng còn DNA của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng và không liên kết với protein histôn. DNA của ti thể, lục lạp có cấu trúc mạch vòng tương tự như DNA của vi khuẩn.

- Trong phân tử DNA mạch kép:

+ Các Nucleotide giữa hai mạch liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X). Do đó, phân tử DNA mạch kép luôn có số Nucleotide loại A = T, G = X; đồng thời, khi biết trình tự các Nucleotide trên mạch 1 thì sẽ suy ra trình tự các Nucleotide trên mạch 2 và ngược lại.

+ DNA gồm hai chuỗi pôliNucleotide chạy song song ngược chiều nhau, xoắn đều theo chiều xoắn phải. Cứ 10 cặp Nucleotide tạo nên một chu kì xoắn có độ dài 34Å (3,4nm).

- Ở DNA mạch đơn, do A không liên kết bổ sung với T, G không liên kết với X nên A có thể không bằng T; G có thể không bằng X. Do vậy, ở một phân tử DNA nào đó, nếu thấy A ≠ T hoặc G ≠ X thì đó là DNA mạch đơn. 

- Ở trong cùng một loài, hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài. DNA ở trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định (vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào), do đó hàm lượng DNA trong tế bào chất không đặc trưng cho loài.

- Đơn vị cấu tạo và chức năng của DNA là gen. Mỗi gene mang thông tin quy định 1 sản phẩm xác định (RNA hoặc chuỗi pôlipeptit).

- Chức năng: DNA là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đặt thông tin di truyền.

2. Kiến thức về gen

- Khái niệm: Gene là một đoạn DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử RNA. Như vậy, về cấu trúc thì gene là 1 đoạn DNA; về chức năng thì gene mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại sản phẩm nhất định.

- Phân loại: Dựa vào chức năng, người ta phân biệt 2 loại gene gene cấu trúc và gene điều hòa. Gene điều hòa là những gene mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gene khác. Gene cấu trúc là những gene còn lại.

- Cấu trúc: Gene cấu trúc điển hình gồm 3 vùng trình tự:

+ Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, chứa trình tự các Nucleotide đặc biệt giúp nhận biết và điều hòa phiên mã.

+ Vùng mã hóa nằm ở giữa gen, mang thông tin mã hóa các axit amin.

+ Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

- Dựa vào cấu trúc vùng mã hoá, gene được phân loại thành gene không phân mảnh và gene phân mảnh.

+ Gene không phân mảnh là gene mà vùng mã hóa của nó liên tục, toàn bộ thông tin di truyền trên gene được dịch thành axit amin. Gene phân mảnh là gene mà vùng mã hóa không liên tục, có các đoạn intron xen kẽ các đoạn êxôn.

+ Gene của sinh vật nhân sơ có cấu trúc không phân mảnh còn hầu hết gene của sinh vật nhân thực đều có cấu trúc phân mảnh.

+ Gene phân mảnh có khả năng tổng hợp được nhiều phân tử mRNA trưởng thành. Nguyên nhân là vì khi gene phiên mã thì tổng hợp được mRNA sơ khai, sau đó enzyme sẽ cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn êxôn theo các cách khác nhau để tạo nên các phân tử RNA trưởng thành.

3. Kiến thức về nhân đôi DNA

- Thông tin di truyền trong DNA được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi. Được gọi là nhân đôi DNA là vì từ 1 phân tử tạo thành 2 phân tử và cả 2 phân tử này hoàn toàn giống với phân tử ban đầu.

- Nhân đôi DNA xảy ra trong nhân tế bào và tế bào chất (ti thể, lục lạp) ở sinh vật nhân thực hay trong tế bào chất ở sinh vật nhân sơ.

- Thành phần tham gia: DNA khuôn, nu tự do (A, T, U, X, G), các enzyme. Quá trình nhân đôi DNA cần nhiều loại enzyme khác nhau, trong đó enzyme tháo xoắn làm nhiệm vụ tháo xoắn và tách 2 mạch của DNA; enzyme DNA polymerase làm nhiệm vụ kéo dài mạch mới theo chiều 5’ - 3’.

- Diễn biến: Tháo xoắn tạo đơn vị tái bản → DNA polymerase gắn nu theo NTBS tạo mạch mới theo chiều 5’ - 3’ (trên 1 chạc chữ Y, với mạch khuôn 3’ - 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn với mạch khuôn 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn thành từng đoạn Okazaki) → Hình thành 2 phân tử DNA con giống nhau và giống hệt DNA mẹ.

+ Mạch mới luôn được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ - 3’ là vì enzyme DNA polymerase có chức năng gắn nu tự do vào đầu 3’OH của mạch pôliNucleotide.

+ Trong quá trình nhân đôi, trên 1 chạc chữ Y thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián đoạn, đầu kia liên tục).

- Nguyên tắc nhân đôi DNA: Quá trình nhân đôi của DNA diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó, từ 1 phân tử DNA, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra được 2k DNA, trong đó có 2 phân tử chứa một mạch của DNA mẹ đầu tiên.

- Sự khác nhau trong nhân đôi DNA ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực:

+ Ở sinh vật nhân sơ, trên mỗi phân tử DNA chỉ có 1 đơn vị tái bản và có ít enzyme tham gia hơn.

+ Ở sinh vật nhân thực, trên mỗi phân tử DNA có thể nhiều đơn vị tái bản và có nhiều enzyme tham gia hơn.

- Ý nghĩa: Quá trình nhân đôi DNA là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, từ đó dẫn tới sự phân chia tế bào và sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

4. Kiến thức về RNA 

- Cấu tạo hóa học: Có cấu trúc đa phân. Đơn phân là Nucleotide gồm 4 loại A, U, X, G.

- Cấu trúc không gian: Gồm 1 chuỗi pôliNucleotide mạch thẳng, không có liên kết hiđrô  (mRNA) hoặc có những đoạn liên kết bổ sung cục bộ (tRNA, rRNA).

- Phân loại: Có 3 loại RNA là mRNA, tRNA và rRNA.

+ Phân tử mRNA không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nhưng phân tử tRNA và rRNA thì có nguyên tắc bổ sung.

+ Trong 3 loại RNA, mRNA có nhiều loại nhất (có tính đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít nhất (chiếm khoảng 5%); rRNA có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất.

- Chức năng: tham gia tổng hợp protein.

+ mRNA được dùng để làm khuôn cho quá trình dịch mã, bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ của mRNA.

+ tRNA thực hiện vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã, mỗi tRNA chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc hiệu với 1 aa. 

+ rRNA kết hợp với protein để tạo nên ribôxôm - nơi thực hiện dịch mã để tổng hợp protein.

5. Kiến thức về phiên mã

- Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử DNA mạch kép sang RNA mạch đơn. Thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gene được phiên mã thành phân tử mRNA theo nguyên tắc bổ sung.

- Diễn ra tại vị trí chứa gen, vào kì trung gian của quá trình phân bào (ở pha G1 của chu kì tế bào).

- Thành phần tham gia: mạch 3’ - 5’ của gen, nu tự do (A, U, G, X), các enzyme.

- Diễn biến: RNA polymerase bám vào vùng khởi đầu làm gene tháo xoắn → RNA polymerase gắn nu theo NTBS tạo mạch mRNA theo chiều 5’ - 3’ → mRNA sơ khai được giải phóng.

+ RNA polymerase trượt trên mạch gốc theo chiều 5’ - 3’. Chỉ có mạch gốc (mạch 3' - 5') của gene được dùng để làm khuôn tổng hợp RNA.

+ Enzyme RNA polymerase vừa có chức năng tháo xoắn DNA, tách 2 mạch của DNA vừa có chức năng tổng hợp, kéo dài mạch pôliNucleotide mới.

+ Sự tổng hợp mRNA được diễn ra dựa trên mạch khuôn là mạch gốc của gene theo nguyên tắc bổ sung: Agene liên kết với Utự do, Tgene liên kết với Atự do, Xgene liên kết với Gtự do, Ggene liên kết với Xtự do.

+ Khi enzyme RNA polymerase gặp tín hiệu kết thúc (vùng kết thúc) ở trên gene thì quá trình phiên mã dừng lại.

- Sự khác nhau trong phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực: Ở sinh vật nhân sơ, mRNA sơ khai được sử dụng trực tiếp, không trải qua sự biến đổi. Ở sinh nhân thực, mRNA sơ khai được cắt các đoạn intron và nối các đoạn êxôn rồi mới được sử dụng làm khuôn tổng hợp protein.

6. Kiến thức về mã di truyền

- Khái niệm: Mã di truyền là trình tự các Nucleotide trong gene quy định trình tự các axit amin (aa) trong phân tử protein (cứ 3 Nucleotide đứng kế tiếp nhau trong gene quy định 1 aa).

- Đặc điểm:

+ Là mã bộ ba đọc liên tục, không chồng gối lên nhau.

+ Tính đặc hiệu: 1 côđon chỉ mã hóa 1 loại axit amin.

+ Tính thoái hóa: 1 axit amin do nhiều côđon mã hóa trừ AUG (mã hóa mã mở đầu) và UGG (mã hóa axit amin triptôphan).

+ Tính phổ biến: hầu hết các sinh vật đều sử dụng chung mã di truyền.

- Bảng mã di truyền có 64 mã bộ ba.

+ 01 bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ trên mRNA, là tín hiệu khởi đầu dịch mã và quy định aa mở đầu.

+ 03 bộ ba mã kết thúc (UAA, UAG, UGA) nằm ở đầu 3’ trên mRNA, là tín hiệu kết thúc dịch mã và không mã hóa aa.

+ 60 bộ ba còn lại quy định 19 loại aa còn lại.

7. Kiến thức về protein

- Cấu trúc hóa học: Là đại phân tử có cấu trúc đa phân. Đơn phân là axit amin gồm hơn 20 loại. Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

- Cấu trúc không gian: Có 4 bậc cấu trúc không gian trong đó cấu trúc bậc 1 có vai trò quyết định tính đa dạng và đặc thù của protein.

- Chức năng:

+ Đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định tính trạng của cơ thể.

+ Protein chỉ thực hiện được chức năng khi có cấu trúc không gian từ bậc 3 trở lên.

8. Kiến thức về dịch mã

- Dịch mã là quá trình thông tin di truyền chứa trong RNA được chuyển thành trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của protein.

- Diễn ra tại tế bào chất khi tế bào có nhu cầu sử dụng sản phẩm do gene quy định.

- Thành phần tham gia: mRNA, tRNA, ribôxôm, axit amin tự do, các enzyme. Trong đó, tRNA đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mRNA thành axit amin).

- Diễn biến: Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

+ Giai đoạn hoạt hóa axit amin: Mỗi aa gắn đặc hiệu với 1 phân tử tRNA và cần sử dụng 1 phân tử ATP.

+ Giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit theo chiều 5’ - 3’ (mỗi bộ ba trên mRNA được dịch mã bằng 1 aa nhờ sự khớp bổ sung giữa bộ ba đối mã trên tRNA với bộ ba mã sao trên mRNA). Ribôxôm trượt trên mRNA theo từng bộ ba từ bộ ba mở đầu đến khi gặp bộ ba kết thúc, mỗi bộ ba được dịch thành 1 aa (bộ ba kết thúc không quy định aa). Trên mỗi mRNA có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã. Ribôxôm gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại. Khi đó, chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribôxôm, 2 tiểu phần của ribôxôm tách rời nhau ra, aa mở đầu bị cắt ra khỏi chuỗi pôlipeptit, chuỗi pôlipeptit hình thành các bậc cấu trúc cao hơn để tạo thành protein hoàn chỉnh và thực hiện các chức năng của tế bào.

- Pôliribôxôm: là hiện tượng nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mRNA giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein.

9. Kiến thức về mối quan hệ giữa gen, mRNA, protein

- Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử:

1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025

+ Vật liệu di truyền là DNA được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế nhân đôi của DNA.

+ Thông tin di truyền ở trên gene được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thông qua 2 quá trình là phiên mã và dịch mã.

- Cả phiên mã và dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung:

+ Trong phiên mã, sự tổng hợp mRNA được diễn ra dựa trên mạch khuôn là mạch gốc của gene theo nguyên tắc bổ sung: Agene liên kết với Utự do, Tgene liên kết với Atự do, Xgene liên kết với Gtự do, Ggene liên kết với Xtự do.

+ Trong dịch mã, sự tổng hợp protein được diễn ra dựa trên mạch khuôn là mRNA theo nguyên tắc bổ sung: Khi 1 bộ ba trên mRNA khớp bổ sung với 1 bộ ba trên tRNA (A liên kết với U, G liên kết với X) thì 1 axit amin sẽ được đặt đúng vào vị trí.

→ Gene quy định tính trạng.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu. Trình tự các bộ ba ở trên mRNA quy định trình tự các axit amin trên protein. Vì vậy chỉ khi nào biết được chính xác trình tự các bộ ba trên mRNA thì mới suy ra được trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.

- Quá trình phiên mã không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ tổng hợp ra phân tử RNA có cấu trúc khác với RNA lúc bình thường nhưng không làm phát sinh đột biến gene vì không làm thay đổi cấu trúc của gen.

10. Kiến thức về điều hòa hoạt động gen

a. Khái quát điều hòa hoạt động gen

- Điều hòa hoạt động gene chính là điều hòa lượng sản phẩm của gene được tạo ra.

- Thực chất là kiểm soát gene có được phiên mã và dịch mã hay không.

- Vai trò: Cung cấp sản phẩm của gene phù hợp với sự phát triển của tế bào, cơ thể.

b. Điều hòa hoạt động của gene ở sinh vật nhân sơ

- Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gene chủ yếu ở cấp độ phiên mã.

- Trên phân tử DNA của vi khuẩn, các gene cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành cụm có chung một cơ chế điều hòa được gọi là một operon.

- Mô hình cấu trúc của operon Lac: Operon Lac có 3 thành phần là vùng khởi động (P); vùng vận hành (O); các gene cấu trúc Z, Y, A.

+ Vùng khởi động (P) là vị trí mà enzyme RNA polymerase nhận biết để phiên mã.

+ Vùng vận hành (O) là vị trí tương tác với protein ức chế.

+ Gene cấu trúc (Z, Y, A,...) mang thông tin quy định cấu trúc của một chuỗi pôlipeptit.

- Gene điều hoà (R) tổng hợp nên protein ức chế. Gene R không nằm trong cấu trúc của ôperôn Lac.

- Sự điều hòa hoạt động của operon Lac:

+ Khi môi trường không có lactose: gene R tổng hợp protein ức chế → Protein ức chế bám vào vị trí O khiến RNA polymerase không thể tiến hành phiên mã → Các gene Z, Y, A không được phiên mã.

+ Khi môi trường có lactose: gene R tổng hợp protein ức chế → Lactose như là chất cảm ứng bám vào làm bất hoạt protein ức chế → Protein ức chế không bám được vào O khiến RNA polymerase bám vào vị trí P → Các gene Z, Y, A được phiên mã, dịch mã tạo ra các enzyme phân giải đường lactose. Khi đường lactose bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết với O khiến quá trình phiên mã dừng lại.

c. Điều hòa hoạt động của gene ở sinh vật nhân thực

- Điều hoà hoạt động của gene ở sinh vật nhân thực thì diễn ra ở nhiều cấp độ và phức tạp hơn sinh vật nhân sơ.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học