8 Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 (chi tiết nhất)

Trọn bộ tài liệu 8 Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 chọn lọc sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 12.

8 Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 (chi tiết nhất)

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Kết nối tri thức

Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Cánh diều

Xem thử

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

1. Khái niệm viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ là trình bày một cách thuyết phục những quan điểm, suy nghĩ, đánh giá của người viết về một vấn đề gần gũi, thiết thực nhưng cũng rất giàu ý nghĩa đối với tuổi trẻ.

2. Mục đích viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Nghị luận về một vấn đề có liên quan tới tuổi trẻ nhằm thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết về những vấn đề liên quan (có ảnh hưởng mật thiết trong đời sống xã hội) đến tuổi trẻ. Từ đó giúp người đọc nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng của vấn đề và có thái độ, trách nhiệm, hành động phù hợp với vấn đề đó.

3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ có các đặc điểm sau:

Thành phần

Đặc điểm

Luận đề

Luận đề là vấn đề chính mà người viết đưa ra để thảo luận. Đây là nội dung cốt lõi của bài văn, thể hiện trọng tâm cần phân tích.

Ví dụ: Trước nguy cơ bản sắc văn hoá dân tộc bị mai một, biến mất cần có những giải pháp kịp thời được thực hiện bởi toàn dân, đặc biệt là người trẻ.

Luận điểm

 Trình bày luận điểm rõ ràng, gãy gọn, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. Mỗi luận điểm giúp làm sáng tỏ một khía cạnh của vấn đề.

Ví dụ: Đối với đề bài liên quan tới vấn đề trách nhiệm của người trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thì có thể triển khai các luận điểm về thực trạng, vai trò của việc giữ gìn, phát huy văn hoá dân tộc.

Phương thức lập luận

Thao tác lập luận là cách thức người viết sử dụng để triển khai, phát triển các luận điểm, từ đó thuyết phục người đọc. Các thao tác lập luận phổ biến bao gồm:

- Giải thích: Làm rõ nghĩa của vấn đề hoặc khái niệm.

- Phân tích: Chia nhỏ vấn đề để làm rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ.

- So sánh: So sánh giữa các hiện tượng, tình huống để làm nổi bật tính cần thiết của vấn đề.

- Chứng minh: Đưa ra dẫn chứng cụ thể, thuyết phục để làm rõ luận điểm.

- Đưa ra giải pháp: Đề xuất các biện pháp cụ thể để nêu cao trách nhiệm của tuổi trẻ.

Tính thuyết phục

Tính thuyết phục của bài văn phụ thuộc vào sức mạnh của lý lẽ và dẫn chứng. Người viết cần sử dụng lập luận logic, dẫn chứng cụ thể, ví dụ thực tế, và số liệu đáng tin cậy để tăng tính thuyết phục. Bài viết cũng cần thể hiện sự hợp lý và khả thi trong các giải pháp đưa ra.

Suy ngẫm, đánh giá

Đánh giá của tác giả là quan điểm cá nhân về mức độ cần thiết của vấn đề và các giải pháp phù hợp. Tác giả không chỉ nêu lên sự quan trọng của việc giải quyết vấn đề mà còn cần đánh giá khả năng thực hiện các giải pháp, cũng như tác động lâu dài của các biện pháp đó đối với xã hội.

4. Yêu cầu chung đối với kiểu viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

- Nêu được vấn đề có ý nghĩa, liên quan đến tuổi trẻ để bàn luận.

- Trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, gãy gọn, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề có liên quan tới tuổi trẻ; sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác đáng; biết phối hợp hiệu quả các thao tác: chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích, phân tích, so sánh để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Có thể phân tích, trao đổi với (những) ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề.

- Kết bài gây ấn tượng đối với người đọc, thúc giục tuổi trẻ hành động.

5. Dàn ý chung đối với kiểu viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

a. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ cần bàn luận, trình bày được quan điểm của người viết về vấn đề.

b. Thân bài:

- Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đề cần bàn luận liên quan đến tuổi trẻ.

- Trình bày các khía cạnh của vấn đề (vì sao vấn đề này lại thiết yếu đối với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động như thế nào? Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ thực hiện yêu cầu mà vấn đề nêu ra?...) Với từng luận điểm, cần dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

- Bình luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình.

c. Kết bài:

Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

a. Kĩ năng tìm hiểu về vấn đề và tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm và thu thập tài liệu cần thiết phục phụ cho bài viết qua các kênh sách báo, tạp chí, internet hoặc phát phiếu điều tra, khảo sát ý kiến cho những người quan tâm.

b. Kĩ năng chứng minh

- Chứng minh một vấn đề là dùng những lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận để khẳng định vấn đề đã nêu ra. Trong cuộc sống cũng như trong làm văn, thao tác chứng minh là rất cần thiết.

- Trong bài nghị luận về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, dẫn chứng phải sát, hợp, tiêu biểu, toàn diện, phong phú với vấn đề cần chứng minh. Dẫn chứng cũng phải có gì sắp xếp logic, chặt chẽ, hợp lí, có thể theo trình tự thời gian, không gian hoặc mức độ quan trọng của từng sự việc đối với vấn đề cần chứng minh. Còn lí lẽ là những lời dẫn dắt, suy luận, phân tích…kết hợp với dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Khi chứng minh, tuỳ theo vấn đề cần làm sáng tỏ, người viết có thể dùng dẫn chứng hay lí lẽ hoặc kết hợp cả dẫn chứng và lí lẽ để tạo nên tính thuyết phục.

c. Kĩ năng phân tích

- Phân tích thực trạng của vấn đề: Nắm vững thực trạng của vấn đề theo các tiêu chí: xưa và nay, tích cực và tiêu cực…

- Đánh giá tác động của vấn đề: xác định rõ vai trò, ý nghĩa của vấn đề đối với cá nhân, xã hội, đất nước.

d. Kỹ năng đưa ra giải pháp thực tế

- Đề xuất các giải pháp khả thi và cụ thể để giải quyết vấn đề. Các giải pháp này phải dựa trên phân tích thực tế và có thể áp dụng trong đời sống xã hội.

- Cần trình bày rõ cách thức thực hiện giải pháp và khả năng thành công.

7. Một số bài tập liên quan đến viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Đề số 1: Hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm trong tuổi trẻ.

Dàn ý:

1. Mở bài:

Tuổi trẻ là quãng thời gian tuyệt đẹp, nhưng cũng là giai đoạn đòi hỏi mỗi người phải ý thức rõ về trách nhiệm của bản thân. Sống có trách nhiệm không chỉ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mà còn đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội. Vậy, tuổi trẻ sống có trách nhiệm mang lại ý nghĩa gì, và chúng ta cần làm gì để rèn luyện điều đó?

2. Thân bài:

a. Giải thích khái niệm "sống có trách nhiệm":

- Là biết ý thức và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với bản thân, gia đình, và xã hội.

- Là không lãng phí thời gian, cơ hội; luôn hướng đến việc làm chủ hành động và kết quả của mình.

b. Ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm:

- Với bản thân: Giúp rèn luyện tính kỷ luật, hoàn thiện nhân cách, và đạt được thành công trong cuộc sống.

- Với gia đình: Là niềm tự hào của cha mẹ, là người con biết yêu thương và đỡ đần gia đình.

- Với xã hội: Đóng góp vào sự phát triển cộng đồng, tạo ra những giá trị tích cực và lan tỏa cảm hứng sống đẹp.

c. Hiện thực và phản biện:

- Một số bạn trẻ hiện nay sống thiếu trách nhiệm, lãng phí thời gian vào mạng xã hội, các thú vui vô bổ.

- Điều này không chỉ khiến bản thân các bạn mất đi cơ hội trưởng thành mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và xã hội.

d. Bài học nhận thức và hành động:

- Mỗi người cần ý thức được giá trị của tuổi trẻ, luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện.

- Sống có trách nhiệm bắt đầu từ những điều nhỏ: học tập chăm chỉ, giúp đỡ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

3. Kết bài:

Tuổi trẻ chỉ đến một lần trong đời, và sống có trách nhiệm chính là cách chúng ta biến những tháng năm đẹp nhất ấy trở thành hành trang quý giá cho tương lai. Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều có ý nghĩa, để khi nhìn lại, chúng ta không phải hối tiếc vì đã lãng phí thanh xuân.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên