8 Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Chân trời sáng tạo (đầy đủ nhất)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Chân trời sáng tạo chọn lọc với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 12.

8 Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Chân trời sáng tạo (đầy đủ nhất)

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

1. Khái niệm viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí là dạng bài nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm. Qua đó, người viết đưa ra nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc ý nghĩa nhân văn của từng tác phẩm, đồng thời khẳng định điểm nổi bật và độc đáo của chúng.

2. Mục đích viết kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Mục đích của bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí là làm rõ một quy luật chung hoặc những nét tương đồng và khác biệt nổi bật giữa hai tác phẩm. Qua đó, người viết có cơ hội nhìn nhận sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Bài viết giúp người đọc thấy được sự phong phú và độc đáo trong tư duy sáng tạo của các tác giả, đồng thời khẳng định ý nghĩa của hai tác phẩm trong văn học. Đây cũng là cách để nâng cao khả năng tư duy phân tích, lập luận và đánh giá văn học một cách toàn diện.

Quảng cáo

3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí:

Thành phần

Đặc điểm

Luận đề (vấn đề nghị luận

Là vấn đề trọng tâm được đặt ra để nghị luận, thường là so sánh và đánh giá giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của hai tác phẩm dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí.

Luận điểm

Các ý kiến chính nhằm làm sáng tỏ luận đề, được chia thành từng khía cạnh cụ thể như: đề tài, chủ đề, cảm hứng, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu...

Lí lẽ, bằng chứng

Dựa trên các phân tích cụ thể, dẫn chứng chính xác từ văn bản truyện hoặc bài phê bình, đánh giá, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và khai thác từ nhiều phương diện.

Phương thức lập luận

- Phân tích: Làm rõ từng yếu tố của hai tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, giọng điệu

- So sánh: Đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt nổi bật của hai tác phẩm.

- Chứng minh: Trích dẫn và lý giải những dẫn chứng cụ thể từ văn bản kí, đảm bảo độ chính xác và liên quan.

- Bình luận: Đưa ra nhận xét cá nhân, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm, đảm bảo cân đối và khách quan.

- Liên hệ mở rộng: Khi cần, kết nối với các vấn đề khác trong văn học hoặc đời sống để bài viết thêm chiều sâu.

Tính thuyết phục

Được tạo nên nhờ dẫn chứng xác thực, lí lẽ logic, cách diễn đạt rõ ràng và hệ thống luận điểm mạch lạc, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và đồng tình.

Suy ngẫm, đánh giá

Kết thúc bài viết bằng nhận xét tổng quát, nhấn mạnh giá trị độc đáo của hai tác phẩm, rút ra bài học chung hoặc ý nghĩa sâu sắc của vấn đề trong văn học.

Quảng cáo

4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

- Nêu được mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

- Trình bày được các thông tin khái quát về hai tác phẩm kí.

- Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm kí xét trên một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể, theo mục đích và phạm vi đã xác định.

- Rút ra được những nhận xét, đánh giá cần thiết, phù hợp vẽ hai tác phẩm kí căn cứ vào kết quả so sánh.

- Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm kí thông qua việc so sánh.

5. Dàn ý chung đối với kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

a. Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm kí được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nếu mục dích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này.

b. Thân bài: Cần triển khai các ý:

+ Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, để tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học...

+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm kí và nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ấy (ví dụ: hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống hay một loại hình nhân vật; hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực; có hiện tượng tác giả này chịu ảnh hưởng tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác).

Quảng cáo

+ Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm kí và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy (ví dụ: mỗi nhà văn có quan điểm thẫm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng; mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng của một truyền thống văn hoá, văn học khác nhau; đối tượng được miêu tả, câu chuyện được kể lại ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù),

+ Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm kí và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm kí khi đặt chúng trong tương quan so sánh

6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

a. Kỹ năng tìm hiểu về vấn đề và tìm kiếm thông tin

Trước khi viết bài nghị luận so sánh và đánh giá hai tác phẩm kí, người viết cần:

- Đọc và nghiên cứu tác phẩm: Nắm rõ nội dung, cấu trúc và các yếu tố nghệ thuật của cả hai tác phẩm. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về ý tưởng và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

- Tìm kiếm các tài liệu tham khảo: Ngoài các tác phẩm kí, người viết cần tìm đọc các bài viết phê bình, nghiên cứu văn học, những nghiên cứu liên quan đến các tác phẩm hoặc tác giả để bổ sung thông tin.

- Liên hệ và tổng hợp thông tin: Hãy kết hợp những thông tin đã thu thập được để xây dựng các luận điểm vững chắc và thực tế. Việc liên hệ với những trải nghiệm cá nhân hoặc kiến thức văn hóa có thể giúp bài viết thêm phong phú và sinh động.

b. Kỹ năng chứng minh và phản bác

- Chứng minh: Chứng minh trong bài nghị luận là việc khẳng định tính hợp lý và giá trị của các luận điểm bằng cách sử dụng những dẫn chứng rõ ràng từ các tác phẩm. Các dẫn chứng có thể là trích đoạn văn, mô tả chi tiết về nhân vật, chủ đề hay bối cảnh trong tác phẩm.

- Câu hỏi cần tự đặt ra: Chứng minh điều gì? Dùng dẫn chứng nào? Làm thế nào để chứng minh luận điểm đúng đắn?

- Phản bác: Phản bác là việc chỉ ra sự thiếu chính xác hoặc yếu kém trong các luận điểm trái chiều. Đây là một phần quan trọng để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mỗi tác phẩm so với tác phẩm còn lại. Việc chỉ ra những sai lệch hoặc thiếu sót sẽ giúp người viết nâng cao tính thuyết phục của bài viết.

- Tác dụng: Chứng minh và phản bác sẽ giúp người đọc có cái nhìn khách quan và toàn diện về các tác phẩm. Người viết cần luôn duy trì sự công bằng trong quá trình phản biện để không làm mất đi tính khách quan.

c. Kỹ năng đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (trong việc so sánh, đánh giá tác phẩm)

- Xác định vấn đề cần giải quyết: Việc so sánh và đánh giá tác phẩm nhằm làm rõ những đặc điểm nổi bật của mỗi tác phẩm và hiểu sâu về sự khác biệt giữa chúng. Cần xác định rõ những vấn đề nào cần được làm rõ trong tác phẩm: chủ đề, nhân vật, nghệ thuật,…

- Phân tích và đánh giá vấn đề: Phân tích những khía cạnh nổi bật của từng tác phẩm, tìm ra điểm mạnh, yếu của chúng, và làm rõ sự phản ánh của mỗi tác phẩm về xã hội, con người. Đồng thời, đánh giá tác phẩm này mang đến giá trị gì so với tác phẩm kia, và tác phẩm nào có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến người đọc.

- Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề: Giải pháp không chỉ là việc chỉ ra ưu điểm của từng tác phẩm mà còn là việc đánh giá sâu sắc và làm rõ những điều cần tiếp thu hoặc cải tiến trong các tác phẩm để tạo ra sự phát triển chung. Bạn có thể đề xuất các cách hiểu mới, cách tiếp cận khác biệt đối với các tác phẩm hoặc tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.

Bằng việc vận dụng các kỹ năng trên, bạn có thể viết một bài nghị luận so sánh và đánh giá các tác phẩm kí một cách chặt chẽ, có chiều sâu và thuyết phục.

7. Một số bài tập liên quan đến viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Đề 1: So sánh, đánh giá hai tác phẩm “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” và “Một lít nước mắt” của Ki-tô-a-ya

Dàn ý:

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về thể loại nhật ký và ý nghĩa nhân văn trong hai tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy TrâmMột lít nước mắt.

- Nêu mục đích so sánh: Làm nổi bật giá trị nghệ thuật và tư tưởng của hai tác phẩm qua điểm tương đồng và khác biệt.

b. Thân bài:

- Thông tin chung:

+ Nhật kí Đặng Thùy Trâm: Ghi lại tâm tư của một nữ bác sĩ trong chiến tranh Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước, sự hi sinh vì Tổ quốc.

+ Một lít nước mắt: Những dòng nhật ký của A-ya khi chiến đấu với bệnh tật, khát khao sống mãnh liệt và sự lạc quan.

- Điểm tương đồng:

+ Ngôi kể và điểm nhìn: Cả hai đều sử dụng ngôi kể thứ nhất, người viết cũng là nhân vật trung tâm.

+ Cảm xúc và ý nghĩa nhân văn: Đều thể hiện khát vọng sống: Đặng Thùy Trâm vì đất nước; A-ya vì bản thân.

+ Kết hợp nghệ thuật: Sử dụng đan xen trần thuật, miêu tả và nghị luận, tăng tính biểu cảm và sức truyền tải.

- Điểm khác biệt:

+ Hoàn cảnh sống: Đặng Thùy Trâm trong chiến tranh, nhiều tương tác xã hội; A-ya gắn bó với gia đình, đặc biệt là mẹ.

+ Chủ đề tình cảm: Đặng Thùy Trâm thể hiện tình cảm đa chiều (quê hương, đồng đội, gia đình); A-ya tập trung vào tình yêu thương với mẹ.

+ Phong cách viết: Nhật kí Đặng Thùy Trâm giàu tính trữ tình chính luận, Một lít nước mắt thiên về tự sự cảm xúc cá nhân.

- Đánh giá chung: Sự tương đồng và khác biệt đều làm nên giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

c. Kết bài:

- Khẳng định giá trị nhân văn của hai tác phẩm.

- Ý nghĩa của việc so sánh để hiểu thêm về nghệ thuật trần thuật trong thể loại nhật ký.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tập làm văn lớp 12 Chân trời sáng tạo, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên