26 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu 26 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.

26 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều

Xem thử

Đại từ lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Đại từ là gì?

- Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế các từ ngữ khác.

- Ví dụ:

+ Ai đã đến nhà mình? (Đại từ để hỏi)

+ Cô ấy rất hiền?(Đại từ xưng hô)

+ Tôi thích sách, mẹ tôi cũng vậy.(Đại từ thay thế)

II. Phân loại đại từ

a. Đại từ xưng hô:

- Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;… 

- Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:

+ Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, …

+ Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, …

+ Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, …

b. Đại từ nghi vấn

- Đại từ nghi vấn là loại đại từ dùng để đặt câu hỏi trong câu. Nó có thể được sử dụng để hỏi về sự vật, sự việc, con người, như: ai, gì, nào, bao nhiêu, đâu,...

c. Đại từ thay thế

- Đại từ thay thế là những từ dùng để thay thế những từ hay cụm từ khác để hạn chế việc lặp lại từ, hoặc người viết/người nói không muốn nói trực tiếp. Chúng được chia thành những loại sau:

+ Đại từ thay thế cho danh từ: Bọn họ, chúng tôi, họ, chúng, nó…

+ Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: Như thế, vậy, thế này…

+ Đại từ thay thế cho số từ: Bao, bao nhiêu…

d. Lưu ý:

- Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:

+ Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.

+ Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.

+ Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ: 

• Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, …

• Chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, …

- Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp và  khi nào nó được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. 

VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là danh từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc)

VD2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là danh từ chỉ đơn vị).

VD3: Cháu chào cô ạ! (cô là đại từ xưng hô)

III. Vai trò của đại từ

Vai trò của đại từ trong tiếng Việt như sau:

- Tránh lặp từ: Đại từ giúp tránh việc lặp lại cùng một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong câu. Điều này làm cho văn bản trở nên ngắn gọn và dễ đọc hơn.

- Tạo sự liên kết: Đại từ được xem là “cầu nối”, tạo sự liên kết giữa các câu văn trong đoạn văn. Từ đó tạo ra sự logic trong quá trình diễn đạt.

- Là điểm nhấn: Đại từ có thể sử dụng để nhấn mạnh một đối tượng hoặc khái niệm cụ thể. Điều này giúp cho người nghe dễ dàng nắm bắt thông điệp mà người nói muốn truyền tải.

- Bổ trợ cho từ khác: Đại từ được sử dụng để bổ sung nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ, giúp câu văn thêm phong phú.

- Dùng để thay thế: Đại từ được xem là một thành phần thay thế, hạn chế việc lặp từ. Ví dụ, thay vì nói “Tôi thích hoa hồng, mẹ tôi cũng thích hoa hồng”, thì có thể sử dụng đại từ để chuyển thành “Tôi thích hoa hồng, mẹ tôi cũng thế”.

IV. Bài tập về đại từ:

Bài 1. Gạch chân dưới các đại từ nghi vấn trong những câu thơ dưới đây của Xuân Quỳnh.

a)

- Mùa hè nắng ở nhà ta

Mùa đông nắng đi đâu mất?

- Nắng ở xung quanh bình tích

Ủ nước chè tươi cho bà.

(Mùa đông nắng ở đâu?)

b)

A! Bàng tốt lắm

Bàng che cho em

Nhưng ai che bằng

Cho bàng khỏi nắng?

(Cây bàng)

c)

Cái quạt bé như thế

Thì gió ở vào đâu?

Biển ngày đêm thét gào

Sao lại không khản cổ?

(Vì sao?)

Trả lời:

a) Đại từ nghi vấn: đâu.

b) Đại từ nghi vấn: ai.

c) Đại từ nghi vấn: đâu, sao.

Bài 2. Chọn các đại từ thay thế thích hợp để điền vào chỗ trống và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào?

đó, ấy, thế, vậy, này

a) “Phải đến thăm cô giáo ngay.”. Thoáng nghĩ............, tôi liền chạy vào nhà lấy xe đạp.

Từ .............. được dùng để thay cho ..........................................................

b) “Con muốn làm bác sĩ”. Mơ ước.............. cứ lớn dần lên trong tôi suốt những năm tháng tiểu học.

Từ ................. được dùng để thay cho .......................................................

c) Trời nắng, cả bọn chúng tôi đều đã thấm mệt. Nhưng điều .............. không làm chúng tôi bỏ cuộc.

Từ ................... được dùng để thay cho .....................................................

Trả lời:

a) “Phải đến thăm cô giáo ngay.”. Thoáng nghĩ vậy, tôi liền chạy vào nhà lấy xe đạp.

Từ vậy được dùng để thay cho “phải đến thăm cô giáo ngay”.

b) “Con muốn làm bác sĩ”. Mơ ước ấy cứ lớn dần lên trong tôi suốt những năm tháng tiểu học.

Từ ấy được dùng để thay cho “muốn làm bác sĩ”.

c) Trời nắng, cả bọn chúng tôi đều đã thấm mệt. Nhưng điều đó không làm chúng tôi bỏ cuộc.

Từ đó được dùng để thay cho trời nắng.

Bài 3. Gạch dưới đại từ nghi vấn trong mỗi câu sau và cho biết mục đích sử dụng:

a) Hôm đó, ai đã đến nhà mình?

b) Sao em lại muốn giúp bạn?

c) Cậu sẽ đi du lịch mấy ngày?

d) Khi nào bạn đến thăm tôi?

e) Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu?

Trả lời:

a) Hôm đó, ai đã đến nhà mình?

- Đại từ nghi vấn hỏi về người.

b) Sao em lại muốn giúp bạn?

- Đại từ nghi vấn hỏi về nguyên nhân.

c) Cậu sẽ đi du lịch mấy ngày?

- Đại từ nghi vấn hỏi về số lượng.

d) Khi nào bạn đến thăm tôi?

- Đại từ nghi vấn hỏi về thời gian.

e) Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu?

- Đại từ nghi vấn hỏi về địa điểm.

Bài 4. Viết lại các câu văn sau bằng cách sử dụng đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu:

a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng con mèo đen như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.

b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón dì Na ngay.

c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng cái bàn gỗ vẫn còn dùng được.

Trả lời:

a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng đen như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.

b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón ngay.

c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng vẫn còn dùng được.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt các lớp hay khác:

Xem thêm đề thi & bài tập lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm Giáo án lớp 5 các môn học chuẩn khác:

Giáo án lớp 5

Giáo án điện tử lớp 5

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên