Câu ghép lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Câu ghép lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.

Câu ghép lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Câu ghép là gì?

- Khái niệm: Câu ghép là câu gồm hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ. Mỗi cụm này gọi là một vế câu.

Ví dụ:

+ Tôi/ đang học bài còn mẹ tôi/ đang làm việc nhà.

  CN               VN              CN                VN

- Đặc điểm:

+ Các vế câu trong câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.

+ Các vế câu có thể nối với nhau bằng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc bằng dấu câu.

+ Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống một câu đơn.

- Chức năng của câu ghép:

+ Bổ sung ý nghĩa giúp cho câu văn đầy đủ, không bị thiếu ý, vô nghĩa.

+ Trong quá trình nói chuyện, câu ghép giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Nếu dùng câu đơn, câu chuyện rất dễ lan man, khó hiểu.

Quảng cáo

II. Các loại câu ghép

Về cơ bản, câu ghép được chia ra thành 5 loại: Đẳng lập, hô ứng, hỗn hợp, chính phụ và chuỗi. Mỗi loại câu ghép sẽ đặc điểm, nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

a. Câu ghép đẳng lập

- Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.

Ví dụ: Em có thể ăn cơm cùng mẹ hoặc em đi ăn với bạn.

Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:

+ Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình.

Ví dụ: Bút xanh và bút đỏ.

Quảng cáo

+ Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê.

Ví dụ: Chiếc xe máy bị đổ và chiếc xe đạp cũng đổ luôn sau đó.

+ Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”.

Ví dụ: Bạn có thể đi xe hoặc đi bộ.

+ Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”.

Ví dụ: Chiếc xe này đã cũ nhưng nó vẫn đi rất tốt.

b. Câu ghép chính phụ

- Câu ghép chính - phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.

Quảng cáo

Ví dụ: Nếu em đi sớm thì em đã không muộn xe.

c. Câu ghép hô ứng

- Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

Ví dụ: Tôi càng nhịn ăn thì chân tôi càng đau.

d. Câu ghép chuỗi

- Đây là câu ghép có hai vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi, tức là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,).

Ví dụ: Mưa to, gió lớn, cây đổ.

- Câu ghép chuỗi được chia ra những loại sau đây: Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung, câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ nguyên nhân, câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch.

e. Câu ghép hỗn hợp

- Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp.

Ví dụ: Dù tôi đã khuyên nó chú ý nghe giảng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa làm được bài.

III. Cách nhận biết câu ghép

- Tìm các cụm chủ ngữ - vị ngữ: Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ là một vế câu.

- Xác định quan hệ giữa các vế câu: Quan hệ có thể là liệt kê, tương phản, nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,...

IV. Bài tập về câu ghép

Bài 1: Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo câu ghép hoàn chỉnh:

a. Mỗi khi trời đổ mưa to ........................................................

b. .................................. thì em sẽ đạt kết quả cao.

c. .................................. nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.

d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp ..........................................

Trả lời:

a. Mỗi khi trời đổ mưa to thì em luôn về sớm và để giúp mẹ thu quần áo.

b. .Nếu em chăm chỉ ôn bài thì em sẽ đạt kết quả cao.

c. Dù Lan bị ốm nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.

d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp nên em đã giúp mẹ nhặt rau.

Bài 2. Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong các câu ghép sau đây:

a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài ..... chúng em thì chăm chú lắng nghe.

b. Trời mưa to như trút nước ...... các con sông đều đầy ăm ắp.

c. ....... trời có nắng to ...... nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.

d. ..... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh ..... em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.

Trả lời:

a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.

b. Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.

c. Vì trời có nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.

d. Dù buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.

Bài 3. Phân tích cấu tạo các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép.

a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.

b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.

c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.

d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.

e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.

Trả lời:

a. Nhờ bác lao công, sân trường/ luôn sạch sẽ.

               TN                     CN             VN

Câu đơn.

b. Vì học giỏi, tôi/ đã được bố thưởng quà.

             TN     CN                VN

Câu đơn.

c. Nhờ An/ học giỏi mà bạn/ được thưởng quà.

        CN       VN          CN           VN  

Câu ghép.

d. Nhờ tôi/ đi học sớm mà tôi/ tránh được trận mưa rào.

          CN          VN         CN               VN

Câu ghép.

e. Do không học bài, tôi/ đã bị điểm kém.

                TN           CN           VN

Câu đơn.

Bài 4. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu ... thì ...

2. Mặc dù ... nhưng ...

3. Vì ... nên ...

4. Hễ ... thì ...

Trả lời:

1. Nếu Hoa chăm học thì cô ấy đã được điểm cao trong kì thi vừa rồi.

2. Mặc dù Nam bị ốm nhưng cậu bé luôn cố gắng hoàn thành hết bài tập.

3. Vì trời mưa nên nước sông dâng lên cao.

4. Hễ ông thức dậy thì ông sẽ quét dọn sân vườn.

Bài 5. Viết đoạn văn tả người bạn của em, trong đó có sử dụng câu ghép.

Trả lời:

Thu Cúc là lớp trưởng của lớp em. Bạn ấy có vóc dáng mảnh mai và cao ráo. Tóc của Cúc đen dài, mượt mà như người mẫu quảng cáo tóc. Bình thường, cậu ấy tết tóc thành cái đuôi sam ở phía sau, còn vào những dịp đặc biệt thì Cúc sẽ xõa tóc tự nhiên. Khuôn mặt của cậu ấy rất đáng yêu, toát lên vẻ dịu dàng, tựa như cô tiểu thư khuê các ngày xưa mà em vẫn xem ở trên tivi.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên