Liên kết câu bằng từ ngữ nối lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Liên kết câu bằng từ ngữ nối lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.

Liên kết câu bằng từ ngữ nối lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Khái niệm liên kết câu bằng từ ngữ nối

- Liên kết câu bằng từ ngữ nối: Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhưng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,... Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu.

Ví dụ:

+ Hôm nay, mẹ đã sang nhà ngoại. Vì vậy chúng tôi tự nấu cơm.

II. Tác dụng của từ ngữ nối

- Tạo sự liên kết: Giúp các câu trong đoạn văn gắn kết chặt chẽ, tạo thành một mạch văn liền mạch.

- Thể hiện mối quan hệ: Cho thấy mối quan hệ giữa các ý trong đoạn văn (nguyên nhân - kết quả, tăng tiến, đối lập, liệt kê,...)

- Tăng tính mạch lạc: Giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch văn và hiểu rõ ý của tác giả.

III. Các loại từ ngữ nối và ví dụ

- Từ nối biểu thị quan hệ liệt kê: và, rồi, nữa, tiếp theo,...

Quảng cáo

- Từ nối biểu thị quan hệ tăng tiến: không những... mà còn, càng... càng,...

- Từ nối biểu thị quan hệ đối lập: nhưng, tuy nhiên, trái lại,...

- Từ nối biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: vì, bởi vì, nên, do đó,...

- Từ nối biểu thị quan hệ điều kiện: nếu, nếu như, giả sử,...

- Từ nối biểu thị quan hệ thời gian: trước hết, sau đó, cuối cùng,...

IV. Các bước để liên kết câu bằng từ ngữ nối

- Xác định mối quan hệ giữa các ý: Cân nhắc xem các ý trong đoạn văn có quan hệ gì với nhau (liệt kê, tăng tiến, đối lập,...)

- Chọn từ ngữ nối phù hợp: Lựa chọn từ ngữ nối phù hợp với mối quan hệ giữa các ý.

- Đặt từ ngữ nối ở vị trí thích hợp: Thông thường, từ ngữ nối được đặt ở đầu câu.

V. Bài tập về liên kết câu bằng từ ngữ nối

Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ được dùng để nối các câu dưới đây:

Quảng cáo

a. Thấy Bét-tô-ven, người cha đau khổ chia sẻ rằng con gái ông có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp. Nhưng ông rất buồn vì chăng bao giờ ông có thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình.

b. Ngày tháng qua mau. Và buổi sáng Chủ nhật tuyệt vời ấy đã tới.

c. Người dân trên đảo ngầm quy ước: chỉ con trai mới được chơi trống. Vì vậy, khi thấy Mi-lô tập chơi trống, mọi người thường hét lên: “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái.”.

d. Đầu tiên, cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Tiếp theo, bạn lớp trưởng phát động phong trào xây dựng thư viện lớp.

Trả lời:

a. Thấy Bét-tô-ven, người cha đau khổ chia sẻ rằng con gái ông có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp. Nhưng ông rất buồn vì chăng bao giờ ông có thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình.

b. Ngày tháng qua mau. buổi sáng Chủ nhật tuyệt vời ấy đã tới.

c. Người dân trên đảo ngầm quy ước: chỉ con trai mới được chơi trống. Vì vậy, khi thấy Mi-lô tập chơi trống, mọi người thường hét lên: “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái.”.

Quảng cáo

d. Đầu tiên, cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Tiếp theo, bạn lớp trưởng phát động phong trào xây dựng thư viện lớp.

Bài 2. Đọc câu chuyện sau đây và gạch dưới những từ ngữ được dùng để nối kết câu:

Đau chân

Bệnh nhân nói với bác sĩ:

- Cái chân phải của tôi đau nhức quá!

- Đó là do tuổi già đấy cụ ạ.

- Nhưng chân trái của tôi cũng già như vậy, sao nó không đau?

(Hà Phan sưu tầm)

Trả lời:

Đau chân

Bệnh nhân nói với bác sĩ:

- Cái chân phải của tôi đau nhức quá!

- Đó là do tuổi già đấy cụ ạ.

- Nhưng chân trái của tôi cũng già như vậy, sao nó không đau?

(Hà Phan sưu tầm)

Bài 3. Thêm các từ ngữ để nối kết các câu sau: (Mỗi từ ngữ chỉ dùng một lần.)

Vì vậy, nhưng, còn, vì thế cho nên

a. Mùa đông, ở hai địa cực vô cùng lạnh giá. Mặt biển đóng băng. ................ tàu thuyền không thể qua lại được.

b. Khả năng lặn xuống dưới nước của con người là có giới hạn. Cho dù có là người thợ lặn xuất sắc nhất thì cũng không thể lặn xuống nước quá lâu. ................. một số công ty khai thác dầu khí lớn đã nỗ lực thiết kế người máy làm việc dưới nước.

c. Tàu thủy nhìn có vẻ nặng. .................. trọng lượng thực tế của nó lại không nặng như vẻ bề ngoài bởi thân tàu đều là rỗng.

d. Khi máy bay cất cánh thì cần có sự trợ giúp của một thiết bị giống như dây cung để đẩy máy bay lên. .................. khi máy bay hạ cánh lại cần có một sợi dây thép để phanh nó lại.

Trả lời:

a. Mùa đông, ở hai địa cực vô cùng lạnh giá. Mặt biển đóng băng. Vì thế cho nên tàu thuyền không thể qua lại được.

b. Khả năng lặn xuống dưới nước của con người là có giới hạn. Cho dù có là người thợ lặn xuất sắc nhất thì cũng không thể lặn xuống nước quá lâu. Vì vậy một số công ty khai thác dầu khí lớn đã nỗ lực thiết kế người máy làm việc dưới nước.

c. Tàu thủy nhìn có vẻ nặng. Nhưng trọng lượng thực tế của nó lại không nặng như vẻ bề ngoài bởi thân tàu đều là rỗng.

d. Khi máy bay cất cánh thì cần có sự trợ giúp của một thiết bị giống như dây cung để đẩy máy bay lên. Còn khi máy bay hạ cánh lại cần có một sợi dây thép để phanh nó lại.

Bài 4. Em hãy đặt 03 câu, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.

Trả lời:

- Tôi thức dậy muộn hơn mọi khi. Vì vậy, hôm nay tôi không đi tập thể dục.

- Lan đã cố găng tập luyện và ăn uống. Nhưng cậu ấy vẫn không đủ điều kiện để tham gia cuộc thi.

- Mùa xuân đã về. vạn vật đều hân hoan đón chào mùa xuân.

Bài 5. Viết đoạn văn kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em thích, trong đó có sử dụng từ ngữ nối.

Trả lời:

Mỗi năm, sau tết Nguyên Đán em được bố, mẹ cho đi xem xiếc tại nhà văn hóa xã. Khi đến nơi em gặp các bạn trong lớp đều đi xem rất đông. Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục. Có một nhà ảo thuật đi xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, có chú nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành rất to, hất lên hất xuống rất tài tình. Các tiết mục thật hay và hấp dẫn. Nhưng em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ cây. Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả rạp tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi. Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn.

- Câu sử dụng từ ngữ nối: Nhưng em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên