31 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu 31 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

31 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 Chân trời sáng tạo

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 Cánh diều

Xem thử

Biệt ngữ xã hội lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Biệt ngữ xã hội là gì?

- Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy tắc riêng của một nhóm người nhất định, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.

- Ví dụ về biệt ngữ xã hội:Với học sinh, sinh viên có rất nhiều biệt ngữ xã hội như “bít” (biết), “rùi” (rồi), “thui” (thôi),...

II. Nhận biết biệt ngữ xã hội

Nhận biết biệt ngữ xã hội:

- Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng.

+ Thể hiện ở ngữ âm.

VD: Anh đây công tử không “vòm”

Ngày mai “kện rệp” biết “mòm” vào đâu.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Theo cuốn Bỉ vỏ chú thích: Vòm là nhà; kện rệp là hết gạo; mòm là ăn.

+ Thể hiện ở ngữ nghĩa.

VD: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau tớ cho cậu ngửi khói.

Cụm từ ngửi khói trong câu trên có nghĩa là tụt lại phía sau.

- Biệt ngữ xã hội thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.

- Biệt ngữ xã hội được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng với nhau và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

III. Tác dụng của biệt ngữ xã hội

Tác dụng của biệt ngữ xã hội:

- Giúp gắn kết và xác định địa vị xã hội của mỗi cá nhân trong một cộng đồng.

- Giúp tầng lớp hay nhóm xã hội có thể duy trì và phát triển những giá trị, quy tắc, và thông điệp của riêng mình, tạo nên sự đặc biệt và đa dạng trong văn hóa xã hội.

- Trong văn chương, biệt ngữ xã hội được dùng với mục đích làm câu chuyện và nhân vật sống động, chân thật hơn.

IV. Lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội

- Lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội

* Sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp hàng ngày

- Sử dụng phù hợp với đối tượng.

- Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh.

* Sử dụng biệt ngữ xã hội trong sáng tác văn chương

- Tác giả thường sử dụng biệt ngữ xã hội nhằm mục đích làm nổi bật tính cách của nhân vật, mô tả rõ hơn về con người của tầng lớp đó.

- Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì đôi khi sẽ khiến đoạn hội thoại hay nội dung tác phẩm trở nên khó hiểu, khó cảm nhận và không mang đến ấn tượng tốt đẹp.

V. Phân biệt biệt ngữ xã hội và từ ngữ địa phương, từ ngữ nghề nghiệp

* Biệt ngữ xã hội với từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ địa phương

Biệt ngữ xã hội

Từ ngữ nghề nghiệp

Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp nhất định (học sinh, nông dân, tri thức, buôn bán,...).


- Được sử dụng trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định và chỉ những người làm cùng 1 ngành nghề mới có thể hiểu và sử dụng các từ ngữ này.

- Những từ được sử dụng tại một địa phương, một khu vực nhất định. Người trong cùng một địa phương sẽ hiểu và sử dụng từ ngữ đó.

Ví dụ:

- Tầng lớp học sinh: quẩy, trúng tủ, rùi,...

Ví dụ:

- Nghề giáo: giáo án, đề thi, chấm đề,...

Ví dụ:

- Vùng Bắc bộ: U, thầy, cha, mẹ,...

VI. Bài tập về biệt ngữ xã hội

Bài 1. Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. – Cậu ấy là bạn con đấy à? – Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không? – Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

Trả lời:

a. Từ “lầy” là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.

b. Từ “hem” là biệt ngữ xã hội chỉ những điều không biết. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.

Bài 2. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và cho ví dụ.

Trả lời:

- Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm lời giải lớp 8 Kết nối tri thức các môn học:

Xem thêm lời giải lớp 8 Chân trời sáng tạo các môn học:

Xem thêm lời giải lớp 8 Cánh diều các môn học:

Đề thi, bài tập, giáo án lớp 8

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên