Câu hỏi (Câu nghi vấn) lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Câu hỏi (Câu nghi vấn) lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Câu hỏi (Câu nghi vấn) lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Câu hỏi (câu nghi vấn) là gì?
- Khái niệm: Câu nghi vấn là loại câu với mục đích là hỏi những điều mình không biết, đang có thắc mắc hoặc nghi ngờ để tìm ra câu trả lời. Cùng với dạng câu trần thuật thì câu nghi vấn thường xuyên được sử dụng nhất trong giao tiếp và văn học, tiểu thuyết.
- Ví dụ: Gia đình của em có tất cả bao nhiêu người?
II. Nhận biết đặc điểm của câu nghi vấn
- Loại câu này xuất hiện nhiều trong giao tiếp hàng ngày, có các đặc điểm:
+ Được sử dụng để đặt câu hỏi hoặc cảm thán nhằm giải quyết một vấn đề nào đó nhất định.
+ Cuối mỗi câu sẽ có kết thúc bằng dấu hỏi chấm.
+ Chỉ xuất hiện trong giao tiếp, dạng tiểu thuyết văn chương. Chúng không được dùng trong văn bản và hợp đồng thông thường.
III. Chức năng của câu nghi vấn
a. Chức năng dùng để hỏi hoặc thắc mắc
- Là chức năng quan trọng và dễ nhận biết nhất khi gặp hay sử dụng.
- Ví dụ:
Câu ca dao Việt Nam có đoạn:
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
b. Chức năng cầu khiến trong câu nghi vấn
- Câu nghi vấn dùng để cầu khiến, yêu cầu thực hiện một việc nào đó. Chức năng này phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể để gọi tên chức năng cho đúng.
- Ví dụ: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”
(Ngô Tất Tố)
Câu nghi vấn “Còn sống đấy à?” có chức năng cầu khiến. “Ông” không phải hỏi với mục đích xem nhân vật anh nông dân chết chưa mà “Ông” muốn anh ta nộp sưu.
c. Chức năng phủ định
- Phủ định ở đây là phản bác hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra và nghi ngờ sự thật về câu nói đó.
- Ví dụ: “Linh hôm nay tại sao con không đi học thêm, tại sao mẹ lại hỏi con như vậy?”
Khi mẹ hỏi lý do Linh không đi học thì Linh đã phủ định lại ý kiến của mẹ và hỏi ngược lại.
d. Chức năng bộc lộ cảm xúc
- Đây là chức năng phổ biến nhất được dùng trong các sáng tác thơ văn nhằm bộc lộ cảm xúc của tác giả, có thể là vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận hay tiếc nuối, xót xa.
- Ví dụ: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”
(Nguyên Hồng)
IV. Những lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn
- Hầu hết các loại câu nghi vấn đều bắt đầu với chữ in hóa và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Cấu trúc của câu nghi vấn là cấu trúc đảo ngược một chút của câu tường thuật.
V. Phân biệt câu nghi vấn và câu hỏi tu từ
Câu nghi vấn |
Câu hỏi tu từ |
|
Giống nhau |
- Đều là dạng câu hỏi |
|
Khác nhau |
- Mục đích: làm sáng tỏ một nội dung nào đó, người hỏi mong muốn nhận được câu trả lời từ người được hỏi. - Chủ thể giao tiếp: phải có ít nhất hai chủ thể - người hỏi và người được hỏi - thường là trực tiếp (người hỏi nêu câu hỏi, người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời), hoặc gián tiếp qua công cụ nào đó (qua thư, qua tin nhắn) - Phạm vi giao tiếp: được dùng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. |
- Mục đích: không nhằm mục đích tìm hiểu, làm rõ vấn đề, không cần câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy. - Chủ thể giao tiếp: người nêu câu hỏi có thể xác định được, nhưng không xác định rõ ràng người được hỏi là ai. - Phạm vi sử dụng: được dùng nhiều trong văn học - nghệ thuật. |
VI. Bài tập về câu nghi vấn
Bài 1. Tìm từ nghi vấn trong những câu hỏi sau.
a. Có phải bạn là người học giỏi nhất lớp không?
b. Bạn là người học giỏi nhất lớp, phải không?
c. Bạn là người học giỏi nhất lớp à?
Trả lời:
a. Có phải bạn là người học giỏi nhất lớp không?
b. Bạn là người học giỏi nhất lớp, phải không?
c. Bạn là người học giỏi nhất lớp à?
Bài 2. Đặt câu nghi vấn với những từ được gạch chân dưới đây:
a. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác Sáu.
b. Trước khi vào giờ học, chúng em thường cùng nhau ôn lại bài cũ.
Trả lời:
a. Ai hăng hái và khoẻ nhất
b. Chúng em thường làm gì trước khi vào giờ học?
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)