Cách nối các vế câu ghép lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Cách nối các vế câu ghép lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.
Cách nối các vế câu ghép lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Cách nối các vế câu ghép là gì?
- Câu ghép: Là câu gồm hai hoặc nhiều cụm chủ - vị. Mỗi cụm chủ - vị được gọi là một vế câu.
- Cách nối các vế câu: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng các cách khác nhau để thể hiện mối quan hệ giữa các ý.
Ví dụ:
+ Em đến nhà nhưng bạn đã đi rồi.
+ Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đi đá bóng.
II. Các cách nối các vế câu ghép
a. Nối bằng kết từ, cặp kết từ hoặc những cặp từ khác có tác dụng nối
Câu ghép có thể được nối bằng các kết từ hoặc cặp kết từ. Các kết từ này sẽ giúp liên kết các vế câu lại với nhau, thể hiện mối quan hệ giữa các hành động hoặc tình huống.
- Các kết từ phổ biến: vì, bởi vì, nhưng, hay, hoặc,...
- Các cặp kết từ phổ biến:
+ Vừa... đã: Thể hiện hai hành động xảy ra gần như đồng thời.
+ Chưa... đã: Thể hiện hành động chưa hoàn thành thì đã xảy ra hành động khác.
+ Càng... càng: Diễn tả sự tăng tiến hoặc mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa hai hành động.
+ Bao nhiêu... bấy nhiêu: Cái gì càng nhiều thì cái kia càng tương ứng.
+ Vì... nên: Thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Mặc dù... nhưng: Diễn tả sự tương phản giữa hai vế câu.
b. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Trong trường hợp này, giữa các vế câu không sử dụng kết từ mà thay vào đó là dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm,…) để ngắt các vế câu.
- Các dấu câu được dùng để nối: dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;).
- Ví dụ: Tôi nghỉ học, Lan cũng thế.
III. Mục đích của việc nối các vế câu ghép
- Thể hiện mối quan hệ giữa các ý:
+ Quan hệ liệt kê: và, rồi, hay...
+ Quan hệ tương phản: nhưng, tuy nhiên, mà...
+ Quan hệ nguyên nhân - kết quả: vì, nên, do...
+ Quan hệ tăng tiến: không những... mà còn, càng... càng...
- Làm cho câu văn mạch lạc, chặt chẽ và giàu ý nghĩa hơn.
IV. Bài tập về cách nối các vế câu ghép
Bài 1: Gạch dưới các câu ghép và chỉ ra những từ ngữ được dùng để nối các vế trong mỗi câu.
a. Hôm sau, Sa-lem về nhà ngay khi tan học. Em ăn trưa thật nhanh và chạy thẳng ra cánh đồng. Vì bác Ram-đan vẫn chưa đến nên Sa-lem ngồi đợi dưới bóng cây.
b. Trời càng về chiều thì nắng càng gay gắt. Không ai dám đi nương. Dưới sân, đàn gà đứng há mỏ. Trên các cối gạo và ở ngưỡng cửa, bầy chó nằm thượt.
c. Trời tối sầm. Chớp lóe sáng giữa những đám mây cuồn cuộn. Lũ trẻ vừa kịp chạy lên nhà thì mưa đã xối xuống.
d. Hiện nay, rác thải ngựa trên biển không chỉ làm xấu cảnh quan mà nó còn tác động nghiêm trọng đến các loài sinh vật biển. Chim, rùa hay động vật có vú thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn.
Trả lời:
a. Hôm sau, Sa-lem về nhà ngay khi tan học. Em ăn trưa thật nhanh và chạy thẳng ra cánh đồng. Vì bác Ram-đan vẫn chưa đến nên Sa-lem ngồi đợi dưới bóng cây.
- Các vế trong câu được nối với nhau bằng cặp từ: vì... nên.
b. Trời càng về chiều thì nắng càng gay gắt. Không ai dám đi nương. Dưới sân, đàn gà đứng há mỏ. Trên các cối gạo và ở ngưỡng cửa, bầy chó nằm thượt.
- Các vế trong câu được nối với nhau bằng từ: thì.
c. Trời tối sầm. Chớp lóe sáng giữa những đám mây cuồn cuộn. Lũ trẻ vừa kịp chạy lên nhà thì mưa đã xối xuống.
- Các vế trong câu được nối với nhau bằng từ: thì.
d. Hiện nay, rác thải ngựa trên biển không chỉ làm xấu cảnh quan mà nó còn tác động nghiêm trọng đến các loài sinh vật biển. Chim, rùa hay động vật có vú thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn.
- Các vế trong câu được nối với nhau bằng cặp từ: không chỉ ... mà....
Bài 2. Điền các từ ngữ đã cho phù hợp để nối các vế trong những câu ghép dưới đây:
Nếu... thì...., Vì.... nên....., Mặc dù..... nhưng......, Không những..... mà.... còn.....
a. ........... mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng......... việc học hỏi để hiểu hơn về từng đất nước là điều rất quan trọng.
b. ........... ngôn ngữ chính thức của Ma-lay-xi-a là tiếng Mã Lai........... tiếng Anh vẫn được dùng khá phổ biến ở đất nước này.
c. ........... bạn đến thăm đảo Bo-ni-ô, ............. bạn sẽ được chiêm ngưỡng một loài động vật đặc biệt là khỉ mũi dài.
d. ........... hầu hết người Mi-an-ma theo đạo Phật .............. ở Mi-an-ma, hằng năm có rất nhiều lễ hội Phật giáo.
e. Mi-an-ma ................. có rất nhiều đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp ........... đất nước này ............ rất giàu dầu thô và khí tự nhiên.
Trả lời:
a. Vì mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng nên việc học hỏi để hiểu hơn về từng đất nước là điều rất quan trọng.
b. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ma-lay-xi-a là tiếng Mã Lai nhưng tiếng Anh vẫn được dùng khá phổ biến ở đất nước này.
c. Nếu bạn đến thăm đảo Bo-ni-ô, thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng một loài động vật đặc biệt là khỉ mũi dài.
d. Vì hầu hết người Mi-an-ma theo đạo Phật nên ở Mi-an-ma, hằng năm có rất nhiều lễ hội Phật giáo.
e. Mi-an-ma không những có rất nhiều đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp mà đất nước này còn rất giàu dầu thô và khí tự nhiên.
Bài 3. Em hãy thêm các vế để hoàn thiện câu ghép:
a. Mặc dù trời đã tối nhưng mọi người vẫn hăng say làm việc.
b. Nếu trời lặng gió thì xe cộ đi lại dễ dàng hơn trên cầu.
c. Vì em thích môn Tiếng Việt nên em luôn dành thời gian đọc thêm sách để mở rộng vốn từ.
Bài 4. Đặt 5 câu ghép, trong đó có sử dụng các từ ngữ để nối các vế câu.
Trả lời:
- Tôi đã đặt vé máy bay nhưng chuyến bay đã bị hủy.
- Anh ấy không chỉ thông minh mà còn rất hài hước.
- Vì con chó của tôi rất nghịch nên tôi phải nhốt nó vào chuồng.
- Mặc dù nhà ở xa nhưng Nam luôn đi học đúng giờ.
- Nếu Lan cố gắng ôn bài thì cậu ấy đã đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi.
Bài 5. Viết đoạn văn tả người bạn của em, trong đó có sừ dụng ít nhất 1 câu ghép. Chỉ ra các từ được dùng để nối các câu (nếu có).
Nam là một học sinh có vóc dáng cân đối và khỏe mạnh. Vì Nam thường xuyên chơi thể thao, nên cậu ấy rất rắn chắc và nhanh nhẹn. Cậu ấy cắt mái tóc ngắn, để lộ vầng trán cao và đôi mắt đen láy sáng ngời. Mỗi khi mỉm cười, mắt Nam nheo lại; cái miệng nhoẻn ra khoe hàm răng trắng sứ.
- Câu ghép: Vì Nam thường xuyên chơi thể thao, nên cậu ấy rất rắn chắc và nhanh nhẹn.
- Cách nối 2 vế: sử dụng cặp quan hệ từ vì... nên.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:
- Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ lớp 5
- Liên kết câu bằng từ ngữ nối lớp 5
- Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế lớp 5
- Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt lớp 5
- Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài lớp 5
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)