Dấu gạch ngang lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Dấu gạch ngang lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.

Dấu gạch ngang lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Dấu gạch ngang là gì?

- Khái niệm:

+ Dấu gạch ngang, được viết là (–) là một dấu câu trong Tiếng Việt. Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng.

+ Dấu gạch ngang (–) có một hình dạng đặc biệt, chúng ta thường gặp trong văn bản, và nó thường gây nhầm lẫn với dấu gạch nối (-) hoặc dấu trừ (). Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách các thành phần trong văn bản một cách rõ ràng và thường xuất hiện trong các ngữ cảnh về biểu đồ, danh sách, hoặc để tạo ra sự nổi bật cho một từ hoặc cụm từ cụ thể.

Ví dụ:

Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.

Quảng cáo

II. Tác dụng của dấu gạch ngang

a. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

* Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

Ví dụ:

Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

Cháu con ai ?

Thưa ông, cháu là con ông Thư.

* Để liệt kê sự vật

Ví dụ:

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

Quảng cáo

Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

b. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Ví dụ 1:

Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình một viên chức tài chính vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.

c. Đặt giữa các từ để nối gạch từ nằm trong một liên danh

Ví dụ:

Chuyến bay Hà Nội – Sài Gòn sắp hạ cánh.

III. Khi nào dùng dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang (–) được dùng để tách biệt hoặc kết nối thông tin, giúp tổ chức và làm rõ nội dung. Nó thường xuất hiện trong liệt kê, cụm liên danh, liên số, chú thích, hoặc lời thoại trong truyện, góp phần tạo sự rõ ràng và thẩm mỹ cho văn bản.

- Dấu gạch nối (-), ngắn hơn dấu gạch ngang, không phải là dấu câu. Nó không có khoảng trắng xung quanh và được dùng trong từ phiên âm, ngày tháng.

Quảng cáo

- Để phân biệt, chú ý khoảng trắng: dấu gạch ngang có khoảng trắng, còn dấu gạch nối thì không. Việc sử dụng đúng cách hai loại này sẽ tăng hiệu quả và tính chuyên nghiệp của văn bản.

IV. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

Dấu gạch nối và dấu gạch ngang có những điểm khác biệt sau:

Dấu gạch nối:

- Không phải là dấu câu.

- Chỉ được sử dụng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

- Có thể sử dụng để tạo sự liên kết giữa các thành phần trong câu, làm tăng tính mạch lạc và sức sống của văn bản.

- Được sử dụng để tạo sự kết hợp giữa các từ khác nhau, tạo ra những từ mới có ý nghĩa riêng.

Ví dụ:

+ Dấu gạch nối:

“Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.”

(Trần Hoàng)

Dấu gạch ngang:

- Là dấu câu của tiếng Việt.

- Được sử dụng để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu, giúp tăng cường thông tin và giải thích thêm cho người đọc.

- Có thể sử dụng để cách điệu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê những ý kiến, suy nghĩ, hoặc thông tin quan trọng.

- Được sử dụng để nối các từ nằm trong một liên danh, tạo ra những từ mới có ý nghĩa phong phú và đa dạng hơn.

Ví dụ:

+ Dấu gạch ngang:

Đó là anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.

V. Bài tập về dấu gạch ngang

Bài 1. Thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong những câu dưới đây:

a. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương con gái của Hùng Vương thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

(Theo Đoàn Minh Tuấn)

b. Chào bác. Em bé nói với tôi.

Cháu đi đâu vậy? Tôi hỏi em bé.

Thưa bác, cháu đi học.

(Theo A. Đô-đê)

c. Hội tụ về Hà Nội có các tuyến đường sắt quan trọng: Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Lạng Sơn, Hà Nội Lào Cai, Hà Nội Thái Nguyên, Hà Nội Hải Phòng.

d. Các công tác xã hội mà thiếu nhi có thể tham gia là:

Tham gia tuyên truyền, cổ dộng cho các phong trào.

Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn,…

Trả lời:

a. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái của Hùng Vương thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

(Theo Đoàn Minh Tuấn)

b.

- Chào bác. - Em bé nói với tôi.

- Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em bé.

- Thưa bác, cháu đi học.

(Theo A. Đô-đê)

c. Hội tụ về Hà Nội có các tuyến đường sắt quan trọng: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng.

d. Các công tác xã hội mà thiếu nhi có thể tham gia là:

- Tham gia tuyên truyền, cổ dộng cho các phong trào.

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn,…

Bài 2. Đọc mẩu chuyện dưới dây và nêu đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp:

Có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc.

Một hôm, trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

(1) – Bà ơi, bà làm gì thế?

(2) – Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. (3) – Bà cụ trả lời.

(4) – Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? (5) – Cậu bé ngạc nhiên.

(6) – Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. (7) – Bà cụ ôn tồn giảng giải.

Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

Trả lời:

(1), (2), (4), (6):  Dấu gạch ngang đứng đầu câu, dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

(3), (5), (7): Dấu gạch ngang đứng giữa câu dùng để chú thích người nói.

Bài 3. Dấu gạch ngang trong các câu sau được dùng để làm gì?

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh.

(Vũ Bằng)

 

Đánh dấu các ý liệt kê

b. Khi chữa bài văn, em cần chú ý sửa các lỗi sau:

- Lỗi chính tả

- Lỗi dùng từ

- Lỗi đặt câu

Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

c. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ

Đánh dấu lời nói trực tiếp

d. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫn tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

- Nó đẹp tuyệt, phải không nội?

- Ừ đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?

- Vì đá trên bờ đều thô ráp ạ!

(Theo Oan-tơ Mít-đơ)

Nối các từ ngữ trong một liên danh

Trả lời:

a. đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

b. đánh dấu các ý liệt kê

c. Nối các từ ngữ trong một liên danh

d. Đánh dấu lời nói trực tiếp

Bài 4. Em hãy đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang với những công dụng sau:

a. Đánh dấu các ý liệt kê.

b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Trả lời:

a. Cây chuối có rất nhiều công dụng:

- Quả dùng để ăn.

- Lá dùng để gói bánh

- Thân dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

b. Chuyến tàu Hà Nội – Vinh đã khởi hành lúc 6 giờ sáng.

c. Mai – cô bạn thân nhất của tôi – đã xuất sắc giành được huy chương vàng môn điền kinh.

Bài 5. Viết đoạn văn với chủ đề tự do, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

Trả lời:

Mỗi mùa hè, em lại được về thăm quê. Sáng chủ nhật, em cùng bố mẹ ra bến tàu. Chuyến tàu Hà Nội - Đà Nẵng sẽ khởi hành vào lúc sáu giờ. Em ngồi trên tàu khoảng hai tiếng sẽ về đến nơi. Mỗi ngày ở quê đều thật thú vị. Ông mặt trời thức dậy từ rất sớm để đánh thức vạn vật. Những tia nắng tinh nghịch chạy nhảy khắp mọi nơi. Bầu trời không một gợn mây. Hàng cây phượng vĩ rực đỏ cả một góc trời. Cùng tiếng ve râm ran trong những vòm cây. Thời tiết trở nên nóng bức. Phía xa, cánh đồng lúa vàng ươm. Dưới cánh đồng, các bác nông dân đang lao động hăng say. Khi hè đến cũng là lúc chúng em tạm chia tay mái trường, thầy cô và bạn bè. Chào đón những ngày hè sôi động đang đợi chờ ở phía trước. Lũ trẻ chúng em rất thích rủ nhau ra cánh đồng chơi. Nào là bịt mắt bắt dê, chơi chuyền, ô ăn quan… Thật thú vị biết bao! Em thích nhất là được đi thả diều. Em nhìn cánh diều bay lượn trong gió chiều mát mẻ. Cánh diều sẽ đem theo ước mơ của em bay thật cao. Yêu biết bao mùa hè trên quê hương của mình.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên