Biện pháp điệp từ, điệp ngữ lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Biện pháp điệp từ, điệp ngữ lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Điệp từ, điệp ngữ là gì?
- Khái niệm: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ là cách người nói hoặc người viết lặp lại một hoặc một số từ ngữ nhằm làm nổi bật một nội dung trong bài nói hoặc bài viết. Từ ngữ lặp lại được gọi là điệp từ, điệp ngữ.
Ví dụ:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
- Cách nhận biết:
Để nhận ra nó, trước tiên bạn phải nhìn thấy các từ được lặp lại nhiều lần. Xét về nội dung được truyền tải, các thông điệp có ý nghĩa mạnh mẽ, có liệt kê hay không? Và so sánh gợi ý được thể hiện theo cách nào trong ba cách được sử dụng.
II. Các dạng điệp từ, điệp ngữ
a. Điệp nối tiếp
Điệp nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.
Ví dụ: “Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu. Thương em, thương em, thương em biết mấy.” (Phạm Tiến Duật)
b. Điệp ngắt quãng
Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.
Ví dụ:
“Ta làm 1 con chim hót
Ta làm 1 cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
1 nốt trầm xao xuyến”.
(Thanh Hải)
c. Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)
Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh Phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
III. Tác dụng của điệp từ
- Nhấn mạnh ý nghĩa.
- Tạo nhịp điệu.
- Tăng cảm xúc.
- Tạo sự liên kết.
IV. Lưu ý khi sử dụng điệp từ
Khi sử dụng điệp từ và điệp ngữ, cần chú ý không lạm dụng, chọn từ ngữ phù hợp và rõ ràng để nhấn mạnh ý nghĩa. Lặp lại quá nhiều sẽ làm câu văn mất đi sự tinh tế. Điều quan trọng là tạo sự nhịp nhàng, giúp bài viết sinh động và dễ hiểu.
V. Bài tập về điệp từ
Bài 1: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong những câu thơ, đoạn văn ở cột A. Chọn câu, đoạn phù hợp với ý nêu tác dụng của biện pháp đó ở cột B.
A |
B |
|
a) Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ (Chế Lan Viên) |
Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này. |
|
b) Trong đầm gì đẹp bằng sen (Ca dao) |
Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa. |
|
c) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh như một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa láy ơn màu đen nhung hiếm quý. (Nguyễn Phân Hách) |
Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ”, tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của “cò mẹ” đối với con. |
Trả lời:
Câu |
Điệp từ, điệp ngữ |
Tác dụng |
a |
Điệp ngữ “ngủ yên” lặp lại 2 lần. |
Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ”, tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của "cò mẹ" đối với con. |
b |
Điệp ngữ “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”, mỗi từ ngữ lặp lại 2 lần. |
Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này. |
c |
Điệp ngữ “thoắt cái” lặp lại 3 lần. |
Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa. |
Bài 2: Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trả lời:
- Từ được lặp lại: học.
- Tác dụng: nhấn mạnh hành động học tập là vô cùng quan trọng, cần được thực hiện liên tục, không ngừng nghi, ở mọi lĩnh vực.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
a) Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?
b) Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Trả lời:
a) Từ tre được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn.
b) Việc lặp lại từ tre có tác dụng làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, có ý nghĩa góp công sức rất lớn trong công cuộc giữ gìn dân tộc của nước nhà.
Bài 4. Hãy đặt 03 câu có sử dụng 3 dạng điệp ngữ.
Trả lời:
- Điệp ngữ ngắt quãng: Tôi và người bạn thân giờ đây đã phải xa nhau. Có thể chúng tôi sẽ xa nhau rất lâu.
- Điệp ngữ nối tiếp: Tôi thấy rất thương, rất thương cha mẹ vì đã phải làm việc vất vả nuôi chị em tôi.
- Điệp ngữ vòng: Nhà em có một con chim. Con chim ấy cứ sáng sớm là hót vang lừng.
Bài 5. Viết đoạn văn về một cảnh vật mà em quan sát được, trong đó có sử dụng điệp từ.
Trả lời:
Không gian dần chìm lắng trong đêm khuya tĩnh mịch. Mặt trăng tròn vành vạch dần nhô lên khỏi lũy tre làng, soi bóng xuống mặt sông, làm nó trở thành một đường trăng dát vàng. Hàng vạn ngôi sao như hàng vạn viên kim cương quý giá tô điểm thêm vẻ đẹp cho bầu trời đêm khuya. Đẹp biết bao đêm trăng quê hương!
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:
- Sử dụng từ điển lớp 5
- Dấu gạch ngang lớp 5
- Câu đơn lớp 5
- Câu ghép lớp 5
- Cách nối các vế câu ghép lớp 5
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)