Sử dụng từ điển lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Sử dụng từ điển lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.

Sử dụng từ điển lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa

1. Chọn loại từ điển phù hợp với mục đích sử dụng.

2. Đọc phần giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng để hiểu cách sắp xếp các mục từ và một số thông tin khác.

3. Tìm hiểu các chữ viết tắt trong từ điển.

Bảng chữ viết tắt

ng. nghĩa.

ph. Phương ngữ.

t. tính từ.

x. xem.

4. Tra nghĩa của từ cần tìm:

- Bước 1: Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.

- Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm đến từ cần tra.

- Bước 3: Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. Với từ có nhiều nghĩa, nghĩa phổ biến nhất được ghi đầu tiên.

Ví dụ: Để tra từ “thật thà” cần tìm đúng trang có chữ “t”. Tiếp theo, dò từ trên xuống theo thứ tự t-h-at và tìm đến từ “thật thà”.

Lưu ý:

- Các nghĩa của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ.

- Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3,... là nghĩa chuyển.

- Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh hoạ là các từ ngữ hoặc câu văn.

Quảng cáo

Ví dụ:

Từ “Chân”

1. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,... (co chân đá, đi chân thấp chân cao,…).

2. Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự nào đó trong một tổ chức (có chân trong hội đồng khoa học,…)

3. Một phần tư con vật có bốn chân, khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt (hai nhà chung nhau một chân lợn,…).

4. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân đèn, chân tủ,…).

5. Bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân núi, chân tường, chân răng,...).

Quảng cáo

Trong ví dụ trên, từ “chân” được trình bày 5 nghĩa. Nghĩa 1 là nghĩa gốc, nghĩa 2, 3, 4, 5 là nghĩa chuyển.

II. Bài tập về sử dụng từ điển

Bài 1. Tra từ điển để chọn câu dùng từ đúng trong từng cặp câu sau:

a)

Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu.

Mùi chè thơm ngọt, dễ dàng.

b)

Em dễ chịu thực hiện được công việc đó.

Em dễ dàng thực hiện được công việc đó.

c)

Tình thế không thể cứu vãn nổi

Tình thế không thể cứu vớt nổi.

Trả lời:

a) Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu.

b) Em dễ dàng thực hiện được công việc đó.

c) Tình thế không thể cứu vãn nổi

Quảng cáo

Bài 2. Tra từ điển và cho biết từ in đậm trong các ví dụ sau có nghĩa là gì?

a) Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

b) Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.

c) Bướm bay dập dờn

Trả lời:

a) hạt: một giọt, lượng mưa nhỏ có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng.

b) chín: quả (hạt hoặc hoa) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon.

c) bay: di chuyển ở trên không.

Bài 3. Tra từ điển để biết nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ sau:

- Bền gan quyết chí:

- Cẩn tắc vô ấy náy:

- Dám nghĩ dám làm:

Trả lời:

- Bền gan quyết chí: có chí, bền bỉ để thực hiện bằng được công việc.

- Cẩn tắc vô ấy náy: Thành ngữ khuyên chúng ta nên cẩn thận trong mọi việc.

- Dám nghĩ dám làm: Tự tin, có bản lĩnh trong suy nghĩ, hành động.

Bài 4. Đặt câu với nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “đầu”:

Trả lời:

- Nghĩa gốc: Nam để đầu trần đi mưa.

- Nghĩa chuyển: Bố luôn để khóa xe ở đầu tủ.

Bài 5. Viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự do, trong đó có sử dụng từ “xuân”. Tra từ điển và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Trả lời:

Chiều xuân! Một chiều xuân trên vùng đất yêu thương, Quảng Bình. Những bông đào, bông mai khoe sắc trên mọi con đường, ngõ phố. Tiếng cười rộn rã của trẻ con và tiếng hỏi thăm, chúc mừng tạo nên bức tranh phong cảnh rất phấn khích, tràn đầy sức sống. Trên những hàng cây xanh mướt, những chồi non nở bung, tạo nên hình ảnh của sự tươi mới. Chiều xuân, những giọt mưa bụi bay bay nhẹ nhàng, rơi lên những cành đào mong manh, làm ướt mái tóc của cô gái xuân thì. Chiều xuân. Đẹp tuyệt vời. Yêu biết bao nhiêu mùa xuân trên quê hương mình.

* Chú thích:

- xuân: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm. (nghĩa gốc)

- xuân: thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống. (nghĩa chuyển).

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên