10 Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án, cấu trúc mới)
Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 Chân trời sáng tạo năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12.
10 Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án, cấu trúc mới)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
năm 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2007, tr. 144)
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh nhân dân được tác giả mô tả cụ thể qua những con người như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Tác dụng của biện pháp điệp từ “nhớ” được sử dụng trong văn bản?
Câu 4 (1,0 điểm): Nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc có ý nghĩa như thế nào trong lòng của nhân vật trữ tình qua những dòng thơ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ?
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Câu 5 (1,0 điểm): Em có đồng ý với nội dung mà tác giả đề cập trong 2 dòng thơ “Khi ta ở, chi là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” không? Vì sao?
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài nghị luận trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Nhân vật trữ tình: tác giả (xưng con, anh, ta). |
1,0 điểm |
2 |
Hình ảnh nhân dân được mô tả cụ thể qua những con người: anh con - anh du kích, em con- em liên lạc, mế. |
1,0 điểm |
3 |
- Biện pháp tu từ: điệp từ “nhớ” - Tác dụng: + Tạo tạo nhịp điệu cho câu thơ, gợi liên tưởng, cảm xúc… + Nhấn mạnh nỗi nhớ tràn ngập, nhớ con người trong kháng chiến …, nhớ những vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. |
1,0 điểm |
4 |
Nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc có ý nghĩa rất lớn (quan trọng) trong lòng của nhân vật trữ tình: - Nỗi nhớ tình yêu - một nỗi nhớ da diết trào dâng - Nghĩ đến em khiến cho nỗi nhớ càng nhân lên, tình yêu của hai ta đẹp và hạnh phúc như “cánh kiến hoa vàng”, như xuấn đến chim rừng lông trở biếc” và tình yêu đó khiến cho mảnh đất lạ cũng hóa thành quê hương. |
1,0 điểm |
5 |
- Em có đồng ý với nội dung mà tác giả đề cập trong 2 dòng thơ “Khi ta ở, chi là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” - Vì: Khi con người có tình cảm, tình yêu sâu sắc với một vùng quê mình từng sống, từng gắn bó thì khi đi xa, nó sẽ trở thành một phần tâm hồn mình – “đất ở” thành “đất hóa tâm hồn” |
1,0 điểm |
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng. |
0,5 điểm |
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên hiện nay. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài - Giải thích: + Tận hiến: cố gắng lao động, làm việc, cống hiến hết mình, tạo ra của cải vật chất để giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. + Tận hưởng: hưởng thụ thành quả lao động, những giá trị tốt đẹp của mình tạo ra. - Bàn luận: + Ý nghĩa của tận hiến – tận hưởng: ++ Tận hiến: giúp cá nhân phát triển về trí tuệ, kĩ năng, phát huy giá trị và năng lực của bản thân; giúp tập thể phát triển, xã hội văn minh tiến bộ. ++ Tận hưởng: giúp bản thân có thêm nhiều trải nghiệm đẹp, giải tỏa căng thẳng, áp lực cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. ++ Tận hiến và tận hưởng đều vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng ta cần sống hết mình, lao động và làm việc để tạo ra thành tựu cho bản thân và góp phần phát triển đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần dành thời gian cho bản thân để rèn luyện sức khỏe, tận hưởng vẻ đẹp muôn màu để thấy cuộc sống này thật đáng sống. + Biểu hiện: qua những dẫn chứng cụ thể từ thực tế hoặc qua chính trải nghiệm của bản thân. + Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều: ++ Một số người sống chưa nỗ lực hết mình để cống hiến cho xã hội, xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. ++ Lại có nhiều người mải mê vùi mình trong công việc mà không biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống hay chỉ muốn hưởng thụ, sung sướng, không muốn lao động, cống hiến… - Phương hướng hành động - Bài học bản thân 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: quan điểm: vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên hiện nay. |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 điểm
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 12 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12