Top 100 Đề thi Văn 12 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Văn 12 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 12.
Đề thi Văn 12 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 Xem thử Đề thi CK1 Văn 12
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Ngữ văn 12 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Ngữ văn 12 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Văn 12 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: phút
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:
Về đồng
Mai về đồng Hội, đồng Hương
Mẹ ta đi gặt mờ sương chưa về
Tháng năm nắng bỏng bờ đê
Nhà ta rơm lúa bộn bề ngõ sân
Ngoài hiên vẫn rặng cúc tần
Gốc cau chum nước mấy lần chờ mưa
Mẹ ta về đã quá trưa
Bữa cơm thổi vội vẫn dưa cải ngồng
Cha ta vai gánh vai gồng
Còn thi với nắng trên đồng làng ta
Nửa đời phố thị đi xa
Ta về gặp lại quê nhà rưng rưng
Nhà quê mặn muối cay gừng
Một mai bỏ phố ngập ngừng....lối quê.
(Tập thơ Gửi lại quê nhà; Nguyễn Quỳnh Anh; NXB Văn Học, Trang 17-18)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu gì về hai câu thơ:
“Mẹ ta về đã quá trưa
Bữa cơm thổi vội vẫn dưa cải ngồng”
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu cảm xúc của tác giả qua hai câu thơ sau
“Nửa đời phố thị đi xa
Ta về gặp lại quê nhà rưng rưng”
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả qua hình ảnh “mặn muối cay gừng”?
Câu 5 (1,0 điểm): Anh/chị thích cuộc sống chốn thôn quê hay phố thị? Vì sao?
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ ấy của Tố Hữu.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: phút
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Bà nội đặt cái quẩy tấu đánh xoạch rồi ngồi phệt xuống bậu cửa. Con chó cộc đuôi gầy nhẳng len lét chui vào gầm cối xay ngô. Bố tôi ngật ngưỡng đi từ trong nhà ra, trên vai lắt lẻo chiếc túi chàm bạc phếch, giọng lè nhè. Từ giờ, tao đi sang Nậm Lay ở hẳn với cái Mua đây. Bà nội quắc mắt, quăng cái quẩy tấu về phía bố, chân đá tay khua. Những bắp ngô văng ra tận mép sân, vàng xuộm chơ vơ.
Trong nhà, mẹ vẫn ngồi lặng bên bếp lửa. Nồi cháo sôi ùng ục trên bếp. Loãng tuếch. Em Sính khóc nhéo nhẳng xé ngang tiếng gió lùa vào vách thưng trống hoác mà mẹ vẫn ngây đơ ra như cây gỗ mục. Tiếng bát vỡ chát chúa ngoài sân. Tiếng bố gầm gừ như con gấu. Tiếng giậm chân bành bạch của bà nội. Tôi ngồi nép bên cánh cửa gỗ xộc xệch, nhìn bà nội lật đật chạy theo bố ra tận cổng để đòi lại chiếc vòng bạc và đôi khuyên tai mà không được. Bóng bố khật khưỡng xiêu vẹo leo lên chiếc xe máy đỏ nhảy cồ cồ trên con đường mòn men vách đá. Ráng chiều nhòe nhoẹt, màn sương trùm nhanh xuống thung như một bức màn xám khổng lồ.
Mẹ người dưới xuôi, học xong cấp ba tấp tểnh theo chúng bạn đi buôn hàng điện tử ở biên giới, suýt bị lừa bán sang Trung Quốc, may được bố cứu thoát. Trước khi đồng ý cho mẹ lấy bố, ông ngoại và cậu Vinh cũng lặn lội lên tận đây thăm nhà bà nội. Đó là một căn nhà gỗ bề thế ở trung tâm xã. Ông nội cũng là người dưới xuôi lên đây làm sơn tràng nhưng mất trong một trận lũ quét dữ dội từ khi bố mới lên bảy. Mấy năm sau, bà nội lấy người đàn ông góa vợ ở bản Ót và mang bố theo. Ngôi nhà gỗ đóng cửa im ỉm. Ai đi qua cũng bảo đúng là nhà của đàn bà góa.
Bố mẹ cưới nhau, căn nhà gỗ ấm hơi người trở lại. Ngày chợ phiên, bà đi từ bản Ót xuống chợ, lúc thì bán mấy con gà đen, khi thì bó măng khô, bọc chẩm chéo hay bất cứ thứ gì ông trẻ và chú Vừ kiếm được. Thi thoảng bà ghé qua nhà săm soi cách ăn ở thu vén của mẹ, thở dài thườn thượt khi thấy cái bụng con dâu vẫn phẳng lì như con cá đét. Bố mẹ lấy nhau gần sáu năm mới sinh được tôi sau bao nhiêu lần thăm khám, lấy thuốc. Ai đến nhà tôi chơi cũng bảo mẹ đẹp nhưng không hợp vía thần núi nên chỉ sinh rặt con gái. Bố theo đám phu vàng sang bên Sài Luốc, Sả Hồ, chưa kiếm được hạt vàng cám nào để làm của hồi môn cho hai đứa con gái thì sa vào cờ bạc, mê không dứt ra được, cứ ăn dầm ở dề nhà người đàn bà góa dưới Nậm Lay, năm thì mười họa mới trở về, lúc đi lại lục lọi mang theo vài thứ đáng giá như cái nồi đồng, chiếc điếu bạc, có khi còn lấy đôi khuyên tai bạc của mẹ hay lén lút tháo cả cái vòng ở cổ em Sính. Rồi căn nhà gỗ cũng bị người ta xiết nợ. Bà nội đưa mấy mẹ con tôi lên ở trong ngôi nhà nhỏ tẹo bám hờ vách núi, cách chợ phiên mấy chặng đường núi gập ghềnh…
Sau cái chiều đổ vỡ ấy, mẹ đem hai chị em tôi về xuôi. Chúng tôi đi như chạy trốn giữa màn sương dày đặc. Mẹ bước thoăn thoắt xuống dốc như xắn vạt sương thành từng miếng. Trên lưng mẹ, em Sính vẫn ngủ say sưa, cái mũ len đỏ lúc lắc. Tôi mắt nhắm mắt mở sấp ngửa chạy theo. Sương vừa tan thì mấy mẹ con xuống được đến đường lớn. Mẹ vẫy vẫy chiếc xe tải chở gỗ, một cái đầu trọc lốc thò ra buông mấy lời chọc ghẹo và tiếng cười khùng khục, chiếc xe lướt qua nhả lại một luồng khói xám xịt. Đợi mãi mới có một chiếc xe của mấy chú áo xanh cho đi nhờ. Mẹ nói với họ là đưa chị em tôi xuống thị trấn khám bệnh. Có một chú đưa cho mẹ mấy tờ tiền, mẹ cúi đầu lí nhí cảm ơn còn tôi cứ nhìn chăm chăm vào ngôi sao trên vai áo các chú. […]
(Trích Đường đến chân trời, Tạ Thanh Hải, http://vannghequandoi.com.vn, Thứ hai, ngày 18/12/2023)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định người kể chuyện trong đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra biệp pháp tu từ trong câu văn sau: Thi thoảng bà ghé qua nhà săm soi cách ăn ở thu vén của mẹ, thở dài thườn thượt khi thấy cái bụng con dâu vẫn phẳng lì như con cá đét.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra những điểm nhìn trong câu chuyện và nêu tác dụng của việc thay đổi điểm nhìn ấy trong truyện.
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về một phẩm chất của nhân vật người mẹ được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 5 (1,0 điểm): Nêu thông điệp có ý nghĩa với anh/chị qua đoạn trích và lí giải.
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
“Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn.”
(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017, tr.68)
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ).
Tham khảo đề thi Ngữ văn 12 các bộ sách có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12