Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1 (1 điểm):

Cho biết hai văn bản và tác giả thuộc chủ đề văn nghị luận đã được được học trong chương trình Ngữ Văn 7 học kỳ II

Câu 2 (2,0 điểm):

So sánh 2 câu tục ngữ sau: 

- Không thầy đố mày làm nên 

- Học thầy không tày học bạn

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mẫu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm) 

          Nêu đặc điểm của trạng ngữ

Câu 4 (5 điểm) 

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Bạn hiểu theo cách đơn giản là những người mà ta quen biết. Thế nhưng, không phải bất cứ người quen nào cũng được coi là bạn. Bạn là người chia sẻ với ta những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Là người đồng cảm và đồng hành cùng ta trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời hoặc thậm chí là suốt cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi nhau là bạn thân, bạn tri kỷ".

a) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?

b) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

c) Tìm trong đoạn văn trên một câu rút gọn, chỉ rõ thành phần được lược bỏ và nêu tác dụng của việc rút gọn câu văn đó.

d. Xác định cụm chủ-vị để mở rộng câu và cho biết cụm chủ-vị đó mở rộng thành phần nào trong câu văn sau:

Bạn hiểu theo cách đơn giản là những người mà ta quen biết.

e. Viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong cuộc sống.

Câu 2 (6,0 điểm).

Em hãy làm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

          Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng mộtlòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trật chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh )

Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên? Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học có cùng phương thức biểu đạt với văn bản em vừa xác định?

Câu 3: (1,5 điểm). Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: ( 5,5 điểm). “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...nơi nồng nàn yêu nước”. Dựa vào những tác phẩm đã đọc và hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi).

Câu 5: (1 điểm). Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để “xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

      Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng. 

(…)

Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”

(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn: www. vietgiaitri.com, 4/6/2015)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm)

Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”?  (0,75 điểm)

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. (1,5 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)

Câu 2 (5,0 điểm): Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

- Nhất nước, nhì phân, tam cân, tứ giống.

- Tấc đất, tấc vàng.

- Tôm đi chạng vạng , cá đi rạng đông.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối 

(Ngữ văn 7 – tập 1, trang 3-5)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu 5: Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu.

PHẦN II. TẠP LẬP VĂN BẢN (4 điểm)

ĐỀ BÀI: Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người ? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày bằng một văn bản ngắn khoảng 15 – 20 câu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Phần I: Văn – Tiếng Việt (6 điểm)

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. 

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai? 

b. Giải nghĩa từ “cốt yếu”

c. Cho câu: Các tác phẩm văn chương luôn đem lại ý nghĩa sâu sắc.

Em hãy mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ cho phù hợp và nêu rõ trạng ngữ đó đã bổ sung ý nghĩa gì cho câu.

d. Qua một số bài thơ đã học trong chương trình lớp 7, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu, chứng minh cho ý kiến: Văn chương đã luyện những tình cảm ta sẵn có. Trong đoạn văn có dùng trạng ngữ (gạch chân, chú thích).

Phần II: Làm Văn (4 điểm)

Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu giải thích: Vì sao chúng ta cần phải chăm chỉ học tập.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay và Bác đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại ý chỉ chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản 

Câu 2: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động “Bác đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại ý chỉ chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ 

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống xung quanh ta.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT (4 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm)

Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc văn bản nghị luận mà em đã được học?

Câu 2 (2 điểm)

Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách?

a. Tôi mượn quyển sách ấy ở thư viện

b. Bà đã dọn cơm xong rồi.

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6 ĐIỂM)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

        “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

       “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).

ĐỀ BÀI: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Câu 1:(4.0 điểm)

Cho đoạn văn:

         "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ)

c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có dùng cụm C-V để mở rộng câu. ( Gạch chân cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2đ)

Câu 2: (1.0 điểm)  Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (5.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động?

b) Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành hai câu bị động tương ứng theo hai cách đã học?

Một hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.

Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...

                                            (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?

Câu 3(5,0 điểm).

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

Phần I:(4.0 điểm)

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”     

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ)

c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có dùng cụm C-V để mở rộng câu. ( Gạch chân cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2đ)

Phần II: (6.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

Câu 1:(2.0 điểm)

Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt:

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

Câu 2:(2.0 điểm)

Cho đoạn văn:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.

Câu 3: (6.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

Câu 1 (3đ). Nêu ý nghĩa của các các câu tục ngữ sau:

a. Tấc đất tấc vàng.

b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

Câu 2 (7đ).

Cho đoạn trích sau: “Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

b. Giải thích “văn chương” là gì?

c. Tìm hai câu tục ngữ hoặc ca dao nói về “lòng yêu thương”

d. Cũng trong văn bản trên, tác giả có viết văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Coi đây là câu chủ đề để viết đoạn văn khoảng 10 câu, trong đoạn sử dụng trạng ngữ và câu bị động. (Gạch chân và chú thích).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

Câu 1: (2 điểm)

   Cho đoạn văn: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu trong rương, trong hòm... Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được trưng bày”.

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

2. Đoạn văn có mấy câu rút gọn, đó là những câu nào? Tìm câu có phép tu từ so sánh? 

Câu 2: (2 điểm)

So sánh 2 câu tục ngữ sau:

-  Không thầy đố mày làm nên.

-  Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3: (6 điểm)

  Có người nói “khi còn trẻ nếu không chịu khó học tập, lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Em hãy chứng minh.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên