Trắc nghiệm Địa Lí 12 Cánh diều Bài 21 (có đáp án): Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa 12.
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Cánh diều Bài 21 (có đáp án): Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Câu 1. Bắc Trung Bộ giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Cam-pu-chia.
C. Mi-an-ma.
D. Trung Quốc.
Câu 2. Dạng địa hình chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là
A. đồi núi.
B. đồng bằng.
C. trung du.
D. cao nguyên.
Câu 3. Khu vực phía tây phù hợp với phát triển
A. các loại cây lâm nghiệp, nuôi gia cầm.
B. các loại cây lương thực và nghề rừng.
C. các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.
D. cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
Câu 4. Hai tỉnh có diện tích gieo trồng và sản lượng lúa lớn nhất là
A. Thanh Hóa và Nghệ An.
B. Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
C. Quảng Trị, Thanh Hóa.
D. Nghệ An và Quảng Bình.
Câu 5. Cây cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Quảng Bình, Hà Tĩnh.
B. Quảng Trị, Quảng Bình.
C. Nghệ An, Quảng Trị.
D. Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Câu 6. Cây cao su và hồ tiêu được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nghệ An, Quảng Trị.
B. Quảng Bình, Hà Tĩnh.
C. Quảng Trị, Quảng Bình.
D. Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Câu 7. Bò sữa được nuôi nhiều ở tỉnh nào sau đây của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Quảng Trị.
B. Nghệ An.
C. Quảng Bình.
D. Thanh Hóa.
Câu 8. Tỉnh nào sau đây của vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất?
A. Quảng Trị.
B. Quảng Bình.
C. Nghệ An.
D. Thanh Hóa.
Câu 9. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở các tỉnh nào sau đây của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Quảng Trị, Thanh Hóa.
B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
D. Nghệ An, Quảng Bình.
Câu 10. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Ninh Bình.
B. Thanh Hóa.
C. Hà Tĩnh.
D. Quảng Trị.
Câu 11. Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
Câu 12. Rừng ở Bắc Trung Bộ không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
B. Hạn chế xâm ngập mặn, triều cường từ biển vào đất liền.
C. Góp phần quan trọng chắn gió, bão và cát bay ven biển.
D. Bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
Câu 13. Dãy núi nào sau đây góp phần tạo nên sự phân hóa đông - tây của khí hậu ở Bắc Trung Bộ?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Bạch Mã.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Hoành Sơn.
Câu 14. Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa nước.
B. Chống lũ quét.
C. Chắn gió, bão.
D. Hạn chế lũ lụt.
Câu 15. Tỉnh nào sau đây ở nước ta thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Hà Tĩnh.
B. Ninh Bình.
C. Nam Định.
D. Quảng Nam.
Câu 16. Các bãi biển của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Thiên Cầm.
B. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô.
C. Sầm Sơn, Lăng Cô, Cửa Lò, Thiên Cầm.
D. Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô, Thiên Cầm.
Câu 17. Dải đồng bằng ven biển chủ yếu là dất
A. cát pha.
B. phù sa.
C. mùn thô.
D. ba-dan.
Câu 18. Ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi phía Tây.
B. Vùng đồi trước núi.
C. Vùng ven biển, đảo.
D. Vùng hạ lưu sông.
Câu 19. Ở Bắc Trung Bộ, các cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều vùng đất cát ven biển là
A. lạc, mía.
B. mía, cói.
C. lạc, đay.
D. cói, tiêu.
Câu 20. Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Đã bị suy yếu nhiều, không còn ảnh hưởng tới vùng.
B. Còn hoạt động mạnh, làm mùa đông ở đây khá lạnh.
C. Chỉ ảnh hưởng đến ven biển và mùa đông khá ấm áp.
D. Hoạt động rất mạnh và khí hậu có mùa đông kéo dài.
Câu 21. Di sản thế giới nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Cố đô Huế.
B. Phong Nha - Kẻ Bàng.
C. Thành nhà Hồ.
D. Di tích Mỹ Sơn.
Câu 22. Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ?
A. Sắt.
B. Crôm.
C. Bôxit.
D. Dầu mỏ.
Câu 23. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có các thế mạnh nào sau đây?
A. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc.
C. Trồng cây công nghiệp hàng năm, phát triển gia cầm.
D. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lương thực, hoa màu.
Câu 24. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ không phải là
A. bảo vệ tài nguyên đất.
B. hạn chế tác hại của lũ.
C. nuôi trồng thủy sản.
D. cung cấp nguyên liệu.
Câu 25. Tiềm năng khoáng sản của Bắc Trung Bộ đứng sau vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 26. Ý nghĩa nào sau đây không phải của đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ?
A. Thúc đẩy kinh tế phía tây phát triển.
B. Hình thành mạng lưới đô thị mới.
C. Tạo động lực phát triển dải ven biển.
D. Góp phần phân bố lại lao động.
Câu 27. Để hạn chế tác động của cồn cát đến sản xuất nông nghiệp thì giải pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Trồng rừng ở vùng núi.
B. Trồng rừng ven biển.
C. Phát triển cây chịu hạn.
D. Phát triển chuyên canh.
Câu 28. Vấn đề cần chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là
A. đẩy mạnh đánh bắt gần bờ, hạn chế đánh bắt ở xa bờ.
B. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
C. hạn chế việc đánh bắt để bảo vệ môi trường ven biển.
D. ngừng khai thác ở ven bờ, chú trọng đánh bắt xa bờ.
Câu 29. Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ do
A. tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa.
B. giải quyết nhiều việc làm cho dân cư.
C. thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn.
D. khai thác, sử dụng hợp lí thế mạnh.
Câu 30. Việc làm đường hầm ô tô Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần
A. tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc - Nam.
B. làm tăng khả năng vận chuyển tuyến Đông - Tây.
C. mở rộng giao thương với nước bạn Cam-pu-chia.
D. rút ngắn khoảng cách từ đất liền ra biển, các đảo.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều