Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết và trình bày báo cáo về mối quan hệ
Giải Địa 12 Bài 33: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 147 Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết và trình bày báo cáo về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ.
Gợi ý nội dung báo cáo:
- Phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ (tác động tích cực, tác động tiêu cực).
- Bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ.
- Giải pháp bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ.
II. CHUẨN BỊ
- Thu thập tư liệu từ internet, sách, tạp chí, hình ảnh,… về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ.
- Xây dựng đề cương báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (giải quyết những vấn đề đặt ra trong phần mở đầu với các dữ liệu cụ thể, hình ảnh, số liệu, bảng biểu,…) và phần kết luận.
III. GỢI Ý MỘT SỐ THÔNG TIN THAM KHẢO
- Thu thập tài liệu có liên quan về phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ từ các website: https://monre.gov.vn/ ; https://moitruongvaxahoi.vn/
- Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
- Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 13 tháng 4 năm 2022 về Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Các nguồn tài liệu đã xuất bản, tranh ảnh,… có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ.
Lời giải:
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường:
+ Việc phát triển Đông Nam Bộ phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại dựa vào khoa học, công nghệ, chuyển đổi số,… đã tác động tích cực đến môi trường, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường.
+ Phát triển kinh tế theo hướng bền vững sẽ tác động tích cực và góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Kinh tế phát triển tạo nguồn đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện các dự án bảo vệ, cải tạo môi trường.
+ Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhiều áp lực, thách thức đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững như: sự phát triển công nghiệp tập trung dẫn đến gia tăng trình độ ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, biển; phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm cũng tác động xấu tới môi trường đất, nước,…
- Bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ.
+ Bảo vệ môi trường giúp các hoạt động kinh tế, đặc biệt các ngành công nghiệp, dịch vụ duy trì hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Tạo ra môi trường trong lành cho các hoạt động xã hội, nhất là trong các đô thị lớn của vùng như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa,…
+ Giải quyết các vấn đề về quá tải hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm ở các đô thị lớn sẽ giúp các hoạt động kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng cao,…
+ Bảo vệ môi trường biển, triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng.
+ Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên của vùng Đông Nam Bộ đã góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, môi trường sống xanh cho cộng đồng dân cư toàn vùng.
- Giải pháp bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ:
+ Phải đảm bảo kết nối phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường giữa các tỉnh, thành phố trong vùng. các quy hoạch tỉnh cần xác định rõ các mục tiêu về bảo vệ môi trường như bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng; phân loại chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải; xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung, nước thải công nghiệp; quản lý chất lượng môi trường không khí; bảo đảm môi trường sinh thái trong đô thị, khu dân cư tập trung; lồng ghép kinh tế tuần hoàn trong quy hoạch; xác định rõ cơ chế phối hợp, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến vùng và các tỉnh lân cận.
+ Tập trung phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế cac-bon thấp, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững: chuyển đổi nhanh sang mô hình kinh tế tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hướng tới đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thực hiện đô thị hóa bền vững, phát triển đô thị gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; chú trọng phát triển không gian xanh, công trình xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu.
+ Chủ động kiểm soát các nguồn thải lớn, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; ngăn chặn các tác động xấu đối với môi trường thông qua mô hình tổ giám sát đối với dự án, cơ sở sản xuất lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao; thiết lập các cơ chế kiểm soát liên ngành, liên vùng, ngăn chặn các hoạt động phát thải gây hại đến môi trường trong vùng và liên vùng; đặc biệt chú trọng đến các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; phân luồng các dự án đầu tư mới theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư để kiểm soát trong suốt vòng đời hoạt động; kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua giấy phép môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
+ Tăng cường huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường.
+ Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân.
Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 33: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ hay khác:
Địa Lí 12 Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Địa Lí 12 Bài 35: Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Địa Lí 12 Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST